yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh quốc tế tác động đến nhu cầu hoàn thiện pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là một hiện tượng diễn ra ngày một phổ biến trong xã hội ngày nay, khi toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc thì xu thế quốc tế hóa nền kinh tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước mà nó còn thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội khác. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc luân chuyển sức lao động và sự di cư của con người giữa các nước cũng tăng lên một cách đáng kể [9, tr. 35].
Có thể nói, việc di chuyển sức lao động và di cư của con người trên đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho số lượng các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng tăng nhanh. Thực tế cho thấy, có nhiều người nước ngoài sau khi đến làm ăn sinh sống ở nước sở tại đã kết hôn với công dân nước sở tại, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài này là một vấn đề được đặt ra đối với chính phủ của nhiều nước trên thế giới. Tất nhiên để giải quyết vấn đề này chỉ có thể thực hiện bằng pháp luật.
Điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài bằng pháp luật là một hình thức bảo vệ quyền con người có tính chất quốc tế. Quyền hôn nhân nói chung và quyền kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng được coi là quyền dân sự của con người, do đó được pháp luật bảo hộ và chịu sự điều chỉnh bởi các hệ thống pháp luật khác nhau. Các hệ thống pháp luật khác nhau đó có thể là: Hệ thống pháp luật mà các bên chủ thể mang quốc tịch, hệ thống pháp luật
nơi tiến hành kết hôn, hệ thống pháp luật nơi cư trú của đương sự... Việc áp dụng hệ thống pháp luật nào cũng đều nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ kết hôn đó.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự trong quan hệ hôn nhân đó mà nó còn thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia. Xuất phát từ sự khác nhau về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, phong tục tập quán mà pháp luật của các nước có sự quy định khác nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ hôn nhân nói riêng. Việc quy định nội dung các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài của một nước phụ thuộc vào các nguyên tắc pháp lý của hệ thống pháp luật nước đó. Tuy nhiên, để góp phần thực hiện tốt chức năng đối nội và đối ngoại của mình, nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài của một nước không chỉ tuân thủ theo các nguyên tắc pháp lý cơ bản của nhà nước đó mà còn phải phù hợp với các nguyên tắc pháp lý quốc tế. Nói cách khác, trong bối cảnh quốc tế, hiện nay vấn đề hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một điều cần thiết và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
3.1.2. Thực tế kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Theo tổng kết của Bộ Tư pháp các Sở Tư pháp trong cả nước đã đăng ký cho 66.141 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài; Theo Báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Luật hộ tịch tại địa bàn thành phố Hà Nội (từ ngày 01.01.2016 đến 30.8/2018) tổng số giải quyết đăng ký kết hôn là 1.356 trường hợp, trong đó Công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài là 1.081 trường hợp; Công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam