Các quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân trong QLNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU lực QUẢN lý NHÀ nước về AN TOÀN bức xạ và hạt NHÂN QUA TRƯỜNG hợp VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN tử VIỆT NAM (Trang 27 - 42)

1.4.1. Chính sách và pháp luật của Việt Nam

Quản lý nhà nước (QLNN) trong ngành Năng lượng nguyên tử được chia làm hai lĩnh vực chính. Đó là:

 Quản lý về Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, bao gồm ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và điện hạt nhân.

 Quản lý về bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; an toàn chất thải phóng xạ và hạt nhân; quản lý phóng xạ môi trường; ứng phó sự cố; quản lý chiếu xạ dân chúng, chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ y tế.

Để thực hiện nhiệm vụ QLNN về An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), Có bốn điều kiện như sau:

i. Khuôn khổ luật pháp,

ii. Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia,

iii. Năng lực hỗ trợ kỹ thuật (An toàn bức xạ, An toàn hạt nhân, Ứng phó sự cố, Phóng xạ môi trường, An ninh hạt nhân, Thanh sát hạt nhân, Chuẩn đo lường bức xạ quốc gia, Thông tin hạt nhân, Đào tạo cán bộ),

iv. Hợp tác quốc tế. [24]

Khuôn khổ luật pháp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân của Việt Nam cũng tương tự như các hệ thống văn bản pháp luật khác. Sơ đồ xây dựng Khuôn khổ pháp lý quốc gia được thể hiện ở hình 1.3.

Trên hết là các điều luật do Quốc hội thông qua, các Nghị định của Chính phủ. Từ đó Thủ tướng Chính phủ sẽ đưa ra những Quyết định. Các Bộ trưởng phối hợp đưa ra các Thông tư liên bộ và sau đó là các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Từ Quy chuẩn này, các cơ quan đơn vị trong ngành sẽ đề xuất những Tiêu chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở trực tiếp.

Hình 1.3 - Khuôn khổ pháp lý quốc gia

Năm 1996, căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 8 về công tác xây dựng pháp luật, Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ ra đời [21].

Năm 2008, Bộ luật Năng lượng nguyên tử [22] đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn.. Sau đây là 30 Nghị định và Thông tư đã ban hành để hỗ trợ công tác quản lý ATBXHN. Các Thông tư hướng dẫn này được soạn thảo dựa trên bộ Tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA Safety

Standards [10]): (xem thêm Phụ lục 3 Thống kê các văn bản pháp quy nhà

nước và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ)

Quy định chung

Nghị định số 7 / ND-CP ngày 25 tháng 1 năm 2010 hướng dẫn thực hiện

một số điều khoản trong Luật Năng lượng nguyên tử.

Nghị định 107 / ND-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Thông tư số 08 / TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 về Hướng dẫn khai báo và cấp phép công việc bức xạ và giấy chứng nhận nhân viên bức xạ.

Thông tư số 287 / TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 về Phí và lệ phí trong ngành năng lượng nguyên tử.

Thông tư 19 / TT-BKHCN ngày 28/12/2010 về thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân.

Thông tư số 31 / TT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân.

An toàn hạt nhân.

Nghị định số 70 / ND-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết và

hướng dẫn một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử liên quan đến Nhà máy điện hạt nhân;

Thông tư số 13 / TT-BKHCN ngày 20 tháng 5 năm 2009 hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư;

Thông tư số 28 / TT-BKHCN ngày 28 tháng 10 năm 2011 về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân;

Thông tư số 28 / TT-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

Thông tư số 30 / TT-BKHCN về các yêu cầu về thiết kế an toàn hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân;

Thông tư số 20 / TT-BKHCN ngày 6 tháng 9 năm 2013 về kiểm tra quy định về an toàn hạt nhân trong khảo sát và đánh giá địa điểm của nhà máy điện hạt nhân;

Thông tư số 21 / QĐ-BKHCN ngày 12 tháng 9 năm 2013 về các ứng dụng của Bộ luật và Tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân

Thông tư số 23 / TT-BKHCN ngày 18 tháng 10 năm 2013 về Cung cấp nội dung, Quy trình đánh giá và Quy trình phê duyệt thiết kế nhà máy điện hạt nhân

Thông tư số 08 /2014 TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 về Quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thông tư số 12 / TT-BKHCN ngày 20 tháng 7 năm 2015 về Yêu cầu phân tích an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân

An toàn phóng xạ.

