Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG đối với BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG (Trang 57 - 79)

2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân

Bệnh nhân khi đến điều trị nội trú, phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương là những người trực tiếp nhận được tiếp cận, sử dụng các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện. Hơn ai hết, họ chính là người hiểu rõ nhất về các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện, chất lượng cũng như khả năng tiếp cận các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đó là như thế nào. Chính vì vậy, đánh giá của họ về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại bệnh viện là khách quan và chính xác nhất. Để tìm hiểu đánh giá của bệnh nhân, nghiên cứu đưa ra câu hỏi “Xin Ông/ Bà cho biết đánh giá chung của mình về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện?”. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2. 2: Đánh giá của người bệnh về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng STT Đánh giá Số lượng (N) Tỉ lệ (%) 1 Rất tốt 108 90,0 2 Tương đối tốt 12 10,0 3 Bình thường 0 0,0 4 Chưa tốt 0 0,0

Kết quả khảo sát cho thấy người bệnh đánh giá rất tốt về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại bệnh viện cho thấy, gần như tuyệt đại đa số người được phỏng vấn đều đánh giá hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng ở mức tương đối tốt và rất tốt, trong đó mức rất tốt chiếm tỉ lệ rất cao (90.0% tổng số người tham gia trả lời). Kết quả nghiên cứu này cũng dễ dàng có thể giải thích được bởi sau 5 năm thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020, Bộ Y tế xây dựng Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013- 2020 nhằm nâng cao năng lực về khám bệnh, vệ tinh, thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao tại các bệnh viện vệ tinh. Bệnh viện Châm cứu Trung ương đa và đang cải thiện cơ sở vật chất để phục

vụ bệnh nhân tốt hơn. Cụ thể, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã xây mới tòa nhà 9 tầng, mở rộng thêm các điều trị, các phòng khám để phục vụ người dân đến khám chữa bệnh và điều trị nội trú. Các hoạt động phục hồi chức năng về các lĩnh vực cụ thể sẽ được phân tích ở những phần dưới đây.

2.2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ chăm sóc y tế đối với bệnh nhân tại bệnh viện

2.2.2.1. Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế của bệnh nhân tại bệnh viện

Tìm hiểu khả năng tiếp cận thông tin của các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến phục hồi chức năng tại bệnh viện, chúng tôi đặt câu hỏi:

Xin Ông/Bà cho biết mức độ nắm bắt các thông tin dưới đây khi Ông/bà

(bệnh nhân) đến phục hồi chức năng tại Bệnh viện?”. Kết quả được thể hiện ở

bảng dưới đây.

Bảng 2. 3: Mức độ nắm bắt thông tin của khách thể

Thứ tự Các thông tin Mức độ nắm bắt thông tin Số lượng (N) Tỉ lệ (%) ĐTB ĐLC 1 Tình trạng sức khỏe Biết nhiều 120 100 1 0 Biết ít 0 0 Không biết 0 0 2 Các dịch vụ y tế hiện có phù hợp Biết nhiều 120 100 1 0 Biết ít 0 0 Không biết 0 0 3 Chi phí khám, chữa bệnh Biết nhiều 113 94,2 1,08 0,37 Biết ít 4 3,3 Không biết 3 2,5 4 Phác đồ điều trị Biết nhiều 116 96,7 1,03 0,18 Biết ít 4 3,3 Không biết 0 0 5 Di chứng có thể xảy ra Biết nhiều 120 100 1 0 Biết ít 0 0 Không biết 0 0 6 Các chính sách, quyền lợi được hưởng Biết nhiều 120 100 1 0 Biết ít 0 0 Không biết 0 0 7 Chế độ dinh dưỡng Biết nhiều 120 100 1 0 Biết ít 0 0 Không biết 0 0 8 Các thủ tục khám, chữa bệnh Biết nhiều 120 100 1 0 Biết ít 0 0 Không biết 0 0

