Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về hủy phán quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 38 - 52)

trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Thực tiễn hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay

Tính đến hết tháng 01/2019, trên toàn quốc hiện có 23 Trung tâm Trọng tài thương mại với số Trọng tài viên hiện nay là trên 460 người và được phân bố không đồng đều tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đăk Lắk.

Số vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài dù thương mại có xu hướng tăng lên (khoảng 500 vụ trong năm 2018) nhưng vẫn ở mức khiêm tốn so với nhu cầu thực tiễn, chiếm chưa đến 1% trên tổng số vụ tranh chấp thương mại được tòa án thụ lý, xét xử hàng năm. Trong khi đó, những năm gần đây tranh chấp quốc tế đang có xu hướng giảm, ngược lại tranh chấp trong nước hiện chiếm khoảng 70% và có xu hướng gia tăng, nhất là ở các doanh nghiệp FDI [47].

Mặc dù trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn có nhiều ưu điểm song không ít ý kiến cho rằng họ e ngại việc phán quyết của trọng tài bị Tòa án hủy. Hiện nay, chưa có thống kế số liệu chính thức của ngành Tòa án nhân dân về số lượng các vụ phán quyết trọng

tài thương mại bị hủy tại Tòa án nhân dân.

Theo Ông Nguyễn Công Phú, Phó chánh tòa kinh tế Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh “kể từ khi Luật Trọng tài Thương mại có hiệu lực thi hành thì vẫn có rất nhiều phán quyết bị Tòa án hủy”. Trong khi đó, tại buổi tọa đàm về thực trạng “Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam” ngày 20 tháng 1 năm 2015, ông Vũ Ánh Dương, Tổng thư ký VIAC cho biết từ năm 2003 đến năm 2011 có 26 vụ yêu cầu Tòa án hủy trong đó chỉ có 9 phán quyết bị hủy chiếm 34,6% tổng số vụ tranh chấp yêu cầu hủy. Từ năm 2011 – 2014, tức từ khi Luật TTTM 2010 có hiệu lực, có 20 yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài của VIAC thì có đến 10 phán quyết được Tòa án chấp nhận hủy, chiếm 50% trong tổng số vụ tranh chấp yêu cầu Tòa án hủy [48]. Thông tin cụ thể hơn về số vụ việc phán quyết trọng tài bị hủy tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Tiến - Phó Chánh tòa kinh tế, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội cho biết: Năm 2015, cơ quan này đã thụ lý 7 vụ, năm 2016 là 11 vụ, năm 2017 với 14 vụ; riêng 6 tháng đầu năm 2018 thụ lý 5 vụ. Trong đó, yêu cầu về khiếu nại thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (HĐTT) là 4 vụ việc, yêu cầu hủy phán quyết là 26 vụ và công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là 7 vụ [49].

Từ những con số trên chúng ta thấy được rằng việc có quá nhiều phán quyết trọng tài bị tuyên hủy như vậy sẽ tạo cho doanh nghiệp tâm lý e dè khi quyết định có chọn Trọng tài hay không, đó cũng là một rào cản khá lớn trong việc các doanh nghiệp tiếp cận với phương thức giải quyết này, một phương thức có nhiều ưu điểm và mang lại lợi thế nhiều cho doanh nghiệp.

Việc số lượng phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy tăng khá nhiều khiến cho không chỉ cộng đồng doanh nghiệp hoang mang mà ngay chính các Trọng tài viên cũng “đứng ngồi không yên”. Do tình trạng số lượng phán quyết trọng tài bị hủy cao khiến các Trọng tài viên lo lắng việc “xử mà không biết phán quyết có bị hủy hay không”. Đây là hiện trạng cần khắc phục, vì bản chất Luật TTTM 2010 là tạo hành lang pháp lý cho phương thức giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài phát triển nhưng thực tế thì đang đi ngược lại do số phán quyết trọng tài bị tuyên hủy thậm chí nhiều hơn so với giai đoạn trước.

Thực tiễn, hai căn cứ thường được Tòa án viện dẫn để hủy phán quyết trọng tài là căn cứ tại điểm b và điểm đ Điều 68 Luật TTTM, đó là: Thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Hai căn cứ này có phạm vi tương đối rộng khiến Hội đồng trọng tài dễ vi phạm khi giải quyết. Căn cứ để Tòa án hủy phán quyết có khi chỉ vì mắc lỗi nhỏ trong việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản chưa hợp lý. Đặc biệt, mặc dù Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/3/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM (Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) đã có giới hạn phạm vi đối với căn cứ "Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” nhưng Tòa ánvẫn thường dựa vào căn cứ này để ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. Tình trạng các phán quyết trọng tài bị hủy thương xuyên gây ra tâm lý hoang mang cho cộng đồng doanh nghiệp, phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài mất đi sự tin cậy.

