Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 56 - 90)

3.2.1. Nhóm giải pháp tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho tổ chức và hoạt đồng của trọng tài thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thứ nhất, Luật TTTM 2010 cần có quy định rõ về phạm vi điều chỉnh, điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho các chủ thể liên quan và các bên tham gia tranh chấp xác định đúng về thẩm quyền của TTTM theo hướng thống nhất, chấm dứt thực trạng có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền của TTTM như hiện nay.

Thứ hai, trong thủ tục tố tụng, nên xem xét bổ sung quy định cụ thể. Chỉ khi các bên hòa giải không thành công, Trọng tài đưa mới đưa vụ tranh chấp ra giải quyết, nâng cao trách nhiệm của TTV. Vì quyền quyết định hòa giải phụ thuộc hoàn toàn vào các bên nên quy định này cũng không làm mất quyền định đoạt, lựa chọn của đương sự. Trọng tài vẫn có thể đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết khi các bên hòa giải không thành công.

Thứ ba, trong luật TTTM cần bổ sung quy định về nội dụng TTTT. Thực trạng cho thấy có rất nhiều TTTT bị vô hiệu, gây khó khăn cho các bên tranh chấp không tìm được trọng tài để giải quyết tranh chấp. Luật TTTM 2010 cần có quy định cụ thể về nội dung của TTTT để khắc phục tình trạng này, như: Các quy định chung về quyền hạn, nghĩa vụ của TTTT, các quy định về chi phí, lệ phí trọng tài, ngôn ngữ, quy phạm văn bản, quy tắc tố tụng, cam kết thực hiện PQTT.

Thứ tư, quy định rõ về chức danh, trách nhiệm và nghĩa vụ khi công nhận trọng tài viên, khung tiêu chuẩn trọng tài viên. Sự sơ sài, thiếu nhất quán trong các căn cứ, quy định pháp lý về tiêu chuẩn trọng tài khiến nguồn nhân sự trong lĩnh vực này khó phát triển mạnh, chất lượng các vụ giải quyết tranh chấp chưa cao, chưa hiệu quả, gây lãng phí, mất thời gian cho các bên tham gia và giảm uy tín của hệ thống ngành nghề TTTM Việt Nam với quốc tế.

định. Do không quy định rõ về thời gian giải quyết tranh chấp nên thực trạng nhiều vụ việc giải quyết tranh chấp trong thời gian bao nhiêu vẫn phụ thuộc vào trọng tài. Mặc dù điều này đã quy định trong Luật TTTM 2010 nhưng chưa cụ thể. Vì vậy, thời gian giải quyết tranh chấp từ khi hội đồng trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài cần quy định rõ.

Thứ sáu, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hội đồng trọng tài thực hiện biện pháp khẩn cấp thạm thời mà không gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi các bên, cần có quy định cụ thể về những hành vì nào thì được coi là bất lợi đối với quá trình tố tụng trọng tài.

Thứ bảy, cần bổ sung các quy định pháp lý trong kết quả giải quyết tranh chấp vào Luật TTTM 2010 nhằm tạo thuận lợi cho các bên thực hiện phán quyết trọng tài, đẩy mạnh sự phát triển của các tổ chức trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, giảm thiểu tình trạng tùy tiện hủy hoặc không công nhận phán quyết trọng tài. Cần quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia, thời gian thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn đó trong kết quả giải quyết tranh chấp. Nâng cao ý thức thực thi phán quyết trọng tài của các bên tham gia.

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định hủy quyết định trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế

Thứ nhất, nhằm loại bỏ thực trạng các bên tranh chấp lợi dụng tính không minh bạch của các căn cứ hủy PQTT để đưa ra yêu cầu hủy PQTT cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này.

Đối với “phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, Nghị quyết 01/2014/NQ- HĐTP dù đã đưa ra phạm vi căn cứ là những nguyên tắc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của trọng tài nhưng thực tế Tòa án vẫn thường viện dẫn căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 68 để hủy phán quyết trọng tài trong những trường hợp nào? Có khi nào Tòa án được xem xét nội dung quan hệ tranh chấp để hủy phán quyết trọng tài? Đây là câu hỏi rất khó, song từ những phân tích của Luận văn có thể đề xuất việc áp dụng như

sau:

Trường hợp thứ nhất: Phán quyết trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản, có tính phổ quát được quy định trong luật nội dung, luật tố tụng, luật trọng tài dẫn đến phán quyết trọng tài không bảo đảm sự công bằng, hợp lý.

Đây là trường hợp Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đề cập, các bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp; thỏa thuận đó không trái pháp luật, không vi phạm đạo đức, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, nhưng Hội đồng trọng tài không chấp nhận. Hội đồng trọng tài đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng của tố tụng trọng tài. Chỉ trong trường hợp này mới coi là phán quyết trọng tài vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận, định đoạt. Đây là nguyên tắc tồn tại trong rất nhiều luật nội dung và luật hình thức, một nguyên tắc phổ quát.