9 Các thiết bị hỗ trợ Biết nhiều 120 100 1 0

Không biết 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy, các thông tin về tình trạng sức khỏe người bệnh; các dịch vụ y tế hiện có phù hợp; di chứng có thể xảy ra; các chính sách, quyền lợi được hưởng; chế độ dinh dưỡng, các thủ tục khám, chữa bệnh và các thiết bị hỗ trợ đểu được các bệnh nhân nắm được nhiều và biết rất rõ (biết nhiều 100%). Chỉ có một số ít bệnh nhân là chưa nắm rõ hoặc không biết chi phí điều trị và phác đồ điều trị (chỉ có khoảng 3,3 % số người được hỏi biết ít thông tin về phác đồ điều trị cho bệnh nhân và chi phí khám chữa bệnh; và 2,5% không biết về chi phí khám, chữa bệnh) . Điều này là dễ hiểu khi những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến viện đều được các nhân viên, y bác sĩ tiếp đón, hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiệt tình từ những khâu đầu tiên trong quá trình tiếp đón.

Với nhiệm vụ là hỗ trợ các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng tại bệnh viện. Cùng với các y bác sĩ, điều dưỡng, các nhân viên phòng CTXH hỗ trợ người bệnh thực hiện các thủ tục khám chữa bệnh, cung cấp thông tin cho các bệnh nhân về các gói khám bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng. Không chỉ vậy, bệnh nhân còn được hỗ trợ về các chính sách, quyền lợi được hưởng như các chính sách về bảo hiểm y tế, các chính sách trợ giúp của nhà nước. Các y bác sĩ tại khoa Khám bệnh và các khoa điều trị sẽ cung cấp các thông tin, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tình trạng sức khỏe, các dịch vụ y tế phác đồ điều trị nhằm, chi phí khám chữa bệnh, chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi phỏng vấn một người nhà bệnh nhân về thông tin tin dịch vụ chăm sóc y tế được cung cấp tại bệnh viện và nhận được câu trả lời: “Các nhân viên, bác sĩ của bệnh viện mình nhiệt tình lắm. Hôm đưa chú nhà cô đi khám, cô vẫn còn lơ ngơ không biết gì. Hỏi anh bảo vệ thì được anh chỉ vào chỗ khám. Bước vào đã có một bạn nhân viên ra chào hỏi thân thiện, hỏi han và hỗ trợ cô. Bạn này chỉ cho cô làm những thủ tục gì, cần những giấy tờ gì, đăng ký khám ở đâu, đóng tiền chỗ nào,…nói chung là nhiệt tình lắm. Sau khi được các bác sĩ tại phòng khám khám rồi chỉ định cần

nhập viện, các bạn ngoài đấy lại giúp cô làm thủ tục lên khoa. Cô chỉ cần đi đóng tiền rồi lên khoa. Mà đi lên khoa cũng có bạn dẫn cô lên tận khoa. Nói chung là cô không phải lo lắng gì về thủ tục cả. Lên khoa còn được các bác sĩ khám thêm lần nữa, thông báo cho cô với chú là chú bị bệnh gì, điều trị trong bao lâu, điều trị như thế nào, tốn kém bao nhiều, cần chú ý làm gì và tránh cái gì. Nói

chung là bệnh viện mình tuyệt với lắm cháu ạ” (Nữ, 48 tuổi, người nhà người

bệnh điều trị tại khoa Đột quỵ - Phục hồi chức năng được hơn 1 tháng).

2.2.2.2. Đánh giá việc đảm bảo hoạt động hỗ trợ chăm sóc y tế cho bệnh nhân

Để tìm hiểu về việc đảm bảo cho bệnh nhân có được cung cấp các dịch vụ về chăm sóc y tế, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Xin Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về hoạt động đảm bảo hỗ trợ chăm sóc y tế, phục hồi chức năng

của Bệnh viện?”. Kết quả được thể hiện qua bảng:

Bảng 2. 4: Đánh giá về việc đảm bảo hoạt động chăm sóc y tế STT Tiêu chí đánh giá Số lượng (N) Tỉ lệ (%)