Thông tư số 24 / TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 ban hành và thực hiện “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”

Thông tư số 19 / TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2012 quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;

Thông tư số 23 / TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012 về Hướng dẫn an toàn vận chuyển chất phóng xạ

Thông tư liên tịch số 13 / TTLT / BYT-BKHCN ngày 9 tháng 6 năm 2014 về an toàn bức xạ y tế;

Thông tư số 34 / TT-BKHCN ngày 27 tháng 4 năm 2014 về đào tạo công nhân bức xạ, nhân viên an toàn bức xạ và dịch vụ huấn luyện an toàn bức xạ

Vận chuyển & Quản lý chất thải phóng xạ

Thông tư số 23 / TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012 về Hướng dẫn an toàn vận chuyển chất phóng xạ

Thông tư số 22 / TT-BKHCN về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn đã qua sử dụng

Ứng phó sự cố

Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;

Thông tư chung số 112 /2015 TTLT-BTC-BKHCN ngày 29 tháng 7 năm 2015 về Hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các cửa khẩu.

An ninh hạt nhân

Thông tư số 23 / TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 về Hướng dẫn đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ.

Thông tư số 13 / TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm 2015, sửa đổi, bổ sung thông tư số 23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

Thông tư số 02 / TT-BKHCN ngày 16/03/2011 hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn;

Thông tư số 38 / TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2011 về các yêu cầu bảo mật đối với vật liệu hạt nhân và lắp đặt

Bảo vệ

Thông tư số 17 / TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2013 hướng dẫn thực

hiện quy định về khai báo của nghị định thư bổ sung của hiệp định giữa nước Việt Nam và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tham gia các điều ước quốc tế

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 2 Công ước quan trọng, đó là:  Công ước An toàn hạt nhân (Convention on Nuclear Safety – CNS)

được Hội đồng của IAEA thông qua năm 1994, tại Vienna, Áo [11]. Việt Nam bắt đầu tham gia vào năm 2010 [24].

Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ (Joint convention on the safety of spent fuel

management and on the safety of radioactive waste management [12]) được thông qua tại Vienna năm 1997. Năm 2013, Việt Nam đã gia nhập và đã có nhiều hành động thực hiện các cam kết đó. Đến nay, Công ước chung này đã có trên 70 quốc gia tham gia [21].

Ngoài ra Việt Nam đã tham gia Công ước Bồi thường thiệt hại hạt nhân (1987); Công ước về thông báo sớm về tai nạn hạt nhân (1987); Công ước về

bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (có hiệu lực vào tháng 11 năm 2012); Công ước quốc tế về Ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân (ký ngày 14 tháng 7

năm 2016 và thi hành ngày 23 tháng 10 năm 2016).

Một số Hiệp ước quốc tế về sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình luôn được Chính phủ quan tâm. Đầu tiên phải kể đến Hiệp định Thanh sát là Hiệp định giữa chính phủ Việt nam và IAEA năm 1989 về việc áp dụng thanh sát liên quan đến Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà Việt Nam tham gia từ năm 1982. Năm 1996, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua

Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). Việt Nam đã tham gia ngay từ

ngày đầu mở ký và phê chuẩn Hiệp ước năm 2006. Ngoài ra Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Đông Nam Á về Khu vực tự do vũ khí hạt nhân (1997);

Quy tắc ứng xử về an toàn và bảo mật nguồn phóng xạ và hướng dẫn bổ sung về xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ (2006) và Nghị định thư bổ sung (ký năm

2007, phê chuẩn vào tháng 9 năm 2012).

