Được đảm bảo cả hoạt động phục hồi chức năng lẫn chăm sóc y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG đối với BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG (Trang 61)

chức năng và chăm sóc y tế 120 100

Qua bảng số liệu, ta thấy tuyệt đại đa số (100% số người được hỏi) đều khẳng định bệnh nhân được đảm bảo cả hoạt động phục hồi chức năng và chăm sóc y tế. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện không chỉ gặp vấn đề về sức khỏe cần phục hồi chức năng mà còn gặp phải các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao ở người cao tuổi hay động kinh ở trẻ em. Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương, các bác sĩ, điều dưỡng tại các khoa điều trị đều hỗ trợ kiểm tra, cung cấp thuốc, biện pháp y tế nhằm điều trị các bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm. Đối với những bệnh vượt ngoài khả năng điều trị của Bệnh viện, các y bác sĩ đều hỗ trợ bệnh nhân làm giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân để bệnh nhân được hưởng các chính sách, quyền lợi một cách tốt nhất.

Không chỉ các bác sĩ, Phòng Công tác xã hội hỗ trợ việc bệnh nhân rất nhiều trong quá trình người bệnh tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện. Tổ Tiếp đón người bệnh phòng Công tác xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ bệnh

nhân thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình khám và điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện. Đồng thời, các nhân viên Công tác xã hội thuộc tổ Tiếp đón người bệnh còn hỗ trợ bệnh nhân về các thông tin bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc y tế tại Bệnh viện, hỗ trợ giải quyết các thắc mắc cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc y tế một cách tốt nhất.

2.2.2.3. Đánh giá về chất lượng hoạt động chăm sóc y tế tại Bệnh viện

Về chất lượng hoạt động chăm sóc y tế tại Bệnh viện, chất lượng của hoạt động chăm sóc y tế của Bệnh viện phản ánh chuyên môn cũng như cũng như những yếu tố giúp bệnh nhân trong việc phục hồi. Kết quả khảo sát bệnh nhân về chất lượng cho thấy.

Bảng 2.5: Đánh giá hoạt động chăm sóc y tế của bệnh viện STT Mức đánh giá Số lượng (N) Tỉ lệ (%) 1 Rất tốt 100 83.3 2 Khá tốt 20 16.7 3 Bình thường 0 0 4 Không tốt 0 0 5 Rát kém 0 0

Kết quả từ bảng trên cho thấy, đa số người phỏng vấn đánh giá hoạt động chăm sóc y tế ở Bệnh viện rất tốt ( 83,3% bệnh nhân đánh giá tốt), vẫn còn 16,7 % số người phỏng vấn vẫn chưa thực sự hoàn toàn hài lòng về hoạt động chăm sóc y tế của Bệnh viện. Khi tìm hiểu về nguyên nhân còn một số lượng đánh giá hoạt động chăm sóc y tế chưa tốt chúng tôi phỏng vấn sâu người bệnh, chúng tôi thấy chưa ghi nhận bất cứ lời phàn nàn hay những lời nói tiêu cực của bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân về hoạt động chăm sóc y tế của Bệnh viện.

Có thể thấy, yếu tố con người tại Bệnh viện luôn mang lại ý nghĩa tích cực đối với việc phục hồi chức năng của bệnh nhân hay giúp đỡ nhiệt tình người nhà bệnh nhân chăm sóc bệnh nhân. Còn về các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng thì sao? Bệnh nhân có nhận được sự hỗ trợ thiết bị tốt, hiện đại, kịp thời hay không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi tiến hành xem xét hoạt động hỗ trợ thiết bị trong phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Kết quả nghiên cứu này sẽ được phân tích cụ thể ở phần dưới đây.

2.2.3. Thực trạng các thiết bị hỗ trợ đối với bệnh nhân tại bệnh viện

2.2.3.1. Thực trạng các thiết bị hỗ trợ tại Bệnh viện

Như đã phân tích ở trên, bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương mắc đa số các loại bệnh, thuộc các nhóm bệnh khác nhau, cùng với đó là đặc trưng của bệnh viện là chữa trị bệnh bằng cách sử dụng phương pháp châm cứu, do vậy, các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật giúp bệnh nhân phục hồi chức năng đa dạng, phong phú.

