rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trong quá trình sinh hoạt tại bệnh viện. Nhiều bệnh nhân không có tiền để chi trả viện phí điều trị, phục hồi chức năng cho bản thân. Khi điều trị nội trú tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân không có tiền để ăn uống, sinh hoạt, phải vay từng bữa qua ngày. Vì vậy, hoạt động vận động nguồn lực giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn là một hoạt động vô cùng cần thiết nhằm hỗ trợ bệnh nhân được điều trị, phục hồi chức năng, giảm bớt gánh nặng kinh tế, xã hội.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân nhân
1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bệnh nhân
Về sức khỏe của bệnh nhân
Tùy vào tình trạng bệnh, những tổn thương mà người bệnh nhân gặp phải mà hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hay khó khăn, phức tạp. Chẳng hạn, đối với những bệnh nhân bị liệt hai chi trên sẽ cần nhiều sự chăm sóc từ người thân trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày hơn do hai tay khó hoặc không thể cử động được. Tuy nhiên, do hai chân vẫn có thể đi lại nên không cần các thiết bị hỗ trợ như xe lăn, nạng,… như so với những bệnh nhân bị liệt hai chi dưới.
Về hoàn cảnh gia đình của người bệnh
Tùy vào hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và nhận thức của các thành viên trong gia đình bệnh nhân về hoạt động phục hồi chức năng mà hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng được dễ dàng, đầy đủ hay không. Đối với gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, có hiểu biết và nhận thức tốt về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng, bệnh nhân dễ dàng có thể tiếp cận các dịch vụ y tế cũng như xã hội về phục hồi chức năng.
Về tinh thần của người bệnh
Tinh thần của bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có tinh thần vui vẻ, lạc quan, hợp tác với các y bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình điều trị, phục hồi chức năng tại bệnh viện, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
1.3.2. Nhóm yếu tố về phía cán bộ phục hồi chức năng
Vềtrình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của các y bác sĩ, nhân viên y tế tham gia quá trình điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Nếu các y bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kiến thức kinh nghiệm về phục hồi chức năng cho bệnh nhân thì hiệu quả điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân cũng sẽ tốt hơn.
Về thái độ, tác phong làm việc
Thái độ, tác phong làm việc của các y bác sĩ, nhân viên y tế chịu trách nhiệm phục hồi chức năng cho bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới hiệu quả, chất lượng của hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho các bệnh nhân. Nếu các y bác sĩ điều trị, phục hồi chức năng trực tiếp có thái độ làm việc nghiêm túc, tác phong làm việc nhanh nhẹn, cẩn thận thì hiệu quả hoạt động phục hồi chức năng cho bệnh nhân sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Về tình cảm, lòng yêu nghề
Hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tốn rất nhiều thời gian và sức lực vì vậy, các y bác sĩ, nhân viên y tế phải có lòng yêu nghề, tình cảm dành cho người bệnh rất lớn. Nếu không, hoạt động phục hồi chức năng sẽ diễn ra không đạt hiệu quả cáo. Nhiều bệnh nhân còn khó tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng.
1.3.3. Nhóm yếu tố về điều kiện, tổ chức của Bệnh viện
Về đặc thù của bệnh viện
Với các bệnh viện thiên nhiều về phục hồi chức năng, bệnh nhân khi đến điều trị, phục hồi chức năng sẽ được chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng tốt hơn. Các y bác sĩ, nhân viên y tế tại các bệnh viện phục hồi chức năng có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm sâu sắc về phục hồi chức năng. Chưa kể, các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho các hoạt động sống, sinh hoạt hàng ngày, phục hồi chức năng cũng đầy đủ, tốt hơn các bệnh viện khác.
Về cơ sở vật chất, môi trường tại Bệnh viện
Cơ sở vật chất, môi trường tại Bệnh viện là một yếu tố quan trọng hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng tích cực. Nếu bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, các trang thiết bị, môi trường bệnh viện trong lành, vui vẻ, thân thiện sẽ hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động phục hồi chức năng cho người bệnh.
Về cơ chế, chính sách tại Bệnh viện
Cơ chế, chính sách tại Bệnh viện là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động phục hồi chức năng cho bệnh nhân.Nếu các cơ chế, chính sách của bệnh viện hướng tới việc hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế phục hồi chức năng cho bệnh nhân, chính sách đãi ngộ cho các y bác si và nhân viên tại bệnh viện tốt thì sẽ hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả của việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối bệnh nhân, khái niệm về bệnh nhân, về phục hồi chức năng và các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về phục hồi chức năng đối với bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, nội dung chương 1 trình bày các những đặc điểm của bệnh nhân châm cứu và các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cụ thể là hỗ trợ phục hồi chức năng về chăm sóc y tế, hỗ trợ phục hồi chức năng về dụng cụ hỗ trợ, hỗ trợ phục hồi chức năng về các hoạt động vui chơi giải trí và vận động nguồn lực hỗ trợ.
