Đối với đội ngũ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU lực QUẢN lý NHÀ nước về AN TOÀN bức xạ và hạt NHÂN QUA TRƯỜNG hợp VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN tử VIỆT NAM (Trang 65 - 98)

Về mặt lý thuyết, có thể coi giải pháp đối với đội ngũ quản lý cũng có thể coi như một phẩn của giải pháp nguồn nhân lực như đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên, đây là nguồn nhân lực quản lý. Việc quản lý ở đây được phân cấp tùy theo vị trí quản lý của cán bộ đó.

Việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn và nâng cao Văn hóa an toàn nhằm đảm bảo ATBXHN liên quan chặt chẽ với trình độ, kiến thức ATBX của các cán bộ, nhân viên làm việc với bức xạ. Với các nhân viên bức xạ thì đó là việc tuân thủ kỷ luật, tuân thủ các nguyên tắc làm việc và các quy định của cơ sở cũng như các điều lệ và các điều luật ở cấp cao hơn nữa. Đối với đội ngũ quản lý thì Văn hóa an toàn thể hiện ở việc điều hành chuẩn chỉ và nghiêm minh. Việc thanh tra, kiểm tra phải thực sự đúng quy trình, không làm qua loa hoặc kết luận theo ý chủ quan.

Do vậy, Để chi tiết, cụ thể hơn, có 2 việc cần đầu tư để nâng cao một

Văn hóa an toàn trong công tác quản lý ATBXHN là:

 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Cung cấp đầy đủ hơn các tài liệu ATBXHN và truyền bá rộng khắp cho đội ngũ quản lý ATBX cũng như nhân viên bức xạ thông qua các lớp đào tạo hoặc các hội thảo trong và ngoài nước.

 Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách an toàn bức xạ theo định kỳ hàng năm về công tác quản lý ATBX nhằm nâng cao nhận thức, văn hóa an toàn, an ninh đối với nguồn phóng xạ. Việc đào tạo cần được quán triệt nghiêm túc hơn trong các lớp đào tạo và việc cấp chứng chỉ.

Trong các giải pháp được nêu trên, giải pháp về nguồn nhân lực được xem là giải pháp quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ xuyên suốt trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ATBXHN. Nguồn nhân lực là thực sự cần thiết và được ẩn chứa trong hầu hết các giải pháp đã nêu. Từ nhân viên bức xạ, cán bộ phụ trách ATBXHN tại các cơ sở; Các chuyên gia thẩm định trong công tác hỗ trợ kỹ thuật; Đội ngũ thanh kiểm tra đến các đội ngũ quản lý từ các cơ quan pháp quy đến cán bộ quản lý của cơ sở. Việc bồi dưỡng, đào tạo để có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được nhu cầu hiện tại không chỉ là đào tạo về chuyên môn. Điều quan trọng hơn hết là bồi dưỡng cho đội ngũ này có được một nề nếp tuân thủ kỷ luật, tôn trọng và tuân theo triệt để những quy

trình đã được đặt ra. Muốn có được điều này, không gì khác hơn là xây dựng

Văn hóa an toàn và an ninh cho lực lượng ngành năng lượng nguyên tử. Một

cách lý tưởng là biến Văn hóa an toàn và an ninh trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cán bộ, công nhân viên ngành năng lượng nguyên tử.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ATBXHN, việc nâng cao kiến thức và ý thức trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân là việc quan trọng nhất. Việc hoàn thiện các văn bản pháp quy cũng như tăng cường các thiết bị giám sát đều là những phương tiện phụ trợ giúp cho việc định hướng cho các đơn vị và cá nhân đi vào ý thức đảm bảo ATBXHN. Từ ý thức ấy sẽ tạo nên một nếp văn hóa an toàn, là cơ sở vững chắc cho việc quản lý ATBXHN sao cho giảm thiểu tối đa những rủi ro nhiễm xạ.

Luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống các Nguyên tắc, Quy định, Hướng dẫn cụ thể về ATBXHN của cơ quan Nguyên tử năng quốc tế. Đây là những tài liệu được các chuyên gia đầu ngành trên thế giới soan thảo và luôn được cập nhật và hoàn thiện. Những dữ liệu này hầu hết các quốc gia trên thế giới dùng làm tài liệu tham khảo cho việc quản lý ATBXHN của quốc gia.

