năng
Trong Phần mở đầu, chúng ta đã xác định tiêu chí của Luận văn đã đặt ra là tìm hiểu thực trạng công tác quản lý ATBXHN. Ở đây, tôi sẽ lấy Viện NLNTVN như là một thí dụ điển hình dùng để phân tích thực trạng về công tác quản lý ATBXHN ở Việt Nam. Lý do luận văn chọn Viện NLNTVN? Vì Viện NLNTVN là một cơ sở bức xạ đa chức năng. Các hoạt động của Viện, cụ thể là các đơn vị trực thuộc hoạt động trên hầu hết các công việc bức xạ như: Lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ dùng trong y tế và trong công nghiệp, sử dụng các nguồn phóng xạ và các thiết bị phát bức xạ, quản lý và lưu trữ chất thải phóng xạ…. Đây là những loại công việc bức xạ bao quát gần như tất cả các công
việc về bức xạ tại các cơ sở bức xạ ở nước ta ….
2.1.1. Khái quát chung về viện năng lượng nguyên tử Việt Nam
Chức năng và Nhiệm vụ
Viện NLNTVN là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ hạng đặc biệt trực thuộc Bộ KH&CN, có chức năng giúp Bộ trưởng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai các hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; tổ chức hoạt động đào tạo, dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử [33].
Thực hiện các hoạt động phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và các ngành có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Phối hợp thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế theo phân cấp của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định của Nhà nước. Tham gia thực hiện các công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến năng lượng nguyên tử mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trong việc thẩm định, đánh giá an toàn bức xạ và hạt nhân, thực hiện quan trắc phóng xạ môi trường, kiểm chuẩn các thiết bị hạt nhân và thiết bị đo liều bức xạ, thực hiện dịch vụ đo liều bức xạ, phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho xử lý các sự cố và tai nạn bức xạ và hạt nhân.
Tham gia thực hiện việc quy hoạch, đào tạo và huấn luyện cán bộ khoa học kỹ thuật ngành năng lượng nguyên tử theo quy định của Nhà nước.
Quản lý tổ chức và cán bộ, kinh phí và tài sản của Viện theo phân cấp của Bộ và theo quy định của nhà nước [4].
Cơ cấu tổ chức của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Viện NLNTVN tổ chức quản lý theo 3 khối (Hình 2.1). Trụ sở của Viện hiện nay được đặt tại đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội bao gồm 3 bộ phận: Văn phòng Viện, Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học và Ban Hợp tác quốc tế. Mười khối nghiên cứu phát triển gồm có 5 đơn vị được đặt ở Hà Nội, đó là: Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Công nghệ xạ hiếm, Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và Trung tâm Đánh giá không phá hủy; 2 đơn vị được đặt ở Đà Lạt là Viện Nghiên cứu hạt nhân và Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp; 2 đơn vị được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Hạt nhân, Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ bức xạ; và tại Đà Nẵng Viện Ứng dụng bức xạ Đà nẵng được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2019.
Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
LÃNH ĐẠO VIỆN
KHỐI NGHIÊN CỨU PHÁT
KHỐI CƠ QUAN KHỐI NGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ TRIỂN ỨNG DỤNG BỨC XẠ
HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ ĐỒNG VỊ
Văn phòng Viện Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt Trung tâm Hạt nhân
Ban Kế hoạch và Quản nhân Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật lý khoa học Viện Công nghệ xạ hiếm hạt nhân trong công nghiệp
Ban Hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu hạt nhân Trung tâm Nghiên cứu triển
Trung tâm Đào tạo hạt nhân khai công nghệ bức xạ
Viện Ứng dụng bức xạ Đà nẵng Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội
Trung tâm Đánh giá không phá hủy
2.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về An toàn bức xạ và hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Viện NLNTVN hiện tại có 10 đơn vị trực thuộc, trong đó có 9 đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ. Hàng năm, Viện NLNTVN thực hiện rà soát công tác quản lý an toàn bức xạ (ATBX) tại các đơn vị trực thuộc Viện. Để qua đó, nếu có những điểm còn thiếu sót, Viện sẽ kịp thời có những biện pháp chỉnh đốn, tăng cường an ninh và an toàn bức xạ, đồng thời nhắc nhở đôn đốc các đơn vị hoạt động nghiêm chỉnh theo các điều của bộ luật Năng lượng nguyên tử.
Công tác quản lý ATBXHN ở các đơn vị được báo cáo thường xuyên hàng năm cho bộ phận quản lý ATBXHN của Viện NLNTVN đồng thời cho cơ quan quản lý nhà nước là Cục ATBXHN. Nội dung của các báo cáo này bao gồm:
i. Nội dung các công việc bức xạ của cơ sở kèm theo các giấy phép của chúng;
ii. Tình trạng tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ;
iii. Tổng số nhân viên bức xạ kèm theo các chứng chỉ làm việc với nguồn phóng xạ, giấy khám sức khỏe, đánh giá liều cá nhân;
iv. Thống kê nguồn phóng xạ do cơ sở quản lý. Nguồn này bao gồm nguồn đang sử dụng, nguồn đã qua sử dụng và đang lưu trữ, các loại chất thải phóng xạ, vật liệu phóng xạ…;
v. Tình trạng an toàn của kho nguồn và các thiết bị ATBX; vi. Các trang thiết bị dùng cho ứng phó sự cố bức xạ.
