Về điều kiện kếthôn có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 27 - 37)

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài cư trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn (Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

1.3.1.1. Điều kiện về độ tuổi

Nhìn chung, khi đề cập đến điều kiện kết hôn, pháp luật thường quy định các vấn đề liên quan tới nhân thân của người muốn kết hôn như: tuổi tác, sức khoẻ, tình trạng hôn nhân, quan hệ thân thuộc... của các bên muốn kết hôn. Theo quy định của pháp luật tất cả các nước, tuối kết hôn được xem xét như là một điều kiện đầu tiên cho việc kết hôn. Một người chỉ được phép kết hôn khi đã đạt được độ tuổi nhất định. Việc quy định về độ tuổi kết hôn không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của các bên kết hôn mà điều cơ bản là bảo vệ cuộc sống gia đình của họ. Một gia đình không thể bền vững, không thể hạnh phúc khi mà chủ thể của quan hệ hôn nhân trong gia đình đó là những người chưa phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của gia đình.

1.3.1.2. Sự tự nguyện của các bên khi đăng ký kết hôn

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”, Như vậy, việc kết hôn giữa nam

và nữ phải do hai bên tự nguyện quyết định, không lệ thuộc vào ý chí của người khác, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào. Điều đó thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định có kết hôn hay không. Việc kết hôn do hai bên nam nữ trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn, ký vào Sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, đây là quyền nhân thân gắn với mỗi chủ thể khong thể chuyển giao cho người khác được. Do vậy các bên không được ủy quyền cho bất kỳ ai thay mình đến đăng ký kết hôn.

Việc tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân hoàn toàn xuất phát từ ý chí của người kết hôn, hai bên đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trái với ý muốn chủ quan, sự tự nguyện của mình thì việc kết hôn đó vẫn bị coi là thiếu sự tự nguyện. Vì vậy pháp luật cấm trường hợp kết hôn giả tạo, cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn. Việc tự nguyện kết hôn phải có sự thống nhất giữa ý chí và hành vi thể hiện và nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng.

1.3.1.3. Điều kiện về sức khỏe

Sức khoẻ là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để cho một người trở thành một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Để đảm đương được công việc của cuộc sống gia đình và duy trì tốt giống nòi, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định các bên nam, nữ trong quan hệ hôn nhân phải đủ điều kiện sức khoẻ. Nói chung, một ngưòi có đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật thì cũng đã có đủ điều kiện sức khoẻ đế kết hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhiều người mặc dù đã đủ tuổi kết hôn, song không đủ điều kiện sức khoẻ vì lý do bệnh tật (đối với một số bệnh tật nhất định) thì cũng không được phép kết hôn. Bởi vì y học đã chứng minh rằng nếu cha mẹ mắc một số bệnh đặc biệt thì thường sẽ cho ra đời những đứa trẻ có khuyết tật. Vì vậy, để bảo vệ gia đình và xã hội, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định những người mắc một số bệnh nhất định sẽ không đưọc

phép kết hôn. Mặc dù, pháp luật các nước có sự khác nhau trong việc quy định về các loại bệnh cụ thể mà những người mắc phải không được phép kết hôn, nhưng nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định những người mắc một số bệnh nhất định liên quan tới thần kinh, các bệnh liên quan đến đường sinh dục không được phép kết hôn.

1.3.1.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Các trường hợp cấm kết hôn gồm:

Thứ nhất: Kết hôn giả tạo

Các bên nam, nữ thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi, năng lực, hành vi dân sự, tuy nhiên, việc kết hôn đó là giả tạo để nhằm mục đích để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch, hưởng chế độ ưu đãi hoặc mục đích khác không nhằm xây dựng gia đình thì những trường hợp đó pháp luật cấm kết hôn việc kết hôn giả tạo là hành vi trá hình của nhiều trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở hôn nhân. Như đã phân tích về điều kiện tự nguyện kết hôn, việc kết hôn do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được cưỡng ép, lừa dối, cản trở hôn nhân. Việc cưỡng ép, lừa đảo, cản trở hôn nhân pháp luật

cấm. Thứ ba: Tình trạng hôn nhân

Các bên nam, nữ để xác lập quan hệ hôn nhân thì phải độc thân, tức là hiện tại chưa xác lập quan hệ vợ chồng với ai theo quy định của pháp luật, đối với những trường hợp đã kết hôn thì phải có quyết định ly hôn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có quyền xác lập quan hệ hôn nhân với người khác. Chính vì vậy, khi thực hiện đăng ký kết hôn các bên phải xuất trình giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy tờ khác của nước ngoài tương đương với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp là công dân Việt Nam, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với trường hợp là

công dân nước ngoài. Giấy tờ này để chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên, hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.

Thứ tư: Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Pháp luật quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi như phạm vi ba đời, người cùng dòng máu về trực hệ, thì các nhà khoa học đã chứng minh việc con cái của những người này sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh về máu và bệnh khác như bệnh “tan máu di truyền”...so với việc kết hôn thông thường. Vì vậy, cấm kết hôn với những trường hợp có quan hệ huyết thống gần gũi nhằm bảo vệ sức khỏe vợ chồng, con cái, duy trì nòi giống, bảo vệ luân thường đạo lý, đạo đức xã hội.

Thứ năm: Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Việc cấm kết hôn đối với những trường hợp như trên xuất phát từ phong tục tập quán, đạo đức văn hóa của người Việt Nam. Mặc dù những người này không có quan hệ huyết thống, nhưng đối với gia đình Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình, thể hiện giá trị truyền thống, đạo đức, thức bậc, trật tự trên dưới nên việc kết hôn giữa những trường hợp này sẽ không phù hợp với truyền thống, đạo đức của người Việt Nam từ trước đến nay.