Trong chương 1 cũng đề cập một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân tại bệnh viện Châm cứu Trung ương. Tác giả chia các yếu tố ảnh hưởng thành ba nhóm là các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến bệnh nhân, các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến cán bộ phục hồi chức năng và các yếu tố liên quan đến điều kiện, tổ chức của bệnh viện.
Chương 2
THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa Hạng 1 chuyên về châm cứu, trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập ngày 24/4/1982.
Bệnh viện với quy mô 645 giường bệnh, trong đó có 380 giường nội trú, 265 giường điều trị ngoại trú. Ngoài ra bệnh viện có 658 cán bộ viên chức, trong đó có 123 lao động hợp đồng, 523 lao động biên chế, bao gồm: 01 Giáo sư, 04 Phó giáo sư, 07 Tiến sĩ, 05 Bác sỹ chuyên khoa II, 32 Thạc sĩ, Bác sỹ chuyên khoa 38 BSCKI, 30 bác sĩ, 04 Dược sĩ Đại học, 31 Cử nhân điều dưỡng, 10 kỹ sư.
Với sứ mệnh phát triển bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện Châm cứu Trung ương luôn nâng cao trình độ năng lực, đào tạo tuyến dưới với một tinh thần hỗ trợ cao nhất. Hơn nữa, Bệnh viện Châm cứu Trung ương luôn làm việc với tinh thần: "Sự hài lòng của bệnh nhân là trên hết".
Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Châm cứu Trung:
1. Khám, cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh.
2. Tìm hiểu cơ chế của châm cứu, từng bước hiện đại hóa ngành châm cứu. 3. Tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành châm cứu, tham gia giảng dạy đại học và sau đại học chuyên ngành châm cứu trong và ngoài nước.
4. Chỉ đạo chuyển giao kỹ thuật về châm cứu đến 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
5. Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo liên doanh và liên kết. 6. Tổ chức giáo dục truyền thông về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe kết hợp điều trị và tư vấn, xây dựng mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Cơ sở vật chất: Bệnh viện Châm cứu Trung ương không ngừng thay
đổi vươn tới tự chủ bệnh viện. Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, được thay thế bằng những thiết bị mới tân tiến nhất. Phòng điều trị có tivi; Căng tin phục vụ trà cafe cho người nhà; Wifi công cộng miễn phí, phòng có nhà vệ sinh riêng.
Quá trình phát triển: Viện Châm cứu Trung ương được thành lập ngày 24/4/1982 theo quyết định số 369/BYT- QĐ, sau đó đổi tên thành Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2003 theo QĐ 2214/ QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế. Viện Châm cứu Việt Nam là tiền thân của Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Bệnh viện Châm cứu Trung ương hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Bệnh viện đã có quan hệ hợp tác châm cứu với 39 nước trên thế giới. Ngoài ra, bệnh viện cũng kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong công tác khám, điều trị bệnh cũng như công tác nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và công tác biên soạn. Sau gần 40 năm thành lập, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã đạt được danh hiệu: "Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, Huân chương Lao động Hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng. Bệnh viện còn được trong nước và quốc tế đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, kết hợp tốt giữa y học hiện đại với y học cổ truyền trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Ngoài ra, Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác quan hệ hợp tác quốc tế. Phát triển chuyên ngành châm cứu và trực tiếp khám, điều trị bệnh cho nhân dân các nước bạn (Mexico, Nga, Pháp, Italia…). Bên cạnh đó, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã viết được 27 đầu sách về sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên đề, dịch ra các thứ tiếng như tiếng Pháp, Tây Ban Nha,…
* Sơ đồ tổ chức:
2.1.2. Đặc điểm của khách thể
Khách thể khảo sát bằng phiếu bao gồm 120 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Đối với nhóm đối tượng là những bệnh nhân nhi (trẻ từ 0 đến 6 tuổi) hoặc những người bệnh mắc bệnh nặng không thể tham gia phỏng vấn, khảo sát, đề tài lựa chọn người nhà chăm sóc để phỏng vấn.