Ngoài những báo cáo định kỳ như vậy, các đơn vị còn có trách nhiệm thông báo khẩn đối với những trường hợp như các sự cố trong khi vận hành lò, sự cố thất lạc nguồn phóng xạ, sự cố vỡ hỏng thiết bị gây rò rỉ chất phóng xạ ra môi trường…
Các đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN đều là những cơ sở bức xạ với những loại hình hoạt động khác nhau (xem Mục 1.1. trong phần Các loại
công việc bức xạ). Do vậy công tác quản lý ATBXHN của mỗi đơn vị cũng
mang các đặc tính riêng biệt. Sau đây là các công việc bức xạ đang hoạt động tại các đơn vị.
Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân [35]
Tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng, vận chuyển và lưu giữ các nguồn, các thiết bị bức xạ;
Vận hành máy gia tốc Cyclotron để sản xuất đồng vị phóng xạ; Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT;
Các hoạt động dịch vụ Đào tạo.
Viện Nghiên cứu hạt nhân [32]
Vận hành và khai thác lò phản ứng hạt nhân; Lưu giữ nguồn bức xạ;
Sản xuất đồng vị phóng xạ; Phân tích kích hoạt;
Nghiên cứu cơ bản về vật lý hạt nhân và vật lý newtron; Các nghiên cứu ứng dụng sử dụng lò phản ứng;
Sử dụng nguồn bức xạ trong nghiên cứu, đào tạo và chuẩn hóa.
Viện Công nghệ xạ hiếm [34]
Nghiên cứu và triển khai sản xuất thử các hợp chất của uran từ quặng phóng xạ và vận chuyển chất phóng xạ do nghiên cứu của Viện tạo ra;
Nghiên cứu, đánh giá và triển khai công nghệ xử lý môi trường bị ô nhiễm chất phóng xạ;
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị dùng trong công nghệ hoá học để xử lý tài nguyên và môi trường có liên quan đến chất phóng xạ;
Xử lý và lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ;
Sử dụng và lưu giữ các chất phóng xạ, thiết bị bức xạ;
Sử dụng nguồn phóng xạ ThO2 tinh khiết phục vụ cho nghiên cứu sản xuất chế phẩm mới;
Sản xuất lưới nhôm phủ màng Oxit Thori tinh khiết để xuất khẩu.
Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp[31]
Sử dụng và vận chuyển các nguồn phóng xạ, các chất đánh dấu đồng vị phóng xạ;
Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân bao gồm: đánh dấu đồng vị phóng xạ và nguồn phóng xạ kín trong khảo sát các quá trình công nghiệp (khai thác và chế biến dầu khí, hóa chất, vật liệu, xử lý thải…);
Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân bao gồm kích hoạt nơtron gamma tức thời, bức xạ truyền qua, các phương pháp phân tích hạt nhân… trong lĩnh vực địa vật lý hạt nhân;
Lưu giữ các nguồn phóng xạ hiện có phục vụ các hướng nghiên cứu và triển khai;
Sử dụng và vận chuyển nguồn phóng xạ để khảo sát sự ngập nước của chân đế giàn khoan;
Sử dụng và vận chuyển nguồn phóng xạ Cs-137, Ni-63 và Se-75 dùng trong nghiên cứu, trong máy phân tích sắc ký và triển khai chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh [29]
Tư vấn thiết kế các cơ sở bức xạ như Khoa Y học hạt nhân, Trung tâm xạ trị, các khu chẩn đoán và điều trị bằng tia bức xạ, …;
Đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cung cấp dịch vụ đo liều kế cá nhân cho các cơ sở bức xạ;
Tư vấn thiết lập các quy trình, thao tác tối ưu cho việc sử dụng nguồn phóng xạ.
Tổ chức các lớp đào tạo về an toàn bức xạ;
Nghiên cứu, đánh giá hàm lượng phóng xạ trong các mẫu lương thực, thực phẩm qua việc phân tích gamma, beta, alpha, …;
Kiểm tra chất lượng các máy phát tia X.
Trung tâm Đánh giá không phá hủy [33] Lưu giữ nguồn phóng xạ;
Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp;
Đo độ ẩm, độ chặt công trình xây dựng.
Các trung tâm chiếu xạ
Hiện nay 3 Trung tâm chiếu xạ trực thuộc Viện (Trung tâm chiếu xạ Hà
Nội [27], Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ bức xạ [30] và Viện Ứng dụng bức xạ Đà nẵng) chỉ hoạt động chuyên một công việc bức xạ là vận
Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và các ứng dụng trên lò
Đây là lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Việt Nam tính cho đến nay. Lò phản ứng nghiên cứu này trước đây thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt thuộc Việt Nam Cộng Hòa được Việt Nam tiếp quản năm 1975 khi Việt Nam được thống nhất. Đến tháng 4 năm 1976, Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt [23].
