Thực trạng pháp luật về hình thức kếthôn có yếu tố nước ngoài và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 49 - 56)

ngoài và thực tiễn tại huyện Thạch Thất

2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hình thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức nhằm thiết lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Hôn nhân không đáp ứng hai tiêu chí về điều kiện kết hôn và hình thức kết hôn như đã trình bày ở trên, thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật bảo vệ. Trường hợp này được gọi là hôn nhân vô hiệu hoặc hôn nhân trái pháp luật.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy phạm quy định cụ thể việc chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, pháp luật của hầu hết cá nước trên thế giới xác định tính hợp pháp của hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài căn cứ vào luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis). Hay nói cách khác, nếu kết hôn tiến hành ở Việt Nam thì tuân theo pháp pháp luật Việt Nam.

Căn cứ Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được áp dụng như sau: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch” Điều 38 Luật hộ tịch năm 2014: “ khi đi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì việc ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ”.

Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật hộ tịch năm 2014 sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng; vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn (khoản 2 Điều 9).

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định hình thức kết hôn là hình thức kết hôn dân sự và việc tiến hành theo hình thức này là điều kiện bắt buộc để công nhận tính hợp pháp của quan hệ vợ chồng. Thủ tục kết hôn quy định trên đây cũng được áp dụng cho quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài khi việc kết hôn này được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Theo quy định hình thức kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam sẽ căn cứ theo pháp luật Việt Nam về nghi thức kết hôn. Như vậy, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam chỉ có giá trị pháp lý khi nó được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền theo hình thức dân sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được đăng ký tại UBND cấp huyện

Việc công nhận việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt Nam: Do pháp luật các nước có quy định khác nhau nên đặt ra vấn đề công nhận việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

“Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, phù hợp với pháp luật nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã

được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam”.

Theo quy định này, pháp luật Việt Nam cũng tuân thủ nghi thức kết hôn theo luật nơi tiến hành kết hôn. Khác với pháp luật Việt Nam; Pháp luật Đức, sửa đổi ngày 15/7/1986 quy định: “Một cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài nếu không phù hợp với pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, nhưng phù hợp với pháp luật quốc tịch của đương sự thì cuộc hôn nhân đó vẫn được coi là hợp pháp về mặt nghi thức”(Khoản 3 Điều 13 Tư pháp quốc tế Đức). Như vậy, nghi thức kết hôn của Đức khác với quy định pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân được tiến hành theo nghi thức mà pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn quy định, trừ hôn nhân vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn

Quy định về hình thức hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kết hôn: Thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, người nước ngoài kết hôn với nhau được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam: Các bên đương sự phải làm hồ sơ đăng ký kết hôn nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thường trú (hoặc tạm trú có thời hạn). Hồ sơ gồm:

-Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định

-Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (không quá 06 tháng) xác nhận người đó hiện tại người đó không có vợ, có chồng:

+ Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó xác nhận.

+ Đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó có quốc tịch hoặc thường trú xác nhận.

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài).

-Bản sao sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam). Ngoài các giấy tờ trên, tuỳ từng trường hợp mà pháp luật quy định phải có thêm một số giấy tờ khác:

+ Trong trường hợp công dân Việt Nam đã có bản án, quyết định ly hôn (giữa người việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt nam và người nước ngoài) do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài xét xử, quyết định thì phải làm thủ tục ghi chú vào sổ tại Sở Tư Pháp và nộp giấy xác nhận của Sở Tư Pháp về việc đã ghi chú bản án, quyết định ly hôn đó (nếu ghi chú tại nơi khác). Nếu ly hôn tại toà án Việt Nam thì nộp bản sao bản án hoặc trích lục án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Người nước ngoài kết hôn và ly hôn với nhau ở nước ngoài thì không cần ghi chú việc ly hôn, chỉ cần nộp bản sao bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, nếu kết hôn với nhau tại Việt Nam hoặc kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam và ly hôn ở nước ngoài thì phải làm thủ tục ghi chú.

+ Trường hợp đương sự có vợ hoặc có chồng đã chết thì phải nộp bản sao giấy chứng tử.

+ Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan tổ chức đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Tất cả các giấy tờ các giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp để sử dụng cho việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự và được công chứng, chứng thực.

Quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thẩm tra và xác minh nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ;

Lệ phí đăng ký kết hôn, hiện nay thực hiện theo quy định của thành phố Hà Nội là 1.000.000đ (một triệu đồng)/ hồ sơ đăng ký kết hôn.

2.3.2. Thực tiễn áp dụng quy định về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài tại huyện Thạch Thất

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng có những bước phát triển đáng kế, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đã không còn là hiện tượng hiếm hoi nữa. Điểm đáng lưu ý là các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài năm sau cao hơn năm trước. Theo báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Luật hộ tịch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có 30 quận, huyện đã giải quyết được 1.356 hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó nữ kết hôn là 1.057, nam kết hôn là 246 trường hợp; Kết hôn với người Trung Quốc, Đài Loan là 229 trường hợp; kết hôn với người Hàn Quốc là 162 trường hợp, Mỹ là 115 trường hợp; Canada 51 trường hợp và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác [6].