Phỏng vấn sâu 20 các cán bộ y tế đang điều trị, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương và 20 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đặc điểm khách thể nghiên cứu được mô tả trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2. 1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu
STT Đặc điểm khách thể nghiên cứu Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
1 Giới tính Nam 43 35,8 Nữ 77 64,2 2 Khách thể Bệnh nhân 37 30,8 Người nhà bệnh nhân 83 69,2 3 Thời gian điều trị của bệnh nhân Dưới 1 tháng 53 44,2 Từ 1 đến 3 tháng 32 26,7 Trên 3 tháng 35 29,2 4 Trình độ học vấn (*) Không biết chữ 5 4,2 Tiểu học 58 48,3 Trung học cơ sở 37 30,8 Trung cấp trở lên 20 16,7 5 Thu nhập bình quân một tháng (*) Dưới 3 triệu 33 27,5 Từ 4 đến 7 triệu 33 27,5 Từ trên 7 đến 10 triệu 19 15,8 Trên 10 triệu/tháng 35 29,2 6 Nhóm tuổi người bệnh Dưới 6 tuổi 33 27.5 Từ 7 đến 20 tuổi 7 5.8 Từ 21 đến 35 tuổi 14 11.7 Từ 36 đến 59 tuổi 12 10 Trên 60 tuổi 54 45
Ghi chú: (*): Số liệu được thống kê trên số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Bảng số liệu thứ nhất mô tả các đặc điểm của khách thể trong nghiên cứu này như sau: Kết quả bảng số liệu trên cho thấy:
Về giới tính: Đa số khách thể nghiên cứu là nữ (77 người, chiếm
64,2%), số lượng nam gần bằng một nửa nữ giới (43 người, chiếm 35,8%). Số lượng giới tính có sự chênh lệch như vậy là do sự chênh lệch giữa số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, số lượng bệnh nhân là 37 người (chiếm 30,8%) trong khi số người nhà bệnh nhân cao hơn đáng kể là 83 người (chiếm 69,2%). Chính sự chênh lệch này tạo nên sự chênh lệch vì giới tính, bởi nữ giới luôn là người thường xuyên chăm sóc bệnh nhân hơn nam giới nhờ đức tính cẩn thận, tỉ mỉ - đặc trưng giới.
Về thời gian điều trị: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu này có thời gian
điều trị dưới 1 tháng (53 người, chiếm 44,2%), tiếp theo là trên 3 tháng (35 người, chiếm 29,2%), cuối cùng là từ 1 đến 3 tháng (32 người, chiếm 26,7%).
Về trình độ học vấn: Gần một nửa số khách thể trong nghiên cứu này
đều có trình độ học vấn tiểu học (58 người, chiếm 48,3%), số người tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên chiếm 47,5% trở lên (57 người), vẫn còn 4,2% số người không biết chữ.
Về thu nhập bình quân hàng tháng: số khách thể có thu nhập bình quân
hàng tháng trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là dưới 3 triệu đồng và từ trên 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng (đều là 33 người, chiếm tỷ lệ 27,5%), cuối cùng là từ trên 7 triệu đến 10 triệu đồng (19 người, chiếm 15,8%).
Về tuổi tác người bệnh: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi
trên 60 tuổi (54 người, chiếm 45%), tiếp theo là dưới 6 tuổi (33 người, chiếm 27.5%). Các nhóm tuổi khác chiếm số lượng nhỏ ( từ 7 – 20 tuổi: 7%, từ 21- 35 tuổi: 14%, từ 36 – 59 tuổi: 12%). Điều này dễ hiểu khi các bệnh nhân khi đến châm cứu thường mắc các bệnh về xương khớp hoặc các bệnh về thần kinh – các bệnh thường mắc khi về già; các chứng tự kỷ, bại não hoặc di chứng viêm não – các bệnh thường mắc với các trẻ dưới 6 tuổi.
2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân
2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân
Bệnh nhân khi đến điều trị nội trú, phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương là những người trực tiếp nhận được tiếp cận, sử dụng các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện. Hơn ai hết, họ chính là người hiểu rõ nhất về các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện, chất lượng cũng như khả năng tiếp cận các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đó là như thế nào. Chính vì vậy, đánh giá của họ về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại bệnh viện là khách quan và chính xác nhất. Để tìm hiểu đánh giá của bệnh nhân, nghiên cứu đưa ra câu hỏi “Xin Ông/ Bà cho biết đánh giá chung của mình về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện?”. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2. 2: Đánh giá của người bệnh về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng STT Đánh giá Số lượng (N) Tỉ lệ (%) 1 Rất tốt 108 90,0 2 Tương đối tốt 12 10,0 3 Bình thường 0 0,0 4 Chưa tốt 0 0,0
Kết quả khảo sát cho thấy người bệnh đánh giá rất tốt về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại bệnh viện cho thấy, gần như tuyệt đại đa số người được phỏng vấn đều đánh giá hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng ở mức