Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kếthôn có yếu tố nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 65 - 76)

ngoài với nhau 02 trường hợp; Người nước ngoài với người nước ngoài 06 trường hợp. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng gia tăng đã phản ánh một phần thực tế của xu thế hội nhập quốc tế. Điểm đáng lưu ý là các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong thời gian qua diễn ra tương đối phức tạp cả về quy mô và tính chất. Điều này thể hiện ở số lượng các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng có xu thế gia tăng một cách đáng kể, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua đã có một số biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam như sau:

Việc nữ công dân Việt Nam lấy chồng là người nước ngoài thông qua tổ chức môi giới kết hôn đã có lúc, có nơi trở thành trào lưu, có những trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhằm mục đích được xuất cảnh, hoặc vì lợi ích vật chất hoặc thiếu hiểu biết, hoặc bị lừa dối về viễn cảnh cuộc sống đầy đủ vật chất sung sướng ở nước ngoài.... Một điểm đáng lưu ý là vào khoảng 85% các cuộc hôn nhân này là vì mục đích kinh tế thông qua sự môi giới của khâu trung gian [4]. Chính vì vạy, rất cần hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn ngừa những nguy cơ xam hại quyền lợi của phụ nữ kết hôn với người nước ngoài và bảo đảm mục tiêu xây dựng gia đinh hạnh phúc từ những quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài. nước ngoài.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài

Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định thì việc kết hôn mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ" [6, tr. 199], Trong pháp luật hôn nhân và gia đình của tất cả các nước trên thế giới, điều kiện kết hôn được coi là một tiêu chí pháp lý đầu tiên để xác định tính hợp pháp của hôn nhân. Nhìn

chung, việc quy định cụ thể về nội dung điều kiện kết hôn trong pháp luật của các nước có thể khác nhau nhưng tiêu chí xác định về tính hợp pháp của điều kiện kết hôn, pháp luật của các nước thường đề cập tới các vấn đề về ý chí, tuổi tác, sức khỏe, tình trạng hôn nhân, quan hệ thân thuộc... của các bên muốn kết hôn.

Tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn thì "người mất năng lực hành vi dân sự" không được phép kết hôn. Tại Điều 38 Luật hộ tịch năm 2014 quy định người yêu cầu đăng ký kết hôn phải nộp giấy xác nhận của tổ chức y tế xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ từ chối đăng ký kết hôn trong trường hợp "một hoặc cả hai bên đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự".

Vấn đề đặt ra là dựa trên cơ sở pháp lý nào để kết luận một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, tại Điều 22 quy định: "Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của người đó trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần”.

Như vậy, trong lĩnh vực hôn nhân nói chung và hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng, tuyên bố của Tòa án về năng lực hành vi dân sự của một người là cơ sở pháp lý để xác định điều kiện kết hôn của người đó. Tuy nhiên, Tòa án chỉ ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi của một người trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y có thẩm quyền và theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.

Quy định trên đây là cần thiết nhưng thủ tục để Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của một người thì chưa được pháp luật quy định cụ thể, do đó chưa tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án thực hiện nhiệm vụ này của mình.

Vì vậy, cần bổ sung các quy định về thủ tục của Tòa án trong việc đưa ra một bản án hoặc một quyết định công nhận về năng lực hành vi dân sự của một người. Việc bổ sung này nên theo hướng quy định thủ tục đơn giản, đồng thời việc Tòa án có thể tiến hành thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự trong việc xem xét điều kiện kết hôn không chỉ theo yêu cầu của người có lợi ích liên quan mà còn theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân khác khi có cơ sở để khẳng định việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc hoặc vì mục đích trục lợi khác. Bổ sung nội dung này là hoàn toàn phù hợp với quy định về các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn được ghi nhận tại Điều 38 Luật hộ tịch.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài

Với quan điểm cho rằng hình thức kết hôn được coi là một trong những điều kiện xem xét tính hợp pháp của việc kết hôn, do đó trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, vấn đề hình thức kết hôn cũng được pháp luật các nước quy định nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng. Theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xác định tính hợp pháp của hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis). Theo đó việc kết hôn tiến hành ở đâu thì luật nước đó sẽ quy định tính hợp pháp của hình thức kết hôn.

Ở Việt Nam, vấn đề hình thức kết hôn nói chung được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhưng nguyên tắc chọn pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài thì chưa được quy định một cách cụ thể. Về hình thức kết hôn nói chung (kể cả không có yếu tố nước ngoài) được quy định tại Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014. Quy định này được áp dụng cho việc kết hôn nói chung và mặc nhiên được áp dụng cho cả các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, các quy định trên đây chỉ áp dụng cho việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, theo đó việc đăng ký kết hôn phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp một quan hệ kết hôn không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam thì việc xác định tính hợp pháp của nó sẽ căn cứ vào luật nước nào.

Mặc dù pháp luật không có quy phạm chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật nước ngoài đó, thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục, hoặc việc công nhận đó có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và của trẻ em, thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

Để khắc phục hạn chế trên đây, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nghiên cứu, xây dựng quy định nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng xác định tính hợp pháp về hình thức kết hôn. Nếu việc bổ sung quy định này vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là khó có khả năng thực hiện thì có thể thông qua việc sửa đổi hoặc ban hành các văn bản pháp luật khác.