Cơ quan pháp quy

Hiện nay, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) là cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam được quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử [22], có chức năng tham mưu cho Bộ KH&CN và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an ninh và thanh sát hạt nhân trên phạm vi cả

nước; và là cơ quan thường trực cho Hội đồng An toàn và hạt nhân quốc gia (ATHNQG). Sau đây là 12 Nhiệm vụ và quyền hạn dựa trên Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục ATBXHN [4]:

i. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ phát triển ngành năng lượng nguyên tử; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn bảo đảm an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân; chế độ, chính sách đặc thù cho những người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

ii. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch phát triển, các chương trình, kế hoạch về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

iii. Tổ chức khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; tổ chức cấp, thu hồi đăng ký hoạt động và chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử liên quan tới an toàn bức xạ và hạt nhân, bao gồm: đào tạo nhân viên bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ; đo liều chiếu xạ cá nhân, đánh giá hoạt độ phóng xạ; kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; kiểm xạ, tẩy xạ; thay, đảo nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân; lắp đặt nguồn phóng xạ và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử liên quan tới an toàn bức xạ và hạt nhân khác.

iv. Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn đối với công việc bức xạ; thẩm định và tổ chức thẩm định an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; thẩm định để cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử liên quan tới an toàn bức xạ và hạt nhân.

v. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân theo thẩm quyền.

vi. Hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

vii. Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân; tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và triển khai thực hiện các dịch vụ về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

viii. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và hạt nhân, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, phóng xạ môi trường và ảnh hưởng của bức xạ tới môi trường, ứng phó khẩn cấp và xử lý sự cố bức xạ hạt nhân, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ dân chúng và chiếu xạ y tế; phối hợp với Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong công tác quản lý hệ thống Phòng chuẩn đo lường bức xạ.

ix. Tổ chức hoạt động thanh sát hạt nhân.

x. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

xi. Thực hiện hoạt động thông tin khoa học và thông tin đại chúng về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

xii. Chủ trì và phối họp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

Cục ATBXHN bao gồm 7 Phòng chức năng và 2 Trung tâm kỹ thuật (Hình 1.4). Ngoài ra, để quản lý trên 1400 cơ sở bức xạ trên phạm vi cả nước (số liệu thống kê đến hết năm 2018 của Cục ATBXHN), Cục ATBXHN hiện đang phối hợp chặt chẽ với các Sở KHCN tại 63 tỉnh, thành phố để quản lý các hoạt động bức xạ.

Hình 1.4 - Cơ cấu tổ chức Cục ATBXHN

1.4.2. Các quy định quốc tế

Các hoạt động như sử dụng bức xạ trong y tế, vận hành lắp đặt hạt nhân, sản xuất, vận chuyển và sử dụng vật liệu phóng xạ và quản lý chất thải phóng xạ phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn. Điều tiết an toàn là trách nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, rủi ro phóng xạ có thể vượt ra khỏi biên giới quốc gia, và hợp tác quốc tế phục vụ để thúc đẩy và tăng cường an toàn trên toàn cầu bằng cách trao đổi kinh nghiệm và cải thiện khả năng kiểm soát các mối nguy hiểm, để ngăn ngừa tai nạn, ứng phó với các tình huống khẩn cấp và giảm thiểu mọi hậu quả có hại. Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các cam kết và nghĩa vụ đối với trong nước và quốc tế.

Cơ chế an toàn hạt nhân toàn cầu đang được áp dụng và tiếp tục được cải thiện. Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA (IAEA Safety Standards [10]) là nền tảng của cơ chế toàn cầu này. Chúng hỗ trợ thực hiện các công cụ ràng

buộc về phương diện quốc tế và cơ sở hạ tầng an toàn quốc gia, Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA tạo thành một công cụ hữu ích cho các bên ký kết hợp đồng để đánh giá hiệu suất của họ theo các công ước quốc tế này.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA xuất phát từ các điều luật của IAEA. Khi cần thì IAEA có thể phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn liên quan. Với mục tiêu nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi tác hại của bức xạ ion hóa, các tiêu chuẩn an toàn của IAEA thiết lập các Nguyên tắc, Yêu cầu và Biện pháp an toàn cơ bản để kiểm soát sự phơi nhiễm phóng xạ của con người và giải phóng chất phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU lực QUẢN lý NHÀ nước về AN TOÀN bức xạ và hạt NHÂN QUA TRƯỜNG hợp VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN tử VIỆT NAM (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)