Tại Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất tiếp nhận và giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được 26 trường hợp, so với các quận nội thành như Quận Ba Đình đã làm thủ tục đăng ký kết hôn được 82 trường hợp; Quận Hoàn Kiếm 78 trường hợp, huyện Phú Xuyên 24 trường hợp; huyện Thường Tín được 14 trường hợp; Thị xã Sơn Tây giải quyết được 19 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài....thì huyện Thạch Thất cũng là địa phương tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài không nhỏ.

Phòng Tư pháp huyện là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân huyện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Công chức hộ tịch được giao nhiệm vụ có trình độ chuyên môn, được đào tạo nghiệp vụ hàng năm, do vậy, từ việc tiếp nhận đến giải quyết hồ sơ được đảm bảo đúng quy định của pháp luật, từ khi Luật hộ tịch có hiệu lực thi hành đến nay, công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại huyện Thạch Thất không phát hiện trường hợp nào vi phạm các quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn, hình thức kết hôn...

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn của công dân, công chức chuyên môn căn cứ các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, quy định của pháp luật về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài để thụ lý hồ sơ, giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật và trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn cho công dân. Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong quá trình thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài Phòng Tư pháp huyện Thạch Thất luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn như: đảm bảo thu nhận đúng, đủ thành phần hồ sơ; thẩm tra, xác minh hồ sơ theo quy định, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn; Sau khi có kết quả thẩm tra và xác minh tại địa phương đảm bảo người yêu cầu đăng ký kết hôn và người có tên trong hồ sơ là một và không vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn, Phòng tiến hành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đồng thời tổ chức nghi lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Tại buổi trao Giấy chứng nhận kết hôn công chức làm công tác hộ tịch hỏi hai bên nam, nữ có tự nguyện kết hôn với nhau hay không, nếu các bên đồng ý tự

nguyện kết hôn với nhau thì cho hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, ký vào Sổ đăng ký kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Huyện Thạch Thất đã tiếp nhận và giải quyết đăng ký kết hôn cho 26 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, ghi chú kết hôn được 05 trường hợp đã kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tất cả các hồ sơ kết hôn và ghi chú kết hôn đều đảm bảo thành phần hồ sơ, việc giải quyết đảm bảo trước thời hạn cho công dân. Tuy nhiên, thực tế ở huyện Thạch Thất cho thấy, có rất nhiều trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài từ rất nhiều năm về trước nhưng chưa thực hiện việc ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam nên quan hệ hôn nhân đó chưa được nước Việt Nam chính thức công nhận là vợ chồng, việc đi lại của công dân, của con cái họ khi đi qua cửa khẩu, làm thủ tục xuất cảnh rất khó khăn. Nay họ có điều kiện về Việt Nam để làm thủ tục ghi chú kết hôn, để quan hệ hôn nhân của họ được nước Việt Nam chính thức công nhận là vợ chồng thì các giấy tờ kết hôn trước đây bị rách nát hoặc thất lạc, vấn đề là ở chỗ ở một số nước ngoài họ quản giấy tờ hộ tịch bằng hệ thống điện tử, ít sử dụng bản giấy, nên khi họ đến cơ quan đã đăng ký kết hôn trước đây ở nước ngoài xin giấy tờ liên quan đến việc đăng ký kết hôn của họ thì chỉ nhận được bản in từ hệ thống điện tử và những giấy tờ này không phải bản gốc nên Việt Nam không hợp pháp hóa lãnh sự cho họ và sẽ không thể thực hiện việc ghi chú kết hôn cho họ được. Đây cũng là những khó khăn, vướng mắc cần có biện pháp tháo gỡ nhằm bảo vệ quyền và lợi tích hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các quy định của pháp về hình thức đăng ký kết hôn.

Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp: Qua công tác quản lý đăng ký hộ tịch tại huyện Thạch Thất cho thấy, các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để thực hiện việc đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam ở Việt Nam thì đều được Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự, việc hợp pháp hóa lãnh sự đảm bảo rằng

các giấy tờ đó đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân nước họ (có quốc tịch), đảm bảo giấy tờ đó là thật, không phải là giả nên khi làm thủ tục đăng ký kết hôn cho công dân Phòng Tư pháp cũng cảm thấy yên tâm hơn. Hiện nay nhà nước ta đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới và cũng có chính sách, tạo điều kiện để các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đều có trụ sở tại Việt Nam (chủ yếu là ở Hà Nội). Nên khi công dân đến đề nghị cung cấp giấy tờ hộ tịch, xác nhận giấy tờ hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 49 - 56)