Khi nghiên cứu sửa đổi vấn đề này nên tham khảo nội dung được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Đó là quy định áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hôn để xác định tính hợp pháp về hình thức kết hôn. Theo đó, kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật của nước đó sẽ quy định về tính hợp pháp của hình thức kết hôn. Việc bổ sung quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan giải quyết các vấn

đề liên quan mà nó còn phù hợp với quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước, đồng thời thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực này.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trong quan hệ kết kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhiều trường hợp đạt mục đích hôn nhân nhưng cũng có nhiều trường hợp không đạt được do gặp khó khăn trong thủ tục pháp lý, bị lừa dối, ép buộc…Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực, theo tác giả, Việt Nam nên ký kết một số Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước có đông người Việt Nam cư trú. Vì theo thống kê, có khoảng 45% người Việt Nam cư trú ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Đức,…. kết hôn với công dân Việt Nam. Qua nghiên cứu Công ước La Haye 1902 về kết hôn (Việt Nam không phải là thành viên), tác giả thấy các nguyên tắc giải quyết xung đột về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn cũng tương thích với nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài của Việt Nam. Hơn nữa, Công ước này được ký kết giữa nhiều nước, nếu chúng ta tham gia thì sẽ giải quyết được vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước thành viên Công ước mà không phải ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp. Đây là những việc làm cần thiết tính về lâu dài.

Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài bị phức tạp bởi yếu tố nước ngoài nên cần quản lý chặt chẽ. Hiện nay, theo quy định, loại quan hệ này thuộc sự quản lý của UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Để quản lý, thực thi pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, các cơ quan nhà nước của ta cần có một đội ngũ cán bộ hộ tịch chuyên trách. Tuy nhiên, vừa qua có một số cán bộ không đủ năng lực hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn thông đồng với bọn môi

giới để đăng ký kết hôn cho công dân Việt nam với người nước ngoài. Do vậy, cần lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn đảm nhận công tác hộ tịch; Thực hiện tốt việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tăng cường việc phỏng vấn hai bên nam, nữ kết hôn, kể cả trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, mà công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Phòng Tư Pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phối hợp với Công an, các tổ chức xã hội cùng: Hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UB mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, cùng Phòng văn hoá thông tin, Phòng lao động - thương binh và xã hội tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu, rộng đến người dân, nhất là dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, sát biên giới về các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài và về những thủ đoạn của bọn môi giới để người dân có kiến thức pháp luật cơ bản và có cái nhìn rõ hơn về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có những biện pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình từng địa phương.

Thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài, biên soạn các tài liệu, thông tin cần thiết về phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của các nước mà công dân Việt nam có quan hệ kết hôn với công dân nước đó. Sau đó phân phối cho những người có nhu cầu, có thể qua trang báo điện tử hoặc phân phối trực tiếp. Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước về quản lý quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, hỗ trợ các cặp kết hôn ở nước ngoài hoà nhập cộng đồng để mang lại hạnh phúc. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cần phải giữ mối liên hệ, thông tin về tình hình hôn nhân của người Việt Nam ở nước ngoài

nhất là thông tin về quyền lợi của phụ nữ Việt Nam để có biện pháp bảo vệ kịp thời khi bị xâm phạm.

Đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, tạo công ăn việc làm lâu bền. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo. Phát triển mạnh mẽ văn hoá - xã hội khu vực:

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh các dịch vụ văn hoá, hỗ trợ người dân trong y tế, giáo dục, làm cho trẻ được đến trường học và học cao hơn, tiếp cận kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, thông tin văn hoá – xã hội thì mới có nghề nghiệp.

Mở cơ sở dạy nghề cho nam nữ đến tuổi trưởng thành không có điều kiện học lên tiếp, đặc biệt ưu tiên diện chính sách.

Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình. Mặc dù trong xu thế hội nhập, chúng ta vẫn phải phát huy giá trị chuẩn mực truyền để tác động đến hành vi con người mạnh hơn nữa.Nếu so sánh giữa văn hoá miền Bắc với miền Nam có thấy sự khác biệt rất lớn, văn hoá miền Nam với nhiều tầng cổ xưa có nguồn gốc khác với miền Bắc, và mới đây lại giao thoa với cả văn hoá phương Tây. Miền Bắc với sự bảo lưu những giá trị chuẩn mực truyền thống nên đã ràng buộc người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ với những biện pháp chế tài không chính thức: lời dị nghị, sự dèm pha, việc làm mất uy tín bằng nhiều hình thức, không cho họ vi phạm một cách dễ dàng.

Để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài thì bên cạnh việc đưa các giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn, giải pháp pháp hoàn thiện hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài còn phải có giải pháp về nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng rất quan trọng. Rất mong các nhà làm luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành để tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nâng cao hiệu quả thực thi khi các bên đương sự tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Tiểu kết chương 3

Xu thế hội nhập quốc tế, mở rộng các quan hệ hợp tác và tăng cường quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước, các vùng lãnh thổ đã và đang phát sinh nhiều quan hệ xã hội mới. Tình trạng công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, lao động, cư trú và kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ thực tiễn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)