Hoạt động phục hồi chức năng cho bệnh nhân châm cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG đối với BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG (Trang 39 - 49)

1.2.1. Khái niệm và mục đích phục hồi chức năng cho bệnh nhân châm cứu

1.2.1.1. Khái niệm phục hồi chức năng cho bệnh nhân châm cứu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phục hồi chức năng là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận và duy trì những cảm giác, tình trạng thân thể, trí tuệ tâm lý và các chức năng xã hội của họ một cách tối ưu. Phục hồi chức năng cung cấp cho người khuyết tật công cụ cần thiết để đạt được sự độc lập và tự quyết.

Phục hồi chức năng cũng được hiểu là dùng các biện pháp y học, xã hội, hướng nghiệp, giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khuyết tật, giảm chức năng do khuyết tật tạo điều kiện cho bệnh nhân, người khuyết tật phục hồi tối đa về thể chất, tâm lý và xã hội, qua đó hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng”. Hay nói cách khác, là “Sự khôi phục đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh”. Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều đến sinh thái môi trường và các mối quan hệ trong xã hội.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân châm cứu là hoạt động sử dụng các biện pháp y học, xã hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của các bệnh gây suy giảm chức năng, tạo điều kiện cho bệnh nhân phục hồi cả về thể chất, tâm lý và xã hội, giúp bệnh nhân tái hòa nhập trở lại cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1.2.1.2. Mục đích của phục hồi chức năng cho bệnh nhân châm cứu

Phục hồi chức năng giúp cho bệnh nhân có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, có thể thực hiện các công việc hay các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; phục hồi tối đa giảm khả năng thể chất, tâm lý, xã hội; ngăn ngừa các thương tật thứ cấp; hạn chế hậu quả bệnh tật; cung cấp thông tin, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của bệnh nhân, người thân của bệnh nhân và mọi người xung quanh về bệnh tật; tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

1.2.2. Nguyên tắc và các hình thức phục hồi chức năng cho bệnh

nhân châm cứu

1.2.2.1. Nguyên tắc của phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng đánh giá cao vai trò của người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng. Phục hồi chức năng tối đa các khả năng bị giảm hoặc bị mất để giảm hậu quả của bệnh tật đối với bệnh nhân, giảm áp lực đối với gia đình và xã hội. Phục hồi chức năng dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát triển ngành phục hồi chức năng.

1.2.2.2. Các hình thức phục hồi chức năng

Căn cứ theo địa điểm phục hồi chức năng thì phục hồi chức năng có ba hình thức là phục hồi chức năng tại viện, tại trung tâm; phục hồi chức năng ngoài viện, ngoài trung tâm; phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Phục hồi chức năng tại viện, tại trung tâm: Người khuyết tật, bệnh

nhân từ các nơi xa đến các trung tâm, các viện để được điều trị phục hồi chức năng. Ưu điểm của hình thức này là có nhiều phương tiện, trang thiết bị, có nhiều cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu, có khả năng phục hồi được những trường hợp khó. Tuy nhiên cũng có hạn chế: Bệnh nhân phải đi xa, số lượng người khuyết tật được phục hồi ít, giá thành cao, chỉ phục hồi được về mặt y học không đạt được mục tiêu hòa nhập xã hội.

Phục hồi chức năng ngoài viện, ngoài trung tâm: Là hình thức phục hồi

Hình thức này có ưu điểm là người khuyết tật không phải đi xa, số lượng người khuyết tật được phục hồi nhiều hơn, giá thành chấp nhận được, người khuyết tật được phục hồi chức năng tại nơi họ sinh sống. Song có hạn chế là không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu cho người khuyết tật, chi phí tốn kém, không có khả năng để triển khai các kỹ thuật lượng giá và phục hồi chức năng ở trình độ cao.

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Cán bộ y tế cơ sở, gia đình

người khuyết tật được chuyển giao kỹ thuật phục hồi chức năng. Người khuyết tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi. Nguồn nhân lực tài chính dựa vào cộng đồng. Hình thức này có tính xã hội hóa cao, người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đều tham gia. Kinh phí chấp nhận được. Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng nhu cầu hội nhập xã hội của người khuyết tật. Tuy nhiên có hạn chế là đối với các trường hợp khó thì không giải quyết được.

1.2.3. Hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân châm cứu

1.2.3.1. Khái niệm hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân

châm cứu

Theo Từ điển Việt Nam, “hỗ trợ” là chỉ sự giúp đỡ lẫn nhau, gần nghĩa với từ “tương trợ”. Đối với hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân tại bệnh viện thì sự hỗ trợ muốn nhắc đến các hoạt động hỗ trợ của các nhân viên công tác xã hội, các nhân viên y tế, các y bác sĩ đối với bệnh nhân tại bệnh viện, giúp họ dễ dàng tiếp cận và duy trì sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, các hoạt động vui chơi giải trí và sinh hoạt tại bệnh viện.

