1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm bệnh nhân
Theo Luật Khám, chữa bệnh Việt Nam (2009), người bệnh ( ở một số tài liệu còn gọi là bệnh nhân) là người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh [1].[21]. Trong phạm vi đề tài chúng tôi dung cả hai khái niệm bệnh nhân và người bệnh.
Bệnh nhân là những người gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần và cần được điều trị bởi bác sỹ, y tá, nhà tâm lý học, nha sỹ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Khái niệm bệnh nhân nội trú
Khoản 1 Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã chỉ rõ các trường hợp phải điều trị nội trú như sau:
- Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Có giấy chuyển đến cơ quan, cơ sở khám bệnh từ cơ sở khám chữa bệnh khác
Trong đó, các trường hợp phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh được liệt kê tại khoản 5 Điều này bao gồm:
- Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Theo yêu cầu của bệnh nhân.[1].[21]
Nếu bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp điều trị nội trú, cơ sở KCB phải có trách nhiệm nhận bệnh nhân vào cơ sở mình và hướng dẫn họ đến khoa sẽ điều trị nội trú.
Như vậy, có thể hiểu, bệnh nhân điều trị nội trú là bệnh nhân phải tiến hành nhập viện để thực hiện điều trị khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ hoặc có giấy chuyển tuyến từ cơ sở KCB khác.
Châm cứu là một cách chữa bệnh có từ lâu đời, thường được thực hiện bởi các thầy thuốc Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Châu Á, sử dụng những cây kim rất nhỏ để châm vào những huyệt đạo trên cơ thể. Châm cứu thường được dùng để giảm đau nhưng cũng có thể dùng để chữa bệnh. Châm cứu về bản chất là hiện tượng giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo nằm trên 14 đường kinh mạch của cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng, các đầu kim làm cơ thể giải phóng hooc-môn endorphin - một loại hooc-môn được coi như thuốc giảm đau tự nhiên và có thể làm tăng lưu lượng máu, thay đổi hoạt động của não bộ, do vậy thường có tác dụng giảm đau.
Các cây kim dùng để châm cứu thường rất mảnh nên mọi người thường không cảm thấy đau hoặc đau rất ít. Họ thường cảm thấy tràn đầy năng lượng và thoải mái sau khi được châm cứu. Bởi vì châm cứu thường ít có tác dụng không mong muốn nên được coi là phương pháp tiềm năng để thay thế cho thuốc giảm đau hoặc điều trị steroid. Châm cứu cũng được coi như một giải pháp hỗ trợ cho những điều trị khác.
Bệnh nhân châm cứu là những bệnh nhân sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế, điều trị, phục hồi chức năng về châm cứu để điều trị hoặc làm giảm tác động của bệnh tới cơ thể tại bệnh viện Châm cứu Trung ương.
1.1.2. Phân loại bệnh nhân châm cứu
Dựa trên cơ sở các nhóm bệnh mà luận văn chia bệnh nhân châm cứu thành những nhóm bệnh sau:
Nhóm thần kinh: Là những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về thần
kinh như: đau đầu, mất ngủ; hội chứng tiền đình; thiểu năng toàn hoàn não; stress; bại liệt; đột quỵ, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên (liệt mặt); đau thần kinh liên sườn; hỗ trợ cai nghiện rượu, bia, ma túy và các chất hướng thần; mất ngủ; rối loạn lo âu; trầm cảm, rối loạn vận động (nói khó, nói lắp, chậm nói,…); rối loạn nuốt; rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện khó hoặc không tự chủ); điều trị tự kỷ ở trẻ em; chậm nói ở trẻ em, bại não trẻ em, di chứng viêm não;…
Nhóm cơ xương khớp: Là các bệnh nhân mắc các chứng bệnh về xương,
khớp như: đau vai gáy; viêm quanh khớp vai; tê mỏi tay, chân; đau lưng; đau do thoái hóa cột sống; đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - cột song thắt lưng…
Nhóm vận động: Là các bệnh nhân mắc các chứng bệnh như: liệt nửa người; liệt tứ chi; chấn thương cột sống; …..