2.2.1 Nguyên nhân, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về hủy quyết định trọng tài thương mại

Do quy định về hủy phán quyết trọng tài còn nhiều điểm chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ, khiến cho việc áp dụng không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhiều phán quyết trọng tài bị hủy.

Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM quy định những căn cứ để hủy PQTT tuy không nhiều nhưng lại không rõ ràng khiến yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trở nên dễ được chấp thuận một khi bên yêu cầu đưa ra căn cứ phù hợp với đặc điểm phán quyết bị hủy. Bên cạnh đó, thủ tục tuyên bố hủy quyết định trọng tài cũng có vấn đề cần bàn:

Thứ nhất, căn cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam” được quy định không rõ ràng, khó tránh khỏi việc áp dụng một cách tùy tiện.

Hiện trạng cho thấy, hầu hết trong các Bộ luật, Luật tại Việt Nam đều có những quy định về “nguyên tắc”, khiến cho bên yêu cầu có thể dễ dàng viện dẫn phán quyết trọng tài “trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” sau đó đưa ra những lý lẽ nhằm thuyết phục Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài.

Trong thực tiễn xét xử, rất nhiều trường hợp Tòa án căn cứ vào điểm Đ khoản 2 Điều 68 để hủy phán quyết trọng tài. Rất nhiều nguyên tắc cơ bản hoặc nguyên tắc không cơ bản được Tòa án viện dẫn trong quyết định khi hủy phán quyết trọng tài đều là các nguyên tắc có nội dung hướng dẫn cách xử sự của các bên đương sự trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, chứ không phải là các nguyên tắc hướng dẫn cách xử sự của cơ quan tài phán. Mặt khác, hầu hết quyết định của Tòa án khi áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM đều xem xét, giải quyết lại nội dung vụ tranh chấp đã được trọng tài xét xử. Đây rõ ràng là sự vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật TTTM quy định: “Khi xét đơn yêucầu, Hội đồng xét đơn yêucầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết”.

Nghiên cứu khoản 2 Điều 68 sẽ thấy rõ, đối với các trường hợp thuộc điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 68 thì người có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải xuất trình chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, nếu không chứng minh được sẽ không được Tòa án chấp nhận. Đây là điểm khác biệt giữa tố tụng dân sự với Luật TTTM. Vì sao có sự khác biệt đó?

Một là, Tòa án khi xét đơnyêu cầu hủy phán quyết trọngtài không xét lại nội dung vụ tranh chấp. Tòa án chỉ xem xét dưới góc độ tố tụng (thẩm quyền, thủ

tục tố tụng, thành phần Hội đồng trọng tài…). Nếu đương sự cho rằng, phán quyết trọng tài vi phạm một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm d khoản 2 Điều 68 thì phải chứng minh được sự vi phạm đó, không chứng minh được rõ ràng có sự vi phạm thì không chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết trọng tài;

Hai là, việctranh chấp là quanhệriêng tư, lợi íchcủa các đương sự, của thương nhân, đó là quan hệ tư, việc của cá nhân các bên trong quan hệ tranh chấp, chứ không phải là việc “công”, lợi ích “công”. Do đó, các bên phải chứng minh, phải tự bảo vệ lợi ích của mình, nhà nước (cụ thể là Tòa án) không làm thay.

Ba là, các bên trong quan hệ tranh chấp thường là các thương nhân, là đối tượng vừa có điều kiện kinh tế, sự hiểu biết hơn người dân bình thường, có đủ điều kiện để tự mình hoặc nhờ Luật sư giúp đương sự tự bảo vệ lợi ích tư của mình, chính các bên trong quan hệ tranh chấp hiểu rõ sự việc hơn ai hết, biết phải làm gì để tự bảo vệ lợi ích của mình, nên Luật TTTM không quy định trọng tài hay Tòa án có nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ, không có nghĩa vụ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên trong quan hệ tranh chấp thay đương sự.

Bốn là, chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, gia nhập sân chơi chung thì ngoài những điểm đặc thù, về cơ bản Luật TTTM phải phù hợp với sân chơi chung đó, không thể có lựa chọn khác. Luật TTTM của các nước, Công ước, luật mẫu… đều quy định trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự, Luật TTTM của chúng ta cũng đã quy định như vậy.