Luận văn đã trình bày thực trạng quản lý ATBXHN của Viện NLNTVN như một ví dụ điển hình trong cả nước, đồng thời giới thiệu hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan pháp quy là Cục ATBXHN. Luận văn cũng đã tổng hợp những thành quả và những mặt tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý và thực hiện công tác đảm bảo ATBXHN. Từ đó nêu lên một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước. Những nghiên cứu thống kê, tổng hợp của luận văn chưa hoàn toàn đầy đủ do việc thu thập dữ liệu của tác giả còn hạn chế. Tuy nhiên, luận văn cũng đưa ra được nét khái quát về các nguyên tắc, quy định và hướng dẫn ATBXHN mà các nước tiên tiến đã đúc kết cũng như công tác quản lý ATBXHN trong nước. Hy vọng với các giải pháp đặt ra trong nghiên cứu này sẽ là một gợi ý để các cơ quan chức năng phát triển thêm.

Trong tương lai, tác giả định hướng đề tài theo các hướng nghiên cứu đề xuất các giải pháp chi tiết hơn, hiệu quả hơn như:

 Đào tạo nhân lực cho ATBXHN: mỗi đối tượng đào tạo sẽ nên định hướng các bước đào tạo thế nào? Trong bao lâu? ở đâu? (trong nước hay nước ngoài? nếu là nước ngoài thì dựa vào khuôn khổ hợp tác nào? Với những cơ quan nào?) để cho việc đầu tư có hiệu quả nhất, thực tế nhất về công việc và về mặt tài chính.

 Cơ cấu tổ chức: Tổ chức một bộ phận chuyên trách về ATBXHN ở mỗi cơ sở bức xạ chi tiết hơn sao cho vừa tiết kiệm được nhân lực mà vẫn thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

 Nâng cao Văn hóa an toàn và an ninh: Phối hợp với các cơ sở đào tạo nào và chương trình đào tạo ra sao để truyền bá rộng khắp và có hiệu quả nhằm mục đích đưa Văn hóa an toàn và an ninh trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong ngành năng lượng nguyên tử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) Quyết định Số 17/2007/QĐ-BKHCN

Về việc ban hành quy định phân nhóm nguồn phóng xạ theo yêu cầu bảo đảm an ninh, ban hành ngày ngày 31 tháng 08 năm 2007, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012) Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy

định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014) Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN,

quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, ban hành

ngày 25 tháng 8 năm 2014, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2018) Quyết định số 1588/QĐ-BKHCN ngày

11/6/2018 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Ban hành ngày 11 tháng 6 năm 2018, Hà Nội.

5. Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư liên tịch số

13/2014/TTLT-BKHCN-BYT về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế, ban

hành ngày 09 tháng 6 năm 2014, Hà Nội.

6. C.H. Clement (2012), Compendium of Dose Coefficients ICRP, Elsevier, Netherlands.

7. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (2018), Báo cáo quốc gia về công tác

quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân năm 2017,

Hà Nội.

8. Hội đồng Bộ trưởng (1984) Nghị định số 87-HĐBT ngày 11-6-1984 về

việc đổi tên Viện Nghiên cứu hạt nhân thành Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, ban hành ngày 11 tháng 6 năm 1984, Hà Nội.

9. Hội đồng Chính phủ (1979) Nghị định Chính phủ Số 59-CP Về việc thành lập Viện Nghiên cứu hạt nhân, ban hành ngày 23 tháng 02 năm 1979, Hà Nội. 10.IAEA (2019), Safety Standards, < https://www.iaea.org/resources/safety-

standards>, Vienna. (truy cập tháng 6 năm 2019) 11. IAEA (1994) Công ước về An toàn hạt nhân, Vienna.

12.IAEA (1997) The Joint Convention on the Safety of Spent Fuel

Management and on the Safety of Radioactive Waste Management,

Vienna.

13. IAEA (2006) Fundamental Safety Principles, Vienna.

14.IAEA (2011) Disposal of Radioactive Waste, IAEA Safety Standards

Series No. SSR-5, Vienna.

15.IAEA (2014) Radiation Protection and Safety of Radiation Sources, Vienna.

16.IAEA (2014) Decommissioning of Facilities, General Safety

Requirements Part 6, Vienna.

17.IAEA (2015) Preparedness and Response for a Nuclear or Radiological

Emergency, No. GSR Part 7, Vienna.

18.IAEA (2016) Governmental, Legal and Regulatory Framework for Safety, Vienna.