1.2.3.2. Vai trò của hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân

châm cứu

Hỗ trợ phục hồi chức năng nhằm cung cấp các thông tin, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi chức năng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi khả năng hoạt động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể người bị suy giảm, rối loạn, bị mất đi, có nguy cơ làm cho người bệnh trở thành một người khuyết tật, tàn phế...; hoàn trả lại một cách tối đa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất cho bệnh nhân, tăng cường khả năng còn lại của họ để giảm hậu quả của bệnh tật.

Hỗ trợ phục hồi chức năng làm thay đổi tích cực suy nghĩ, thái độ, nhận thức của bệnh nhân, tạo nên sự chấp nhận, suy nghĩ lạc quan của bệnh nhân đối với bệnh tật; cung cấp thêm thông tin, thay đổi nhận thức hành vi cho bệnh nhân và những người xung quanh, giúp họ cảm thấy mình như một thành viên bình đẳng trong cộng đồng. Từ đó, giúp bệnh nhân thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ, giúp họ có thể độc lập sinh hoạt khi quay trở lại gia đình và cộng đồng.

Hỗ trợ phục hồi chức năng hỗ trợ việc tiếp cận các thiết bị hỗ trợ cho bệnh nhân, giúp cải thiện các điều kiện sinh hoạt, điều trị, phục hồi chức năng,giải trí... để bệnh nhân có thể tham gia lao động sản xuất, học hành và đến được những nơi mà họ cần đến để tham gia các sinh hoạt xã hội.

1.2.3.3.Một số hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân

* Hỗ trợ hoạt động chăm sóc y tế

Chăm sóc y tế có thể được định nghĩa là xác định, đánh giá và điều trị tính trạng sức khỏe và/ hoặc suy yếu. Chăm sóc y tế có thể: cung cấp một phương pháp chữa bệnh, ví dụ bệnh phong hoặc sốt rét; giảm tác động ví dụ điều trị động kinh, ngăn chặn suy giảm thể tránh được ví dụ điều trị tiểu đường để ngăn ngừa mù lòa. Tiếp cận chăm sóc y tế chất lượng, khi cần và thường xuyên ở mức độ cần thiết, là rất quan trọng cho việc sức khỏe tốt và hoạt động.

Loại hình chăm sóc y tế bao gồm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Chăm sóc sức khỏe cơ bản; Chăm sóc y tế chuyên sâu là chăm sóc y tế đặc biệt.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là chăm sóc sức khỏe cơ bản ở mức độ

cộng đồng. Thường được cung cấp qua các trung tâm y tế hoặc phòng khám, và thường là người liên lạc đầu tiên với hệ thống y tế. Chăm sóc y tế được cung cấp ở mức độ cơ bản bao gồm điều trị ngắn và đơn giản cho các tình trạng cấp tính (ví dụ: nhiễm trùng) và quản lý có thường xuyên của bệnh mãn tính (ví dụ: phong, động kinh, lao, tiểu đường).

Chăm sóc sức khỏe cơ bản: Là dịch vụ y tế chuyên sâu hơn được cung

cấp bởi các các phòng khám hoặc bệnh viện lớn thường có ở cấp huyện. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có mối liên kết quan trọng với chăm sóc cơ bản thông qua cơ chế giới thiệu, chuyển tuyến.

Chăm sóc y tế chuyên sâu là chăm sóc y tế đặc biệt: Là cách chăm sóc

và nhân viên được và liên quan đến sử dụng các công nghệ chuyên ngành. Các dịch vụ này được cung cấp bởi các bệnh viện lớn ở các thành phố lớn ở cấp quốc gia hoặc khu vực. Chăm sóc y tế ở cấp này có thể bao gồm phẫu thuật não, chăm sóc bệnh ung thư hoặc phẫu thuật chỉnh hình.

Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, bệnh nhân đến với bệnh viện ngoài được phục hồi chức năng do những tổn thương, khiếm khuyết của cơ thể còn được hỗ trợ chăm sóc y tế nhằm phòng ngừa những bệnh có thể dẫn đến khiếm khuyết mới hay làm trầm trọng hơn khiếm khuyết cũ.

Các hoạt động cụ thể:

- Hỗ trợ cung cấp thông tin về các dịch vụ y tế:

Những thông tin, kiến thức về các dịch vụ có sẵn tại bệnh viện Châm cứu Trung ương là rất cần thiết để hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế tốt và phù hợp nhất. Bệnh nhân khi đến Bệnh viện điều trị, phục hồi chức năng về y tế cần được cung cấp các thông tin về các dịch vụ y tế, tác dụng, chi phí, liều dùng, cơ chế giới thiệu thuốc.

