2.1. Thực trạng pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại ởViệt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay
2.1.1 Quyền yêu cầu hủy PQTT
Khoản 3 Điều 3, khoản 1 Ðiều 68, khoản 1 Điều 69 của Luật TTTM 2010 quy định; chỉ các bên tranh chấp là nguyên đơn và bị đơn mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy PQTT.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cho thấy bên cạnh nguyên đơn, bị đơn vẫn có sự tham gia của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM.
Vì thế, người có quyền lợi, nghĩa vụ trong tranh chấp là chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy PQTT cần được bổ sung. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thỏa thuận tự nguyện hạn chế quyền yêu cầu hủy PQTT.
Điểm mới trong Luật TTTM 2010 tiếp thu một khái niệm phổ biến trên thế giới trong lĩnh vực trọng tài quy định trong Điều 13 là khái niệm mất quyền phản đối.
Để hướng dẫn thực hiện quy định này, Điều 6 Nghị quyết số 01/2014/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo có quy định:“trường hợp Luật TTTM không quy định thời hạn thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm HĐTT tuyên phán quyết”. Còn về hệ quả của việc không phản đối, Nghị quyết quy định theo hướng “trường hợp Tòa án xác định vi phạm đã mất quyền phản đối quy định tại
Điều 13 Luật TTTM và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bên đã mất quyền phản đối không được quyền khiếu nại quyết định của HĐTT, yêu cầu hủy PQTT đối với những vi phạm đã mất quyền phản đối đó”.
Đơn yêu cầu hủy PQTT
Theo Điều 70, Luật TTTM, đơn yêu cầu hủy PQTT phải có các nội dung và các tài liệu kèm theo đơn như sau:
“1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Pháp luật hiện hành tại Việt Nam cho thấy nội dung đơn yêu cầu hủy
PQTT cần phải bổ sung các nội dung như: Thông tin của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn, thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải điểm chỉ hoặc ký tên, là tổ chức, cơ quan thì người đại diện pháp luật phải đóng dấu, ký tên vào đơn.
Quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật TTTM 2010 chỉ rõ, HĐTT phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trong thời hạn 30 ngày, từ ngày được chỉ định.
2.1.2 Điều kiện hủy phán quyết trọng tài thương mại
Về căn cứ “Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu”.
Trước khi Luật TTTM 2010 được ban hành, căn cứ này thường được bên thua kiện lạm dụng để yêu cầu hủy PQTT do cách hiểu về TTTT hoặc TTTT vô hiệu làm cơ sở cho Tòa án quyết định hủy hay không hủy PQTT không thống nhất và trong nhiều trường hợp là không xác định được.
Hiện nay, những quy định về hình thức của TTTT tại Điều 16, khoản 2 của Luật TTTM 2010 là khá rõ ràng, đầy đủ, đáp ứng với thực tiễn hoạt động thương mại trong tình hình phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4. Đây là cơ sở nhằm hạn chế rủi ro việc PQTT bị tuyên hủy.
Về căn cứ quyết định thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật TTTM
Hội đồng trọng tài phải tiến hành nhiều thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết chanh chấp nên khó tránh những sai sót. Thực tế từ các vụ việc gần đây sai sót thường vì những lý do từ thủ tục tố tụng. Có trường hợp phán quyết bị hủy chỉ vì lỗi văn bản trong thông báo mời hợp sử dụng ngôn từ chưa phù hợp hoặc những sai sót nhỏ như ghi đơn vị tiền tệ quy đổi chưa đúng, kể cả các lỗi trong thể thức trình bày cũng là nguyên nhân Tòa án hủy phán quyết.
Điều 14, khoản 2, điểm b, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2014/HĐTP đã có quy định để khắc phục tình trạng này; “trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định Luật TTTM 2010 về nội dung này mà Tòa án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu HĐTT không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM thì Tòa án hủy PQTT”.
Về căn cứ quy định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
Điều 2 Luật TTTM quy định, trường hợp HDTT giải quyết vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài là tranh chấp không thuộc thẩm quyền hoặc HĐTT đưa ra quyết định vượt phạm vi.
Theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ hủy các quyết định không thuộc quyền hạn của HĐTT mà không hủy PQTT.