19. Nguyễn Tuấn Khải (2018) Công tác quản lý nhà nước về ATBXHN ở Việt

Nam, Hội Nghị pháp quy hạt nhân lần thứ 3, Quảng Ninh.

20. Trần Đại Nghiệp (2002) An toàn bức xạ Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

21.Quốc hội khóa IX (1996) Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ, ban hành ngày 03 tháng 07 năm 1996, Hà Nội.

22.Quốc hội khóa XII (2008) Luật Năng lượng nguyên tử 18/2008/QH12, ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2008, Hà Nội.

23. Satake (1997), Environmental Toxicology, Discovery Publishing House.

24. Vương Hữu Tấn (2014) Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân, Hà Nội.

25.Thủ tướng Chính phủ (1976) Quyết định số 64/CP, thành lập Viện Nghiên

cứu hạt nhân Đà Lạt, ban hành ngày 26 tháng 4 năm 1976, Hà Nội.

26.Thủ tướng Chính phủ (2017) Chỉ thị 20/CT-TTg Về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, ban hành ngày 17 tháng 5 năm 2017, Hà Nội.

27. Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Trang web chính thức, <http://www.chieuxa.vn/> , (2019).

28. Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Trang web chính thức, <http://www.daotaohatnhan.com.vn/>, (2019).

29. Trung tâm hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh, Trang web chính thức, http://trungtamhatnhantphcm.vn/ , (2019).

30.Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công Nghệ Bức Xạ, Trang web chính thức, <http://vinagamma.com.vn/>, (2019).

31. Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, Trang web chính thức, < http://www.canti.vn/>, (2019).

32.Viện nghiên cứu hạt nhân (2019) “Phần giới thiệu các hướng nghiên cứu”, <https://nri.gov.vn/cac-huong-nghien-cuu-san-xuat-dich-vu-va-dao-

tao-.html> , (24/06/2019).

33. Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trang web chính thức, <https://vinatom.gov.vn/>, (2019).

34. ViệnCôngnghệxạhiếm,Trangwebchínhthức,

<http://www.itrre.gov.vn> , (2019).

35. Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Trang web chính thức, <http://www.inst.gov.vn/> , (2019).

36. Vũ Thanh Sơn (2004), Trách nhiệm trong khu vực công: từ lý luận tới

thực tiễn Việt Nam. T/c Nghiên cứu kinh tế. Số 3 (310).

37.Wahistrom (1997), Radiation, Health and Society, The International Atomic Energy Agency, Vienna.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các cơ sở bức xạ và các hoạt động bức xạ

Cơ sở vật chất bao gồm:

(a) Nhà máy điện hạt nhân;

(b) Các lò phản ứng khác (như lò phản ứng nghiên cứu và các tổ hợp quan trọng); (c) Cơ sở làm giàu và cơ sở chế tạo nhiên liệu;

(d) Các phương tiện chuyển đổi được sử dụng để tạo UF6 (Urani hexafluorua);

(e) Lưu trữ và tái chế các nhà máy đối với nhiên liệu chiếu xạ;

(f) Các cơ sở quản lý chất thải phóng xạ nơi chất thải phóng xạ được xử lý, điều hòa, lưu trữ hoặc xử lý;

(g) Bất kỳ nơi nào khác mà vật liệu phóng xạ được sản xuất, xử lý, sử dụng, xử lý hoặc lưu trữ;

(h) Các cơ sở chiếu xạ cho các mục đích y tế, công nghiệp, nghiên cứu và các mục đích khác, và bất kỳ nơi nào lắp đặt máy phát bức xạ;

(i) Các cơ sở khai thác và chế biến quặng phóng xạ (như quặng urani và thori) được thực hiện.

Hoạt động bức xạ bao gồm:

(a) Việc sản xuất, sử dụng, nhập khẩu và xuất khẩu các nguồn bức xạ cho các mục đích công nghiệp, nghiên cứu, y tế và các mục đích khác;

(b) Việc vận chuyển vật liệu phóng xạ;

(c) Việc ngừng hoạt động và tháo dỡ các cơ sở và đóng cửa các cơ sở xử lý chất thải phóng xạ;

(d) Việc đóng cửa các cơ sở nơi khai thác và chế biến quặng phóng xạ được thực hiện;

(e) Các hoạt động quản lý chất thải phóng xạ như xả nước thải;

(f) Việc khắc phục các vị trí bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ còn sót lại từ các hoạt động trong quá khứ.