1.1.3. Ảnh hưởng nhóm bệnh đến đời sống của bệnh nhân Nhóm các bệnh về thần kinh
Đau đầu, mất ngủ: Trước đây, mất ngủ ở những người cao tuổi hay do
một số bệnh lý gây ra. Nhưng ngày nay, dưới tác động của nhịp sống công nghiệp, lối sống hiện đại, đau đầu và mất ngủ đã trở thành căn bệnh chung của rất nhiều người và thường song hành cùng nhau. Khi mất ngủ kéo dài, não tăng tiêu thụ oxy và năng lượng, càng thúc đẩy cơ thể sản sinh vô số gốc tự do. Y học hiện đại đã chứng minh, gốc tự do chính là “thủ phạm” gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể như thoái hóa thần kinh, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể, suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh lý tim mạch, đột quỵ…
Hội chứng tiền đình: là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin
của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến bệnh nhân rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của bệnh nhân.
Thiểu năng tuần hoàn máu não: Là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên
não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng tới cầu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não. Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây các triệu chứng khó chịu đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não .
Trẻ bại liệt: là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường
tiêu hóa do virus Polio gây nên, thường từ phân – miệng, có thể lây lan thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Từ sốt, buồn nôn, táo bón,… bệnh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, khó thở,… liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong..
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên: là tình trạng bệnh nhân bị mất vận
động một phần hoặc hoàn toàn các cơ của cơ của nửa mặt. Liệt dây thần kinh số VII gây cho bệnh nhân bị mất vị giác, khó nói chuyện bình thường hoặc
khó ăn uống, nhân trung bị lệch sang bên bị liệt, mắt nhắm không kín hay mở lớn ngay cả khi ngủ,…
Đau thần kinh liên sườn: xuất phát từ đoạn tủy ngực (lưng), đốt sống
D1 – D2. Sau tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch (động mạch và tĩnh mạch) nằm ngay bờ dưới của mỗi xương sườn. Đau thần kinh liên sườn chia làm 3 loại: đau thần kinh liên sườn nguyên phát, đau thần kinh liên sườn tiên phát và đau thần kinh liên sườn thứ phát. Đau dây thần kinh liên sườn gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sinh hoạt và năng suất công việc như: Các cơn đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, đau rát, khó chịu, mất ngủ, suy giảm tinh thần, trí tuệ, trầm cảm, giảm sức đề kháng.
Đau thần kinh tọa: là đau dây thần kinh hông to. Đây là một trong số
các bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh. Bệnh được biểu hiện với những cơn đau nhức âm ỉ tại khu vực thắt lưng. Dần dần, các cơn đau lan rộng xuống các chi dưới và gây cản trở tới quá trình đi lại và vận động của con người. Khi bị đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. Ngoài ra, các chi dưới còn mất đi cảm giác và rất dễ bị tê liệt.
Tính tự kỷ ở trẻ em: Tự kỷ là tên gọi một hội chứng khi trẻ bị khiếm
khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. Tự kỷ khiến trẻ rất khó hoặc không thể hòa nhập được vào xã hội và cộng đồng xung quanh mình, giảm khả năng giao tiếp, rất ngại khi phải tiếp xúc với người khác, trẻ trở nên thụ động, thu mình lại, dễ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bại não: Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý gây nên
bởi tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian, gây nên bởi các nguyên nhân trước sinh, trong và sau sinh cho đến dưới 5 tuổi. Bại não gây ra tình trạng đa khuyết tật về vận động, tinh thần, giác quan và hành vi... để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nhóm các bệnh cơ xương khớp
Đau vai gáy: là hội chứng rối loạn cơ xương ở vùng cổ - vai - gáy gây
nên các cơn cơ cứng, đau ở vùng cổ vai gáy khiến bệnh nhân hạn chế trong vận động xoay cổ hay quay đầu. Những cơn đau vai gáy kéo theo các vấn đề
khác như ù tai, chóng mặt, tê các dây thần kinh qua cổ gáy… gây ảnh hưởng đến cuộc sống, làm việc hằng ngày.
Viêm quanh khớp vai: là thuật ngữ dùng chung cho bệnh lý của các cấu
trúc phần mềm cạnh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và mạng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… Tổn thương hay gặp nhất là gân cơ trên gai và bó dài gân nhị đầu cánh tay. Viêm khớp quanh vai nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng đau dai dẳng, hạn chế vận động ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Theo thời gian, viêm quanh khớp vai có thể gây tàn phế hoặc liệt bàn tay rất nguy hiểm.
Tê mỏi tay, chân: là triệu chứng rất hay gặp và thường xuất hiện vào
thời điểm cuối ngày , ban đêm hay buổi sáng sau khi thức đậy. Chân tay tê mỏi khiến cho người mắc bệnh luôn cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, gây hạn chế vận động.