1.3.1.5. Kết hôn giữa hai người cùng giới tính

Theo quy luật tự nhiên, sinh đẻ là kết quả của quan hệ tình dục giữa các bên nam nữ. Do đó trong luật pháp của hầu hết các nước đều quy định việc kết hôn chỉ được tiến hành đối với các bên chủ thể là nam và nữ.

Một trong những mục đích của kết hôn là duy trì nòi giống, nên pháp luật nhiều nước trên thế giới, cũng như pháp luật Việt Nam quy định không thừa nhận giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau có quy định khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính như Hà Lan, pháp luật cho phép những người cùng giới tính (đồng tính luyến ái) có quyền kết hôn với nhau và pháp luật công nhận cuộc sống và các quyền khác của họ như quyền của vợ chồng trong một gia đình bình thường “ Luật, hôn nhân đồng giới (tiếng Hà Lan: Huwelijk tussen personen van gelijk geslacht hoặc thường là homohuwelijk) có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2001.[1] [2] Hà Lan là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giớ i. [3]”

Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, đây là điểm mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính có nghĩa là các cặp đôi cùng giới không thể đi đăng ký kết hôn, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn, việc chung sống với nhau của họ không được pháp luật thừa nhận.

1.3.2. Về hình thức và thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hình thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức công nhận một cách hợp pháp quan hệ vợ chồng. Khi các bên muốn kết hôn có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành kết hôn theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, một quan hệ giữa hai bên nam nữ muốn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng thì bên cạnh việc các bên phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc kết hôn phải được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp luật của các nước có quu

định khác nhau về hình thức hình thức kết hôn. Hiện nay trên thế giới tồn tại một số hình thức kết hôn phổ biến như: kết hôn theo hình thức dân sự, kết hôn theo hình thức tôn giáo, hoặc hình thức kết hôn kết hợp giữa hình thức kết hôn dân sự và hình thức kết hôn tôn giáo.

Pháp luật của hầu hết các nước trên thể giới đều quy định việc tiến hành kết hôn theo hình thức kết hôn dân sự. Theo hình thức này, các bên nam nữ muốn kết hôn với nhau sẽ đến cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để xin đăng ký kết hôn. Sau khi xem xét các điều kiện kết hôn, nếu các bên có đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm các điều cấm kết hôn theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nưốc có thẩm quyền sẽ đăng ký vào sổ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các bên.

Do có sự quy định khác nhau của pháp luật giữa các nước về hình thức kết hôn cho nên thường có sự xung đột pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong thực tiễn quốc tế, giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, người ta thường áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn (Lex ỉoci celebrationis) nhằm xác định tính hợp pháp về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Theo nội dung này thì hình thức kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật của nơi ấy sẽ quy định về tính hợp pháp về mặt hình thức của cuộc hôn nhân đó. Bên cạnh việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn, nhiều nước còn đưa ra một số điều kiện bố sung để nhằm xác định tính hợp pháp của hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Ví dụ:Theo pháp luật của Anh, trừ những trường hợp đặc biệt, nghi thức kết hôn sẽ phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn [113, tr. 43]. Theo luật của Québec quy định: "Các điều kiện về nghi thức kết hôn được luật nơi cử hành lễ cưới hoặc luật nơi cư trú hoặc luật quốc tịch của một trong hai vợ chồng điều chỉnh". Theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp thì khi công dân Pháp kết hôn ở nước ngoài, thì bên cạnh việc phải tuân thủ quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, công dân Pháp phải thông báo việc kết hôn

này về nước cho cơ quan có thẩm quyền; hoặc theo quy định của pháp luật Đức thi khoản 3 Điều 13 Tư pháp quốc tế Đức được sửa đổi ngày 15/7/1986 quy định, một cuộc hôn nhân có yếu tô nước ngoài nếu không phù hợp với pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, nhưng phù hợp với pháp luật quốc tịch của đương sự thì cuộc hôn nhân đó vẫn được coi ỉà hợp pháp về mặt hình thức; hoặc trong các điều ước quốc tế liên quan tới quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài khi xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn đều ghi nhận việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào quy định tại điều 25 như sau: “ Nghi thức kết hôn được thực hiện theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. Việc kết hôn được tiến hành đúng theo pháp luật của một nước ký kết này thì được công nhận tại nước ký kết kia, trừ trường hợp việc công nhận kết hôn đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước công nhận”.

Theo điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch; Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý”. Như vậy, mọi hình thức kết hôn không theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng; vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau củng phải đăng ký kết hôn (khoản 2 Điều 9).

Việc đăng ký kết hôn theo pháp luật phải thực hiện trên cơ sở tuân thủ về hồ sơ, trình tự nhất định và thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan hành chính và cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự tại nước ngoài pháp luật quy định các mẫu hồ sơ đăng ký và thẩm quyền cụ thể của các cơ quan chức năng tiến hành đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.3.3. Hủy kết hôn có yếu tố nước ngoài trái pháp luật

Pháp luật quy định về việc hủy kết hôn đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Trong đó pháp luật quy định về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm các cá nhân liên quan và cả cơ quan, tổ chức có chức năng bảo đảm quyền con người khác

Về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Vi phạm điều kiện kết hôn là điều kiện để hủy việc kết hôn trái pháp luật, theo đó những trường hợp có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vi phạm một trong các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực hành vi dân sự, vi phạm các điều cấm kết hôn như kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 27 - 37)