Kể từ khi tái khởi động lò năm 1984, Viện Hạt nhân đã đưa vào vận hành và khai thác có hiệu quả lò phản ứng nghiên cứu này. Dựa vào đây, Viện đã thực hiện các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực vật lý hạt nhân, vật lý lò phản ứng, hóa phân tích, hóa bức xạ, hóa phóng xạ, sinh học phóng xạ, môi trường, định liều lượng bức xạ, … Sau đây là các hoạt động sản xuất, dịch vụ và đào tạo chính [25]:
Điều chế các chất phóng xạ và dược chất đánh dấu và cung cấp cho các khoa Y học hạt nhân, các cơ sở nghiên cứu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (Cambodia), gồm các loại: dung dịch và viên nang I-131, tấm áp và dung dịch P-32, máy phát Tc-99m và gần 20 loại kit in-vivo đánh dấu với Tc-99m, và các kit in-vitro T3, T4. Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng các cơ sở bức xạ, các khoa Y học hạt nhân cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và các kỹ thuật kết hợp khác để phân tích định lượng các nguyên tố trong các loại mẫu khác nhau với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu các ngành địa chất, dầu khí, nông nghiệp, sinh học, môi trường, kiểm định chất lượng lương thực, thực phẩm xuất khẩu, … thực hiện các dịch vụ, tư vấn về quan trắc và đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Sử dụng kỹ thuật đồng vị phóng xạ môi trường và nhân tạo để xác định tốc độ và nguyên nhân bồi lấp các hồ thủy lợi, thủy điện, các công trình thủy trong vùng cửa sông (cảng biển, luồng tàu, ...). Thực hiện dịch vụ đánh
giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư, các công trình giao thông, công trình xây dựng, …
Thực hiện dịch vụ đo liều cá nhân bằng các kỹ thuật nhiệt phát quang (TLD), quang phát quang (OSL) và phân tích sai hình nhiễm sắc thể; kiểm tra và hiệu chuẩn các thiết bị đo bức xạ, đánh giá an toàn bức xạ cho các hệ thiết bị và cơ sở bức xạ.
Sản xuất, cung ứng các loại chế phẩm phục vụ nông, sinh, y bằng kỹ thuật chiếu xạ gamma kết hợp hóa, sinh như: chế phẩm phòng và trị nấm bệnh OLICIDE 9DD từ chitin, chitosan; chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật T&D 4DD từ các polysacarit tự nhiên; chế phẩm nano bạc/chitosan để phòng và trị bệnh cây trồng, nano curcumin/chitosan để làm lành vết thương, màng nano bảo quản quả cây, ... cũng như chitosan cắt mạch bức xạ bổ sung vào thức ăn gia cầm, polymer trương nước chống hạn cho cây trồng, ...
Sản xuất, cung cấp cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh cho các hộ nông dân và công ty đối tác; chuyển giao quy trình nuôi trồng các loại nấm dược phẩm và thực phẩm theo yêu cầu, ...
Sản xuất, cung cấp các bộ tiêu bản hiển vi nhiễm sắc thể các đối tượng người bình thường và bất thường phục vụ chương trình đào tạo môn sinh học theo hướng đổi mới giáo dục phổ thông trung học trong cả nước, …
Thiết kế, chế tạo các hệ thiết bị điện tử hạt nhân cung cấp cho các khoa Y học hạt nhân, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong nước; cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, lắp ráp các hệ thiết bị điện tử hạt nhân và điều khiển tự động theo yêu cầu của khách hàng.
Tổ chức các lớp huấn luyện quốc gia và khu vực về an toàn bức xạ, đo đạc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực công - nông nghiệp và môi trường, kiểm tra không phá huỷ mẫu (NDT), công nghệ lò phản ứng; đào tạo nguồn nhân lực (hướng dẫn khóa luận
tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ, thực tập chuyên ngành, …); bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chương trình phát triển điện hạt nhân.
2.2. Đánh giá các chính sách, pháp luật điều chỉnh về An toàn bức xạ và hạt nhân
Như đã được trình bày ở chương I, Cục ATBXHN là cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về ATBXHN. Trong 12 Nhiệm vụ và quyền hạn dựa trên Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục ATBXHN [4], việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như xây dựng các chính sách về ATBXHN là việc đặt những nền móng cho việc quản lý từ cấp trên cũng như việc tuân thủ từ cấp cơ sở.
2.2.1. Tổ chức quản lý nhà nước ở các địa phương
Ở các địa phương, các Sở KH&CN là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý an toàn bức xạ ở địa phương. Hiện nay, có 12 Sở KH&CN có đơn vị chuyên trách về quản lý ATBX; 51 Sở KH&CN hình thành các bộ phận hay cử cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về quản lý ATBX trong các phòng thuộc Sở [19].
2.2.2. Các hoạt động cấp phép
Để được hoạt động hợp pháp, các cơ sở bức xạ được hướng dẫn khai