Việc một số Hội đồng xét đơn của một vài Tòa án đã xem xét hợp đồng, nếu thấy Hội đồng trọng tài xử không đúng thỏa thuận trong hợp đồng, thì cho rằng Hội đồng trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận, định đoạt; phán quyết trọng tài đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam để hủy phán quyết là không đúng. Làm như vậy là Hội đồng xét đơn đã xét xử lại nội dung quan hệ tranh chấp, vi phạm khoản 4 Điều 71 Luật TTTM.

Trường hợp thứ hai: Thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng hoặc quá trình thực hiện hợp đồng xâm phạm lợi ích của người thứ ba (có thể là cá nhân hoặc tổ chức…), hoặc trong biên bản hòa giải thành hai bên đã thỏa thuận có nội dung xâm phạm lợi ích người thứ ba và người này không có liên quan gì đến quan hệ tranh chấp của hai bên, nhưng phán quyết trọng tài đã quyết định công nhận thỏa thuận đó, dẫn đến xâm phạm lợi ích của người thứ ba [36]

Người thứ ba được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chủ thể khác như đã phân tích ở trên. Song, trong phạm vi của điểm này, việc đề cập người

thứ ba chỉ nhằm mục đích phân biệt và làm rõ hơn người thứ ba không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như trong tố tụng dân sự, hành chính, trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế.

Người thứ ba là người không liên quan đến quan hệ tranh chấp, không “làm ăn” với hai bên nhưng phán quyết trọng tài xâm phạm lợi ích của họ, phán quyết trọng tài đã vi phạm công lý hiển nhiên; một phán quyết hết sức vô lý, không thể hiểu và chấp nhận được. Trường hợp này sau khi xác minh, thu thập chứng cứ, có đủ căn cứ thì Tòa án được áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 68 để hủy phán quyết trọng tài.

Trường hợp thứ ba: Phán quyết trọng tài có thể giải quyết đúng hoặc không đúng nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ hợp đồng nhưng quan hệ hợp đồng đó chứa đựng nội dung xâm phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.

Ví dụ trong một hợp đồng kinh tế, hai bên ký kết có nội dung bên vi phạm hợp đồng phải giao vợ mình cho bên kia trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc phải biểu diễn khỏa thân… (thỏa thuận này có thể được người vợ đồng ý) hoặc nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, đó là quyền và nghĩa vụ của hai bên hàm chứa sự xâm phạm trật tự công, lợi ích công, lợi ích xã hội. Ví dụ, hai bên thỏa thuận bên không thực hiện đúng hợp đồng phải giao cho bên kia một quả thận của mình dưới dạng hiến tạng; hoặc hợp đồng mua bán ma túy, buôn lậu hay bản chất của giao dịch, hợp đồng là để rửa tiền; hợp đồng dịch vụ nhưng bản chất đó là hợp đồng “chạy án”, hoặc hợp đồng nhằm thâu tóm, độc quyền, lũng đoạn thị trường, lũng đoạn nền kinh tế.v.v…; nhưng Hội đồng trọng tài đã căn cứ vào các nội dung hợp đồng để ra phán quyết công nhận các giao kết, các hợp đồng đó là hợp pháp và giải quyết quyền, nghĩa vụ của hai bên theo hợp đồng. Phán quyết này vi phạm nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, vi phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là: “Trọngtài viên

phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”.

Trường hợp thứ tư: Thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng xâm phạm đến độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, hoặc thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng nếu được công nhận sẽ ủng hộ về tài chính cho các tổ chức chống lại dân tộc, chống lại nhà nước Việt Nam, hoặc ủng hộ các cá nhân, tổ chức khủng bố nhưng phán quyết trọng tài vẫn công nhận hợp đồng đó.

Ví dụ: Liên hiệp quốc đãcó lệnh cấmbuôn bánvới tổ chức khủng bố đó, nhưng hai bên vẫn ký kết các hợp đồng thương mại, hợp đồng buôn bán vũ khí… Hội đồng trọng tài khi xét xử đã công nhận tính hợp pháp của các hợp đồng đó, buộc các bên phải thực hiện hợp đồng.v.v… thì các phán quyết trọng tài đó được coi là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Dù trường hợp thứ tư vừa nêu trên có thể xuất hiện trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài, còn đối với trọng tài Việt Nam, nó chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, thực tiễn khó có thể xảy ra đối với phán quyết trọng tài Việt Nam, giải quyết theo luật trọng tài Việt Nam nhưng cũng là một khả năng cần đề cập.

Trường hợp thứ năm: Là phán quyết trọng tài nếu được thi hành sẽ gây tổn thương mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với nước khác, không tôn trọng các nghĩa vụ, cam kết quốc tế…

Như vậy, các trường hợp từ thứ hai đến thứ năm trong điểm này là những trường hợp mà Tòa án không chỉ xem xét về mặt tố tụng, mà còn có thể được xem xét về nội dung quan hệ tranh chấp, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ nếu thấy nội dung của phán quyết xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể đó thì có quyền áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM hủy một phần hoặc toàn bộ phán quyết trọng tài.