Nhằm hỗ trợ các bệnh nhân đang điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện có thể sinh hoạt hàng ngày được thuận lợi hơn, Bệnh viện đã đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị mới, hiện đại nhằm hỗ trợ cho các bệnh nhân cần phục hồi chức năng có thể dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Qua khảo sát thực tế tại một số khoa điều trị nội trú tại Bệnh viện, chúng tôi đánh giá một số thiết bị hỗ trợ tại bệnh viện:

Xe lăn: Xe lăn là một chiếc ghế có bánh xe, được sử dụng khi không

thể đi bộ hoặc không thể vận động do bệnh tật, chấn thương hoặc khuyết tật. Xe lăn có nhiều định dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng. Chúng có thể bao gồm thích ứng chỗ ngồi chuyên biệt, người ngồi điều khiển được và có thể thay đổi mang tính đặc thù cho các hoạt động cụ thể, chẳng hạn như xe lăn thể thao và xe lăn bãi biển. Sự khác biệt được công nhận rộng rãi nhất là giữa xe lăn có trợ lực (“xe điện”), trong đó lực đẩy được pin và động cơ điện cung cấp, và xe lăn đẩy bằng tay, trong đó lực đẩy do người sử dụng/người ngồi xe lăn đẩy xe lăn bằng tay (“tự đẩy”) hoặc do một người phục vụ đẩy từ phía sau (“có người đẩy”).

Cáng: Cáng là thiết bị hỗ trợ để vận chuyển bệnh nhân nặng, không có

khả năng đi lại từ trên khoa xuống các khoa cận lâm sàng để đi làm chỉ định cận lâm sàng. Cáng của bệnh viện là loại cáng có bánh xe, dễ dàng trong việc vận chuyển bệnh nhân. Khoa khám bệnh đa khoa của bệnh viện được cung cấp sáu chiếc cáng nhằm hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân từ bệnh viện khác sang khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng tại bệnh viện và di chuyển các bệnh nhân nặng lên các khoa điều trị.

Khung tập đi: Là dụng cụ cần thiết giúp hỗ trợ người cao tuổi, người

gặp chấn thương ở chân... có thể di chuyển dễ dàng và vững chắc hơn. Khung tập đi được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào số lượng bánh xe hoặc thiết kế của khung. Khung tập đi của bệnh viện được

cung cấp cho các khoa điều trị người lớn nhằm hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập đi. Trên các khoa điều trị đều có 2 khung tập đi nhằm cung cấp cho bệnh nhân khi bệnh nhân có nhu cầu.

Xe đẩy: Đây là loại xe hỗ trợ các bố mẹ chăm sóc cho các bệnh nhi điều

trị nội trú tại bệnh viện. Hiện tại, các khoa thuộc khối Nhi tại Bệnh viện có 40 chiếc xe đẩy, được nhóm thiện nguyện Đồng Tâm trao tặng.

Các thiết bị khác: Ngoài những thiết bị kể trên, Bệnh viện còn nhiều

thiết bị khác như ghế dành cho trẻ bại não (số lượng 17 cái), xe lắc hỗ trợ vận động cho trẻ tự kỷ (12 chiếc), xe đạp hỗ trợ vận động ( 4 chiếc) ...

Tuy nhiên, số lượng các thiết bị so với số lượng bệnh nhân hiện có tại khoa là không đáng kể. Thêm vào đó, một số trang thiết bị đã cũ, lỗi thời, có dấu hiệu hỏng hóc. Đây chính là vấn đề quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, các y bác sỹ và phòng Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

2.2.3.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về hỗ trợ thiết

bị đối với bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

a. Thực trạng tiếp cận các thiết bị hỗ trợ của bệnh nhân tại bệnh viện

Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về hỗ trợ thiết bị, chúng tôi đã khảo sát các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với câu hỏi: “ Ông/ Bà đã nhận được các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng nào từ Bệnh viện?”. Kết quả thu được thể hiện dưới bảng :