1 Chỉ mới đảm bảo cho bệnh nhân về hoạt

động phục hồi chức năng 0 0

2 Chỉ mới đảm bảo cho bệnh nhân về hoạt

động chăm sóc y tế 0 0

3 Được đảm bảo cả hoạt động phục hồi

chức năng và chăm sóc y tế 120 100

Qua bảng số liệu, ta thấy tuyệt đại đa số (100% số người được hỏi) đều khẳng định bệnh nhân được đảm bảo cả hoạt động phục hồi chức năng và chăm sóc y tế. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện không chỉ gặp vấn đề về sức khỏe cần phục hồi chức năng mà còn gặp phải các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao ở người cao tuổi hay động kinh ở trẻ em. Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương, các bác sĩ, điều dưỡng tại các khoa điều trị đều hỗ trợ kiểm tra, cung cấp thuốc, biện pháp y tế nhằm điều trị các bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm. Đối với những bệnh vượt ngoài khả năng điều trị của Bệnh viện, các y bác sĩ đều hỗ trợ bệnh nhân làm giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân để bệnh nhân được hưởng các chính sách, quyền lợi một cách tốt nhất.

Không chỉ các bác sĩ, Phòng Công tác xã hội hỗ trợ việc bệnh nhân rất nhiều trong quá trình người bệnh tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện. Tổ Tiếp đón người bệnh phòng Công tác xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ bệnh

nhân thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình khám và điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện. Đồng thời, các nhân viên Công tác xã hội thuộc tổ Tiếp đón người bệnh còn hỗ trợ bệnh nhân về các thông tin bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc y tế tại Bệnh viện, hỗ trợ giải quyết các thắc mắc cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc y tế một cách tốt nhất.

2.2.2.3. Đánh giá về chất lượng hoạt động chăm sóc y tế tại Bệnh viện

Về chất lượng hoạt động chăm sóc y tế tại Bệnh viện, chất lượng của hoạt động chăm sóc y tế của Bệnh viện phản ánh chuyên môn cũng như cũng như những yếu tố giúp bệnh nhân trong việc phục hồi. Kết quả khảo sát bệnh nhân về chất lượng cho thấy.

Bảng 2.5: Đánh giá hoạt động chăm sóc y tế của bệnh viện STT Mức đánh giá Số lượng (N) Tỉ lệ (%) 1 Rất tốt 100 83.3 2 Khá tốt 20 16.7 3 Bình thường 0 0 4 Không tốt 0 0 5 Rát kém 0 0

Kết quả từ bảng trên cho thấy, đa số người phỏng vấn đánh giá hoạt động chăm sóc y tế ở Bệnh viện rất tốt ( 83,3% bệnh nhân đánh giá tốt), vẫn còn 16,7 % số người phỏng vấn vẫn chưa thực sự hoàn toàn hài lòng về hoạt động chăm sóc y tế của Bệnh viện. Khi tìm hiểu về nguyên nhân còn một số lượng đánh giá hoạt động chăm sóc y tế chưa tốt chúng tôi phỏng vấn sâu người bệnh, chúng tôi thấy chưa ghi nhận bất cứ lời phàn nàn hay những lời nói tiêu cực của bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân về hoạt động chăm sóc y tế của Bệnh viện.

Có thể thấy, yếu tố con người tại Bệnh viện luôn mang lại ý nghĩa tích cực đối với việc phục hồi chức năng của bệnh nhân hay giúp đỡ nhiệt tình người nhà bệnh nhân chăm sóc bệnh nhân. Còn về các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng thì sao? Bệnh nhân có nhận được sự hỗ trợ thiết bị tốt, hiện đại, kịp thời hay không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi tiến hành xem xét hoạt động hỗ trợ thiết bị trong phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Kết quả nghiên cứu này sẽ được phân tích cụ thể ở phần dưới đây.

2.2.3. Thực trạng các thiết bị hỗ trợ đối với bệnh nhân tại bệnh viện

2.2.3.1. Thực trạng các thiết bị hỗ trợ tại Bệnh viện

Như đã phân tích ở trên, bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương mắc đa số các loại bệnh, thuộc các nhóm bệnh khác nhau, cùng với đó là đặc trưng của bệnh viện là chữa trị bệnh bằng cách sử dụng phương pháp châm cứu, do vậy, các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật giúp bệnh nhân phục hồi chức năng đa dạng, phong phú.