Trong các trường hợp nói trên cũng không áp dụng quy định tại Điều 13 Luật TTTM về mất quyền phản đối đối với phần phán quyết xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác, xâm phạm trật tự công, đạo đức xã hội….

Thứ hai, áp dụng các căn cứ hủy phán quyết trọng tài phải gắn với việc áp dụng quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 63, khoản 7 Điều 71 Luật TTTM

Khi áp dụng các căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM thì phải hiểu sâu sắc rằng, tố tụng trọng tài có rất nhiều điểm khác biệt với tố tụng dân sự tại Tòa án. Nếu không nắm vững tính đặc thù đó rất dễ xét xử lại vụ tranh chấp, hoặc Hội đồng trọng tài có vi phạm Luật TTTM, vi phạm thỏa thuận trọng tài… nhưng thuộc trường hợp vi phạm đó không còn là căn cứ để hủy, không được hủy phán quyết. Ví dụ như việc đã mất quyền phản đối được quy định tại Điều 13 Luật TTTM.

Trong tố tụng dân sự, Thẩm phán hay Hội đồng xét xử vi phạm thủ tục tố tụng, có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, dù đương sự có phản đối hay không có phản đối, khi vi phạm đó là nghiêm trọng thì phán quyết đó sẽ bị hủy. Nhưng đối với tố tụng trọng tài, nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có vi phạm quy định của Luật TTTM hoặc thỏa thuận trọng tài một hoặc các bên đều biết, đều phát hiện vi phạm đó, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài những vi phạm đó trong thời hạn do Luật TTTM quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài, hoặc tại Tòa án đối với những vi phạm đã biết đó. Thời hạn được xác định theo quy tắc tố tụng trọng tài hoặc thỏa thuận của các bên trong trường hợp Luật TTTM không quy định. Việc phản đối phải được thực hiện trước khi HĐTT tuyên phán quyết trong trường hợp quy tắc tố tụng trọng tài không quy định hoặc các bên không thỏa thuận.

Như vậy, dù quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có vi phạm Luật TTTM, vi phạm thỏa thuận trọng tài, nhưng một trong các bên phát hiện vi phạm mà không phản đối trong thời hạn được quyền phản đối những vi phạm đó, phải được coi là các bên đã chấp nhận trên thực tế về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về các hoạt động, cách làm đó của trọng tài. Một khi được coi là các bên đã chấp nhận hoạt động đó của trọng tài thì không còn được coi hoạt động đó là vi phạm. Nói khác đi, hoạt động đó của trọng tài được coi là hợp pháp, có giá trị pháp lý. Sở dĩ trong tố tụng, trong hoạt động trọng tài điều đó được thừa nhận khi đương sự không thực hiện quyền phản đối là vì tố tụng trọng tài hết sức mềm dẻo, linh hoạt.

Trong nhiều trường hợp, tố tụng trọng tài là do đương sự lựa chọn, hoặc do các bên thỏa thuận. Mối quan hệ giữa Hội đồng trọng tài và các bên trong tranh chấp (quyền và nghĩa vụ của Hội đồng trọng tài và các bên, trong một vụ việc cụ thể có thể là mối quan hệ hợp đồng. Do đó, các bên có thể tự do thỏa thuận bằng văn bản (thỏa thuận trọng tài, quy tắc trọng tài hay thỏa thuận riêng của các bên...) hoặc bằng hành vi cụ thể (biết nhưng im lặng và không phản đối) đối với tất cả các quyền và nghĩa vụ đó trong giới hạn pháp luật áp dụng cho phép.

Do đó, biết vi phạm mà không phản đối trong thời hạn thì được coi là các bên đã lựa chọn, đã đồng ý về thành phần, về tố tụng, về thẩm quyền… trọng tài. Nó khác hẳn với tố tụng dân sự là tố tụng luật định. Về xử lý sai sót của phán quyết, giữa tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài cũng rất khác nhau. Trong tố tụng dân sự, nếu Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã công bố, đã phát hành phán quyết, dù Thẩm phán, Hội đồng xét xử tự phát hiện ra sai sót hoặc thông qua khiếu nại, kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử không tự mình sửa chữa sai sót đó, trừ trường hợp sai sót về lỗi chính tả, tính nhầm. Tùy theo phán quyết đó đã có hiệu

lực pháp luật hay chưa có hiệu lực pháp luật, việc sửa chữa sai sót đó sẽ do Tòa án ở cấp cao hơn thực hiện theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Trong tố tụng trọng tài, phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành, không có trình tự xét xử phúc thẩm và không có trình tự giám đốc thẩm. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 63 Luật TTTM thì quy định: “Trường hợpcác bên không cóthỏa thuậnkhác, trongthời hạn 30 ngày, kể từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 56 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)