- Hỗ trợ việc xác định sớm bệnh/tật

Việc xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến các khuyết tật cho bệnh nhân hay sự suy giảm các chức năng gắn liền với bệnh tật của bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần được kiểm tra, thăm khám và tư vấn các thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân, các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Từ đó, các bác sĩ cần cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất, phù hợp nhất cho việc điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

- Hỗ trợ tiếp cận điều trị sớm

Sau khi nắm được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ, nhân viên cần hỗ trợ cho bệnh nhân được tiếp cận điều trị sớm như giảm bớt các các thủ tục hành chính hay hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn có kinh phí để điều trị). Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh vượt quá khả năng bệnh viện điều trị, các bác sĩ cần hỗ trợ chuyển tuyến để bệnh nhân được điều trị bệnh và hưởng các chế độ tốt nhất.

- Thúc đẩy sự tự quản lý của bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính

Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp), các bác sĩ, điều dưỡng cần cung cấp các thông tin về tình hình

bệnh hiện tại, cung cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị, tư vấn cho bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng và một số lưu ý với bệnh.

* Hoạt động cung cấp các thiết bị hỗ trợ

Thiết bị hỗ trợ là các thiết bị bên ngoài được thiết kế, sản xuất, hoặc chỉnh sửa để giúp các bệnh nhân thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Nhiều bệnh nhân phụ thuộc vào thiết bị hỗ trợ để thực hiện các hoạt động hàng ngày và tham gia tích cực, hiệu quả trong đời sống của bệnh nhân.

Thiết bị trợ giúp đa dạng từ đơn giản, thiết bị công nghệ thấp (như gậy đi bộ hoặc kính thích nghi…) đến các thiết bị công nghệ cao (như phần mềm chuyên ngành máy tính/ phần cứng hoặc xe lăn có động cơ). Tuy nhiên, theo công dụng của mỗi thiết bị, thiết bị trợ giúp thường được chia thành các nhóm sau:

Thiết bị di chuyển: Các thiết bị di chuyển hỗ trợ người đi bộ hoặc di

chuyển có thể bao gồm: xe lăn, xe ba bánh, nạng, gậy đi bộ, khung đi bộ… Thiết bị di chuyển có thể có tính năng chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Thiết bị tư thế: Những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về thể chất

thường gặp khó khăn trong việc duy trì nằm, đứng hoặc ngồi cho các hoạt động chức năng và có nguy cơ phát triển dị dạng do vị trí không thích hợp. Các thiết bị tư thế như: nệm, ghế (ghế góc, ghế đặc biệt), khung đứng…

Chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình và giày chỉnh hình: Đây thường là

các thiết bị đặt hàng để thay thế, hỗ trợ hoặc điều chỉnh các bộ phận cơ thể. Chúng được thiết kế, sản xuất và trang bị các xưởng chuyên ngành hoặc các trung tâm dụng cụ chỉnh hình, bao gồm: các bộ phận giả (như: chân nhân tạo hoặc tay nhân tạo), các dụng cụ chỉnh hình (như: áo nẹp cột sống, nẹp tay, nẹp chân…), giày chỉnh hình.

Thiết bị sinh hoạt: Các thiết bị này cho phép người khuyết tật hoàn

thành các công việc, các sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, sửa nhà). Các thiết bị sinh hoạt hàng ngày như: dao kéo, tách thích nghi; ghế tắm và vệ sinh; khung và bàn cầu, bô; gậy mặc quần áo…

Các thiết bị nhìn: Thị lực kém hoặc mù có ảnh hưởng lớn đến khả năng

để thực hiện các hoạt động sống quan trọng. Một loạt các thiết bị (đơn giản đến phức tạp) có thể được sử dụng để tối đa hóa sự tham gia và độc lập, bao gồm: sách in khổ lớn, kính phóng to, kính, gậy dẫn đường, hệ thống chữ nổi

để đọc và viết, thiết bị âm thanh (radio, sách nói, điện thoại di động; chương trình đọc màn hình cho máy tính…).

Các thiết bị nghe: Nghe kém ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác

với những người khác, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển, ví dụ như nói và ngôn ngữ, hạn chế các cơ hội giáo dục và việc làm , dẫn đến phân biệt đối xử xã hội và bị cô lập. Thiết bị nghe bao gồm: máy trợ thính, tai nghe truyền hình, điện thoại khuếch đại, hệ thống hình ảnh để cung cấp tín hiệu…

Các thiết bị hỗ trợ này giúp bệnh nhân có thể thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, điều trị phục hồi chức năng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì vậy, Bệnh viện cần cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho bệnh nhân phù hợp để bệnh nhân thực việc các hoạt động hàng ngày hoặc điều trị, phục hồi chức năng được tốt hơn.

Các hoạt động cụ thể:

- Cung cấp thông tin, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các thiết bị hỗ trợ phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

. Việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các thiết bị hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Bởi trang thiết bị trong y tế là những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Các bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện cần cung cấp thông tin, tư vấn cho các bệnh nhân về các thiết bị hỗ trợ phù hợp với bệnh nhân, các thiết bị có sẵn mà bệnh nhân có thể tiếp cận sử dụng.

- Hỗ trợ bệnh nhân trong việc tiếp cận các thiết bị hỗ trợ.

Sau khi cung cấp các thông tin về các thiết bị hỗ trợ phù hợp đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG đối với BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)