Phụ lục 2. Các giai đoạn trong vòng đời của một cơ sở hoặc hoạt động bức xạ

Các giai đoạn trong vòng đời của một cơ sở hoặc hoạt động mà việc đánh giá an toàn được thực hiện, cập nhật và sử dụng bởi các nhà thiết kế, tổ chức vận hành và cơ quan quản lý bao gồm:

(a) Đánh giá địa điểm cho cơ sở hoặc hoạt động bức xạ; (b) Phát triển thiết kế;

(c) Xây dựng cơ sở hoặc thực hiện hoạt động bức xạ; (d) Vận hành cơ sở hoặc hoạt động;

(e) Bắt đầu hoạt động của cơ sở; (f) Hoạt động bình thường của cơ sở; (g) Sửa đổi thiết kế hoặc vận hành; (h) Đánh giá an toàn định kỳ;

(i) Mở rộng hoạt động của cơ sở vượt ra ngoài tuổi thọ thiết kế ban đầu;

(j) Thay đổi quyền sở hữu hoặc quản lý của cơ sở; (k) Ngừng hoạt động và tháo dỡ cơ sở;

(l) Đóng cửa một cơ sở xử lý chất thải phóng xạ và giai đoạn sau đóng cửa; (m) Đóng cửa một địa điểm và miễn trừ các quy định về kiểm soát.

Phụ lục 3. Thống kê các văn bản pháp quy nhà nước về an toàn bức xạ

STT Trích yếu Ngày ban Số hiệu Cơ quan ban

hành hành

1 Quyết định 884/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch ứng 16/06/2017 884/QĐ-TTg Thủ tướng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia Chính phủ

Thông tư Quy định ngưng hiệu lực một phần Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm

2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN 25/05/2017 05/2017/TT-BKHCN Bộ KH&CN

2 ngày 29 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ

Dự thảo Tờ trình về việc sửa Thông tư 13/2015/TT-BKHCN và 23/2010/TT-BKHCN. Thông tư Ngưng

hiệu lực một phần đối với Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng 20/10/2016 13/2015/TT-BKHCN và Bộ KH&CN

3 Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 23/2010/TT-BKHCN

2010 hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ

Dự thảo Thông tư Ngưng hiệu lực một phần đối với Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 13/2015/TT-BKHCN và

năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT- 20/10/2016 Bộ KH&CN

4 BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ 23/2010/TT-BKHCN

5 Về việc tăng cường công tác quản lý an toàn,ninhanguồn phóng xạ 04/11/2014 4050/CT-BKHCN Bộ KH&CN

Thủ tướng Về việc tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ 10/07/2015 17/CT-TTg

6 Chính phủ

STT Trích yếu Ngày ban Số hiệu Cơ quan ban

hành hành

8 Thông tư Quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai 04/04/2016 04/2016/TT-BKHCN Bộ KH&CN

thác quặng phóng xạ

Thông tư liên tịch Hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra,phát hiện chất phóng xạ 29/07/2015 112/2015 TTLT-BTC- Bộ TC,

9 tại các cửa khẩu. BKHCN Bộ KH&CN

10 An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Yêu cầu chung và phân loại 17/01/2015 TCVN 6853:2001 ISO Bộ KH&CN

2919:1999

An toàn bức xạ - Thiết bị chụp ảnh bằng tia gama trong công nghiệp – Yêu cầu kỹ thuật về tính TCVN 5869:2010 ISO 3999:

17/01/2015 Bộ KH&CN

11 năng, thiết kế và thử nghiệm 2004

12 Phương tiện bảo vệ tập thể chống bức xạ ion hóa. Yêu cầu kỹ thuật chung 17/01/2015 TCVN 4498-88 Bộ KH&CN TCVN 7468:2005 ISO

An toàn bức xạ - Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hoá 17/01/2015 Bộ KH&CN

13 361:1975

14 An toàn bức xạ. Tẩy xạ cho các bề mặt bị nhiễm xạ. Phương pháp thử nghiệm và đánh giá tính dễ 17/01/2015 TCVN 6854:2001 ISO Bộ KH&CN

tẩy xạ 8690:1988

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU lực QUẢN lý NHÀ nước về AN TOÀN bức xạ và hạt NHÂN QUA TRƯỜNG hợp VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN tử VIỆT NAM (Trang 65 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)