Thời buổi hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về kinh tế nói riêng nhằm đảm bảo tối ưu hiệu quả tương tác mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Bản chất của Luật TTTM 2010 là ây dựng hàng lang pháp lý đồng bộ nhằm giải quyết các kiện tụng, tranh chấp thương mại và các vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, thực tế qua thời gian thi hành từ 2011 đến nay, Luật TTTM 2010 cũng đã bộc lộ không ít những bất cập gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của phương thức TTTM.
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật TTTM 2010 chưa được thể hiện rõ ràng, nhất quán.
Điều 1 Luật TTTM 2010 quy định về phạm vi điều chỉnh: “Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài” [36].
Có thể thấy, nội dung quy định trên gây ra hai quan điểm khác nhau về phạm vi của Luật, tạo ra những khó khăn, vướng mắc khi xác định thẩm quyền của Trọng tài:
Thứ nhất, Luật TTTM 2010 chỉ áp dụng đối với các quyết định của Trọng tài trong nước.
PQTT nước ngoài khi quyết định được tuyên tại Việt Nam hoặc địa điểm giải quyết vụ tranh chấp là tại Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, các quy định về hòa giải, thỏa thuận trọng tài trong Luật TTTM 2010 còn quá sơ sài.
Thực trạng cho thấy số vụ việc hòa giải thành công khá cao, tạo ảnh hưởng tích cực trong hoạt động thương mại. Tuy vậy, hệ thống luật pháp quy định về lĩnh vực hòa giải còn chưa hoàn thiện. Ở các trung tâm trọng tài hiện nay phần lớn vẫn chưa có quy tắc hòa giải riêng. Vì vậy, việc hòa giải đơn thuần dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của trọng tài viên, điều này khiến ý nghĩa của hòa giải giảm sút và tỷ lệ hòa giải không cao. Chưa có quy định cụ thể về nội dung của TTTT trong luật TTTM 2010. Thực trạng số liệu các trường hợp hủy PQTT cho thấy, nhiều phán quyết bị hủy vì với nội dung không rõ ràng.
Thứ ba, Luật TTTM 2010 có nhiều quy định về TTV nhưng lại chưa có quy định về công nhận TTV.
Một số quy định về tiêu chuẩn đối với TTV chưa thật hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế
Thứ tư, Luật TTTM 2010 không quy định về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi HĐTT được thành lập đến khi ra PQTT
Luật TTTM 2010 quy định về thời gian bầu Chủ tịch HĐTT, thời gian thành lập HĐTT, thời gian gửi bản báo cáo tự bảo vệ của bị đơn nhưng lại không có quy định về thời gian giải quyết vụ tranh chấp từ khi hội đồng trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết trọng tài. Luật TTTM 2010 quy định về thời gian ra phán quyết trọng tài: Phán quyết trọng tài được ban hành tại phiên họp hoặc chậm nhất 30 ngày từ ngày kết thúc phiên họp cuối. Bất cập đạt ra là không có quy định cụ thể về số lượng phiên họp của mỗi vụ kiện, các phiên họp có thời gian cách nhau thế nào và trong phiên họp và trong các phiên thì hội đồng trọng tài có trách nhiệm công bố cho các bên nội dung để
cùng giải quyết như thế nào. Vì không có quy định cụ thể như vậy nên có những vụ kiện kéo dài mặc dù các bên tham gia giải quyết tranh chấp thương mại thường ưu tiên lựa chọn TTTM.
Thứ năm, Luật TTTM 2010 không quy định rõ ràng về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đối với các bên tranh chấp, hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời, quy định tại Điều 49 Luật TTTM 2010. Đó là: “Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài”. Theo quy định trên thì những hành vi nào được coi là cản trở quá trình tố tụng? Thực trạng cho thấy nhiều khó khăn khi xác định những hành vi này, dưới nhều góc độ khác nhau, nó phụ thuộc vào cách đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân.
Thứ sáu, Luật TTTM 2010 không quy định rõ ràng về nội dung trong kết quả giải quyết tranh chấp của Trọng tài.
Luật TTTM 2010 quy định "Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài" và một trong những nội dung của phán quyết trọng tài là: "Kết quả giải quyết của tranh chấp".
Thực trạng có những vụ tranh chấp mà trong quyết định trọng tài chỉ ghi “không chấp nhận yêu cầu kiện lại của bị đơn” và "không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn” mà không quy định rõ ràng về nghĩa vụ, quyềnhạn của các bên ra sao. Phán quyết trọng tài như vậy, liệu có đảm bảo quy định của pháp luật đã ban hành?
Luật TTTM 2010 quy định: "bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài". Mặc dù vậy, với phán quyết như đã phân tích ở trên thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ làm như thế nào? Một trong các bên tham gia
tranh chấp bắt buộc sẽ phải thực hiện thủ tục theo yêu cầu của Tòa án hủy phán quyết trọng tài để bắt đầu khởi kiện lại tại Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự, với phán quyết trọng tài khó có thể thực thi như trên đã nêu. Để yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài thì cần phải chỉ ra căn cứ cho thấy phán quyết đó thuộc các trường hợp hủy PQTT theo quy định ban hành tại Điều 68 Luật TTTM 2010.
Từ những phân tích trên và các kết quả nghiên cứu của Luận văn về thực trạng áp dụng pháp luật về hủy phán quyết của trọng tài thương mại, đã cho thấy kết quả hủy phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam trong thực tiễn vừa qua cũng bắt nguồn chính từ các bất cập, khiếm khuyết trong các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục của trọng tài thương mại. Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết của trọng tài thương mại cần được thực hiện theo các hướng sau
Một là, hoàn thiện các quy định về tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho tổ chức và hoạt đồng của trọng tài thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế
Trong đó, có những vấn đề cấp bách cần phải thực hiện sớm từ: phạm vi điều chỉnh; hòa giải; thỏa thuận trọng tài; thời hạn giải quyết tranh chấp; biện pháp khẩn cấp tạm thời; nội dung kết quả giải quyết tranh chấp của trọng tài…
Hai là, hoàn thiện các quy định hủy quyết định trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế
Cần khái quát chuẩn mực quốc tế về quy định hủy phán quyết trọng tài, từ đó dẫn dắt tới phương hướng này.
Đặc biệt, cần xem xét lại quy định: “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” ban hành tại Điểm Đ Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 đã khiến cho thực trạng hủy phán quyết TTTM trở nên khó xác định cụ thể.