Bảng 2.6: Thực trạng các thiết bị hỗ trợ mà bệnh nhân nhận được STT Các thiết bị Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Xe lăn 60 50 2 Cáng 0 0 3 Nạng 3 2.5 4 Xe đẩy 10 8.3 5 Khung tập đi 8 6.7 6 Các thiết bị khác 9 7.5 7 Không trả lời 30 25

Khi khảo sát về các thiết bị hỗ trợ phục hồi tại bệnh viện, số liệu thu được cho thấy, trong tổng số 6 thiết bị hỗ trợ mà luận văn tiến hành khảo sát thì xe lăn là thiết bị hỗ trợ được bệnh nhân sử dụng nhiều nhất. Cụ thể, hơn 50% số lượng người được phỏng vấn đều cho biết bệnh nhân cần sử dụng xe lăn

trong một giai đoạn quá trình điều trị, phục hồi chức năng và sinh hoạt cuộc sống và được hỗ trợ xe lăn từ bệnh viện. Cáng và nạng ít được bệnh nhân sử dụng nhất trong phục hồi chức năng. Có thể, do cáng là công cụ nếu sử dụng phải có sự trợ giúp của người khác và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (trong quá trình di chuyển) nên thiết bị này ít được sử dụng.

Trong quá trình khảo sát, có 30 người không trả lời câu hỏi này. Qua tìm hiểu, người trả lời phỏng vấn đưa ra nguyên nhân là do bệnh nhân không cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc có bệnh nhân cần sử dụng nhưng đã mua sẵn từ trước. Do vậy, họ không cần sự hỗ trợ về thiết bị phục hồi chức năng từ Bệnh viện. Có lẽ, chính sự chủ động của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân cũng đã làm giảm tải áp lực đối với Bệnh viện trước thực trạng số lượng các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng còn thiếu và hạn chế tại Bệnh viện.

b. Đánh giá của bệnh nhân về chất lượng các thiết bị hỗ trợ cho bệnh nhân tại bệnh viện

Chất lượng của các thiết bị hỗ trợ cho bệnh nhân là một khía cạnh đáng chú ý khi nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về thiết bị hỗ trợ. Đa số bệnh nhân/người nhà bệnh nhân đều dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ, nhưng liệu rằng, chất lượng của các thiết bị hỗ trợ này như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này, Luận văn đưa ra câu hỏi “Xin Ông /Bà cho biết ý kiến

đánh giá của mình về chất lượng các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng?”.

Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 7: Đánh giá về chất lượng các thiết bị hỗ trợ STT Mức đánh giá Số lượng (N) Tỉ lệ (%) 1 Rất tốt 25 27.8 2 Tốt 51 42.5 3 Bình thường 12 13.3 4 Không tốt 2 2.2 5 Rất kém 0 0 6 Không trả lời 30 25

Kết quả khảo sát đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về chất lượng của các thiết bị hỗ trợ tại bệnh viện Châm cứu Trung ương (kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.7), chất lượng của các thiết bị hỗ trợ tại Bệnh viện là rất tốt và tốt. Cụ thể, có 27,8% số người được khảo sát đánh giá chất lượng các thiết bị hỗ trợ là rất tốt; có 42,5% số người được khảo sát đánh

giá chất lượng các thiết bị hỗ trợ là tốt. Phỏng vấn sâu nhận định của người bệnh về thiết bị, một số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện cho biết thiết bị ở đây “dễ sử dụng” (nam, bệnh nhân, 50 tuổi, Hà Nội), “dễ dùng lại

bền nữa” (nam, người nhà bệnh nhân, 30 tuổi, Hà Nam), “chữ viết trên các

thiết bị đều là tiếng Việt nên dễ hiểu” (nữ, bệnh nhân, 65 tuổi, Bắc Ninh),

hiệu quả tốt lắm, dùng được một thời gian đã thấy việc đi lại dễ dàng hơn

nhiều” (nam, bệnh nhân, 54 tuổi, Hải Dương), “Xe lắc con chị đang dùng

chắc chắn, an toàn lắm, từ lúc dùng tới giờ (hơn 3 tháng – PV) cháu chưa bị

ngã lần nào” (nữ, bệnh nhân, 42 tuổi, Hải Phòng).