Về căn cứ chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài
Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật TTTM, quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ mà HĐTT áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo.Với việc giới hạn các trường hợp có thể hủy PQTT như vừa nêu, khả năng PQTT bị hủy sẽ giảm và đây là điều đáng khích lệ.
Về căn cứ phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Điểm Đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại; “Phán quyết trọng tài trái vớicác nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.
Trong quá trình xử lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án cần xác định phán quyết Trọng tài có vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật, hay nguyên tắc đó có nằm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp hay không.
Phán quyết trọng tài chỉ bị hủy bởi Tòa án khi Tòa án chứng minh được phán quyết đó vi phạm nguyên tắc pháp luật Việt Nam mà HĐTT không chấp hành khi thực hiện, gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và các bên tham gia.
Hiểu thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hiện cũng là lý do khiến nhiều phán quyết trọng tài bị hủy. Việc Tòa án hủy phán quyết trọng tài mà chỉ căn cứ vào điểm Đ khoản 2 Điều 68 mà không nêu rõ PQTT sai ở đâu,
vi phạm cụ thể những gì là tình trạng phổ biến.
PQTT sẽ vẫn phải đối mặt với tình trạng bị hủy cao nếu không thể xác định rõ ràng về khái niệm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Vì vậy, nếu khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” không thể xác định được thì phán quyết trọng tài sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ cao bị tòa án hủy điều này đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh lành mạnh bị cản trở phát triển.
Quy định về nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng
Như đã phân tích, quy định này là một trong những điểm mới của Luật TTTM, mặc dù đã hình thành lâu đời trong hệ thống pháp luật của các nước tiên tiến.
Điều 13 Luật TTTM 2010 quy định, nếu một bên phát hiện có vi phạm Luật này hay của TTTT mà không phản đối vi phạm trong thời gian quy định, vẫn tiếp tục thực hiện thì sẽ mất quyền phản đối tại Tòa án hoặc Trọng tài. Điều này nhằm ngăn chặn các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài.
2.1.3 Trình tự, thủ tục hủy phán quyết trọng tài thương mại
Chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại
Quyền yêu cầu tòa án tuyên hủy PQTT chỉ trao cho các bên tranh chấp (hai chủ thể là bị đơn và nguyên đơn), quy định tại khoản 3 Điểu 3, khoản 1 Điều 68, khoản 1 Điều 69.
“1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có các chứng cứ chứng minh, tài liệu thông tin cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là hợp pháp.
sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo Điều 70, Luật TTTM, đơn yêu cầu hủy PQTT phải có các nội dung và các tài liệu kèm theo đơn như sau:
“1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủyếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Thực trạng pháp luật Việt Nam cho thấy, đơn yêu cầu hủy PQTT cần phải bổ sung vào nội dung các thông tin như: Thông tin của những người liên quan, thông tin của tòa án giải quyết đơn yêu cầu. Trong trường hợp người yêu cầu là cá nhân thì cần điểm chỉ, ký tên. Nếu là tổ chức, cơ quan thì người đại điện pháp luật ký tên, có đóng dấu vào cuối đơn.
Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010. Từ đây, cũng đặt ra một số vấn đề pháp lý cần quan tâm như sau:
- Luật TTTM 2010 đã sử dụng cụm từ “làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền” chưa thật sự rõ nghĩa. Do vậy, nên bỏ câu“làm đơn gửi” thay bằng
“gửi đơn” là đủ.
- Điều 190 BLTTDS 2015 quy định rất rõ và hợp lý.
đơn yêu cầu trong việc dân sự.
Chứng minh, chứng cứ cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Luật TTTM 2010 phân chia nghĩa vụ chứng minh về căn cứ hủy thành hai trường hợp: (i) Đối với các căn cứ tại khoản (a), (b), (c) và (d) của Điều 68, khoản 2, bên yêu cầu hủy có nghĩa vụ chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy PQTT; (i) Đối với các căn cứ tại khoản ( của Điều 68, khoản 2, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Các tài liệu, chứng cứ phải gửi kèm theo đơn yêu cầu được quy định chi tiết tại Ðiều 70 Luật TTTM 2010.