Do đó, đương sự muốn bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi viện dẫn một trong các căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định từ điểm a đến điểm d khoản 2 Điều 68 thì các đương sự phải chứng minh trước Tòa án, phán quyết trọng tài vi phạm một hay nhiều các căn cứ đó.

Điểm b khoản 3 Điều 68 Luật TTTM quy định đối với yêu cầu hủy “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam:“…Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh, thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài”.

Không phải do tùy hứng hay ngẫu nhiên mà chỉ có điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM mới quy định khi áp dụng căn cứ này Tòa án phải chủ động xác minh, thu thập chứng cứ.

Nếu cho rằng đương sự trong vụ tranh chấp muốn bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong trường hợp này gặp khó khăn khi chứng minh phán quyết trọng tài vi phạm, nên mới quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68 như vậy thì không chỉ vô lý mà còn tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn với các quy định khác của Luật TTTM, không thể giải thích các quy định của Luật TTTM một cách nhất quán. Điều đó chứng tỏ “đối tượng” chính mà quy định này hướng đến để bảo vệ là những giá trị chung có tính cơ bản, bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, sự công bằng, nó có thể là lợi ích công, trật tự công, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhà nước, đạo đức xã hội… hoặc lợi ích của công dân, chủ thể khác không liên quan tới quan hệ tranh chấp, nhưng phán quyết trọng tài đã xâm phạm lợi ích của họ. Đó có thể được coi là sự vi phạm công lý hiển nhiên không ai có thể chấp nhận được. Do đó, Tòa án phải chủ động thu thập chứng cứ chứng minh và bảo vệ các đối tượng, các lợi ích đó. Điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại đã ghi rõ:

“…Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm

nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba…”

Để giúp cho các Thẩm phán hiểu đúng trong trường hợp nào mới áp dụng cho các đương sự trong việc để hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68, Hội đồng Thẩm phán đã đưa ra hai ví dụ nhằm gợi ý cho các Thẩm phán như sau: “Ví dụ1: Các bênđã tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng Hội đồng trọng tài không ghi nhận sự thỏa thuận đó của các bên trong phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong lĩnh vực thương mại quy

định tại Điều 11 Luật Thương mại và Điều 4 của Bộ luật dân sự... Tòa án xem xét, quyết định việc hủy phán quyết trọng tài này vì trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam đã được Luật Thương mại và Bộ luật dân sự quy định.

Ví dụ 2: Một bên tranh chấp cung cấp chứng cứ chứng minh phán quyết trọng tài được lập có sự cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc “trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư” quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại”.

Thuật ngữ “người thứ ba” trong hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2014/NQ- HĐTP không phải là “người” có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án như quy định tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011), (BLTTDS 2015 là khoản 04 Điều 68).

Người thứ ba được hiểu theo hướng là các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm tổ chức xã hội đại diện cho các lợi ích công cộng mà các tổ chức này là một bên khởi kiện; ví dụ: Phán quyết trọng tài có tác động liên quan đến sức khỏe cộng đồng hay phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, lợi ích của người tiêu dùng. “Người thứ ba” cũng có thể được hiểu là một quốc gia khác có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi phán quyết của trọng tài, đặc biệt trong các vụ kiện tranh chấp đầu tư được xử bằng trọng tài vụ việc….

Cách hiểu này cũng phù hợp với giải thích chính sách công quốc tế của mọi quốc gia theo Khuyến nghị của Hiệp hội pháp luật quốc tế (The International Law Association -ILA) năm 2002 là:

(i) Các nguyên tắc cơ bản về công bằng và đạo đức, mà quốc gia đó muốn bảo vệ, kể cả khi quốc gia đó không trực tiếp liên quan

(ii) Các quy tắc được thiết lập để phục vụ cho lợi ích kinh tế, xã hội hay chính trị của quốc gia, mà được biết với tên gọi các quy tắc về chính sách công

(iii) Nhiệm vụ quốc gia để tôn trọng các nghĩa vụ đối với quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế.

“Người thứ ba” cũng có thể là thể nhân, tổ chức không liên quan gì đến quan hệ tranh chấp, nhưng phán quyết trọng tài đã xâm phạm lợi ích của họ, phán quyết vi phạm công lý hiển nhiên.

Từ hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán có thể thấy trong trường hợp nội dung của phán quyết trọng tài chỉ phân xử trong phạm vi lợi ích của hai bên đương sự trong quan hệ tranh chấp và phán quyết đó không xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác thì không được sử dụng các nguyên tắc điều chỉnh hành vi, xử sự của các bên trong quan hệ hợp đồng để xem xét, giải quyết lại nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)