Đau lưng: Người bị đau lưng thường gặp khó khăn trong hầu hết các
chuyển động, bị giới hạn thực hiện những công việc tay chân. Những cơn đau thắt lưng vào ban đêm thường gây khó ngủ, về lâu dài sẽ dẫn đến mất tập trung, trí nhớ kém. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cho thấy, những người bị đau lưng mạn tính thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường. Họ thường cảm thấy chán nản, vô vọng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, cân nặng không ổn định, mất niềm vui hứng thú trong cuộc sống.
Đau do thoái hóa cột sống: Thoái hóa đốt sống là tình trạng viêm nhiễm
tại đốt sống, đặc trưng với sự biến đổi hình thái của đĩa đệm, thân đốt và mỏn gai sau. Lúc này vùng xương cột sống mất dần cấu trúc và chức năng bình thường, gây ra đau nhức cho bệnh nhân. Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng – hai vị trí tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Thoái hóa đốt sống không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của họ, gây biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn cảm giác tứ chi, gây đau tim đột ngột, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật khu cổ, bại liệt một hay hai tay. Trong trường hợp bị thoái hóa cột sống nặng hơn bệnh nhân có thể đại tiểu tiện không tự chủ, biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm, gù vẹo cột sống, teo cơ, bại liệt, mất khả năng vận động tự chủ.
Thoát vị đĩa đệm:là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng, sau bên... Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh lý cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không điều trị kịp thời. Nhẹ thì tê bì tay chân, đau nhức, ê buốt tay chân, ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc... nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay chân, bại liệt và tàn phế vĩnh viễn.
Nhóm các bệnh vận động
Liệt nửa người: là tình trạng suy yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể.
Tình trạng này có thể là liệt nửa người bên phải hoặc liệt nửa người bên trái, phụ thuộc vào bên bị ảnh hưởng. Nhìn chung, vùng não tổn thương khi đột quỵ sẽ quyết định phần nào của cơ thể bị liệt. Tổn thương não trái sẽ gây ra liệt nửa người phải và ngược lại. Người mắc tình trạng này vẫn có thể cử động được bên liệt nhưng sẽ yếu hơn hoặc không thể cử động trong một số trường hợp. Liệt nửa người gây mất cân bằng, khó nói, khó đi, khó nuốt, mất cảm giác ở một nửa cơ thể, yếu cơ, khó vận động,… gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.
Liệt tứ chi: là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn
thương, sẽ mất khả năng cảm giác và vận động. Liệt tứ chi bao gồm liệt cánh tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu. Liệt tứ chi gây mất kiểm soát các hoạt động của ruột và bàng quang; khó tiêu; khó thở; tê và giảm cảm giác; yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay và chân; không có khả năng cử động và cảm giác ở khu vực bị tổn thương,… ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và vận động.
Chấn thương cột sống: Chấn thương cột sống là kết quả của chấn
thương trực tiếp vào dây thần kinh hoặc một thiệt hại gián tiếp đến xương, mô mềm và các mạch máu quanh tủy sống.Hậu quả của chấn thương tủy sống là mất chức năng, chẳng hạn như di chuyển hoặc cảm xúc. Chấn thương cột sống là một loại chấn thương vật lý cực kì nghiêm trọng có thể có tác động lâu dài trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.
1.1.4. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của bệnh nhân châm cứu
* Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân
Khi bị bệnh, tâm lý bệnh nhân cũng bị thay đổi. Điều dễ dàng nhận thấy rằng một khi bị bệnh thì bản thân bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này được diễn ra trên các cấp độ khác nhau.
Ở cấp độ cơ thể: Một khi có bộ phận hay cơ quan nào đó bị bệnh thì
hoạt động chung của hệ thống đó cũng bị thay đổi. Đến lượt mình, hệ thần kinh cũng phải có sự điều chỉnh trong hoạt động của nó do ảnh hưởng của hệ thống bị bệnh. Sự điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh chính là cơ sở dẫn đến sự thay đổi tâm lý của bệnh nhân. Ví dụ: trong trạng thái mệt mỏi, hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn đối với các kích thích từ bên ngoài. Tiếng người nói bình thường như mọi khi đã làm cho bệnh nhân cảm thấy to hơn, khó chịu hơn.
Ở cấp độ tâm lý: Khi bị bệnh, tâm lý của bệnh nhân có các thay đổi nhất