Kết quả đánh giá của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân phần nào cho ta thấy được sự quan tâm của Lãnh đạo Bệnh viện đối với việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân được hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất. Cùng với đó, phòng Công tác xã hội luôn chủ động, nhạy bén trong việc hỗ trợ Bệnh viện mua sắm, tìm kiếm nguồn tài trợ các trang thiết bị hỗ trợ cho bệnh nhân, giúp giảm tải gánh nặng tài chính cho Bệnh viện, tìm kiếm được các thiết bị hỗ trợ chất lượng và phù hợp với các bệnh nhân.

Có thể thấy, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về các thiết bị hỗ trợ được bệnh nhân đánh giá ở mức tốt và rất tốt xét trên các tiêu chí: số lượng thiết bị hỗ trợ được sử dụng, mức độ tiếp cận các thiết bị và chất lượng các thiết bị hỗ trợ. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng về các thiết bị hỗ trợ được bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đánh giá cao. Các bác sỹ, y tá, nhân viên công tác xã hội đã hoạt động rất tốt, tích cực, trách nhiệm cao, từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt đối với chất lượng phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

c. Về khả năng tiếp tiếp cận các thiết bị hỗ trợ của bệnh nhân.

Như đã phân tích ở trên, các thiết bị được sử dụng trong phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương rất đa dạng và phong phú; tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể kết hợp với các thiết bị hỗ trợ để quá trình phục hồi chức năng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vậy, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có dễ dàng tiếp cận được các thiết bị hỗ trợ này hay không? Hoặc các thiết bị hỗ trợ

này có dễ dàng sử dụng hay không? Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được thể hiện qua bảng số liệu như sau:

Bảng 2. 8: Đánh giá của về việc mức độ dễ dàng tiếp cận các thiết bị hỗ trợ

STT Câu trả lời Số lượng (N) Tỉ lệ (%)

1 Có 90 75

2 Không 0 0

3 Không trả lời 30 25

Tìm hiểu xem khả năng các bệnh nhân có dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ khi có nhu cầu hay không, kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.8. Kết quả nghiên cứu cho thầy, có đến 75% số người được khảo sát cho rằng họ dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ của Bệnh viện nhằm hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình sinh hoạt và điều trị nội trú. Còn 25% số người được khảo sát còn lại không trả lời câu hỏi do họ không có nhu cầu tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ, hoặc bệnh của họ không cần sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ này, hoặc là họ đã có trước.

Về ý kiến của bệnh nhân qua phỏng vấn sâu phần nào giải thích được số liệu khảo sát trên. “Khi biết bệnh của tôi cần sử dụng đến khung tập đi này, tôi không biết mua nó ở đâu cả nhưng nghe nói, chỉ cần đến phòng Hành chính của Khoa điều trị hỏi mượn thiết bị là có. Khung tập đi này dễ sử dụng lắm, lại chắc chắn nữa. Cậu ở phòng công tác xã hội chỉ cần chỉ cho tôi một

lần là tôi đã biết sử dụng rồi” (nam, bệnh nhân, 50 tuổi, Hà Nội); “… thiết bị

ở đây dễ mượn lắm, còn là họ cho mượn ngay ý mà” (nữ, người nhà bệnh

nhân, 34 tuổi, Nam Định).

Kết quả trên có được là do sự phối hợp chủ động, tích cực của các khoa điều trị với phòng Công tác xã hội. Phòng Công tác xã hội (chịu trách nhiệm các thiết bị hỗ trợ dưới phòng khám bao gồm xe lăn và cáng) đã cùng với các khoa điều xây dựng quy trình cho mượn thiết bị hỗ trợ sao cho đơn giản, thuận tiện nhất với bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng các thiết bị, tránh trường hợp bệnh nhân làm hỏng hoặc mất. Đồng thời, phòng Công tác xã hội và các khoa cũng tư vấn cho bệnh nhân cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ đúng cách, tránh gây thương tích khi sử dụng cho bệnh nhân.

2.2.4. Thực trạng hoạt động vui chơi, giải trí đối với bệnh nhân tại Bệnh viện

2.2.4.1. Thực trạng hoạt động vui chơi giải trí ở bệnh viện

Một trong những khía cạnh giúp bệnh nhân có thể phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG đối với BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN CHÂM cứu TRUNG ƯƠNG (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)