Nhằm hỗ trợ các bệnh nhân đang điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện có thể sinh hoạt hàng ngày được thuận lợi hơn, Bệnh viện đã đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị mới, hiện đại nhằm hỗ trợ cho các bệnh nhân cần phục hồi chức năng có thể dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Qua khảo sát thực tế tại một số khoa điều trị nội trú tại Bệnh viện, chúng tôi đánh giá một số thiết bị hỗ trợ tại bệnh viện:

Xe lăn: Xe lăn là một chiếc ghế có bánh xe, được sử dụng khi không

thể đi bộ hoặc không thể vận động do bệnh tật, chấn thương hoặc khuyết tật. Xe lăn có nhiều định dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng. Chúng có thể bao gồm thích ứng chỗ ngồi chuyên biệt, người ngồi điều khiển được và có thể thay đổi mang tính đặc thù cho các hoạt động cụ thể, chẳng hạn như xe lăn thể thao và xe lăn bãi biển. Sự khác biệt được công nhận rộng rãi nhất là giữa xe lăn có trợ lực (“xe điện”), trong đó lực đẩy được pin và động cơ điện cung cấp, và xe lăn đẩy bằng tay, trong đó lực đẩy do người sử dụng/người ngồi xe lăn đẩy xe lăn bằng tay (“tự đẩy”) hoặc do một người phục vụ đẩy từ phía sau (“có người đẩy”).

Cáng: Cáng là thiết bị hỗ trợ để vận chuyển bệnh nhân nặng, không có

khả năng đi lại từ trên khoa xuống các khoa cận lâm sàng để đi làm chỉ định cận lâm sàng. Cáng của bệnh viện là loại cáng có bánh xe, dễ dàng trong việc vận chuyển bệnh nhân. Khoa khám bệnh đa khoa của bệnh viện được cung cấp sáu chiếc cáng nhằm hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân từ bệnh viện khác sang khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng tại bệnh viện và di chuyển các bệnh nhân nặng lên các khoa điều trị.

Khung tập đi: Là dụng cụ cần thiết giúp hỗ trợ người cao tuổi, người

gặp chấn thương ở chân... có thể di chuyển dễ dàng và vững chắc hơn. Khung tập đi được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào số lượng bánh xe hoặc thiết kế của khung. Khung tập đi của bệnh viện được

cung cấp cho các khoa điều trị người lớn nhằm hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập đi. Trên các khoa điều trị đều có 2 khung tập đi nhằm cung cấp cho bệnh nhân khi bệnh nhân có nhu cầu.

Xe đẩy: Đây là loại xe hỗ trợ các bố mẹ chăm sóc cho các bệnh nhi điều

trị nội trú tại bệnh viện. Hiện tại, các khoa thuộc khối Nhi tại Bệnh viện có 40 chiếc xe đẩy, được nhóm thiện nguyện Đồng Tâm trao tặng.

Các thiết bị khác: Ngoài những thiết bị kể trên, Bệnh viện còn nhiều

thiết bị khác như ghế dành cho trẻ bại não (số lượng 17 cái), xe lắc hỗ trợ vận động cho trẻ tự kỷ (12 chiếc), xe đạp hỗ trợ vận động ( 4 chiếc) ...

Tuy nhiên, số lượng các thiết bị so với số lượng bệnh nhân hiện có tại khoa là không đáng kể. Thêm vào đó, một số trang thiết bị đã cũ, lỗi thời, có dấu hiệu hỏng hóc. Đây chính là vấn đề quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, các y bác sỹ và phòng Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

2.2.3.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về hỗ trợ thiết

bị đối với bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

a. Thực trạng tiếp cận các thiết bị hỗ trợ của bệnh nhân tại bệnh viện

Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về hỗ trợ thiết bị, chúng tôi đã khảo sát các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với câu hỏi: “ Ông/ Bà đã nhận được các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng nào từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG đối với BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG (Trang 57 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)