Tìm hiểu giá trị nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 39 - 58)

Nội dung tác phẩm gồm các khoa cúng, như cúng thỉnh thần, cúng trừ ma và cũng tiễn thần, nên giá trị nội dung của tác phẩm chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

2.1.1. Góp phần nghiên cứu tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Dao

Tín ngưỡng thờ thần không chỉ xuất hiện trong văn hóa của người Kinh, mà nó còn xuất hiện trong các sách cổ của người Dao, tín ngưỡng thờ thần của người Dao được thể hiện rõ nét trong những văn bản còn gọi là văn bản Nôm Dao, tiêu biểu như tác phẩm Hạbản triều khoa. Thần 神 tiếng Dao gọi là sàn, xuất hiện rất nhiều các vị thần trong khoa cúng đầu tiên của tác phẩm

Hạ bản triều khoa. Các vịthần được nhắc đến và mời về ở khoa cúng đầu tiên này như: Thần phương Đông 東方之神, Tam Thanh 三青, Ngọc Hoàng 玉皇, Uế Tích Kim Cương 穢跡金岡, Đạo Lão Nhị Quân 道老二君, Thập Cực Cao Chân 十極高真, Long Thụ Cung Châu 龍樹共州, Lạc Hựu Đồng Tử 樂又童

子, Chân Vũ Tướng Quân 真武将軍, Long Xà Bổng Túc 龍蛇棒足, Vương Mẫu Lục Nương 王姥六娘, Thất Thập Nhị Cung 七十二宮, Lư Sơn Cửu Lang 閭山九郎, Lục Tào Án Điển 六曹案典, Tam Vị Phu Nhân 三位夫人,

Thủ Hạ Hùng Binh 手下雄兵, Pháp Pháp Tiên Cô 法法仙姑, Tì Bà Phóng Hướng 枇琶放嚮, Tam Động Đại Vương 三洞大王, Thập Động Man Vương 十洞蛮王, Đại Pháp Thiền Sư 大法禅師, Giáng Long Phục Hổ 降龍伏虎, Bình Sơn Hán Đế 平山漢帝, Thất Vị Linh Vương 七位靈王, Na Tra 哪吒, Trương Lương Mã Tín 張良馬信, Trương Triệu Nhị Lang 張趙二郎, Nam Xà Sư Tử 南蛇師子, Phiên Đàn Ngũ Lang 番壇五郎, Man Sư Pháp Chủ 蛮師 法主, Tam Vị Thái Công 三位太公, Thập Vị Xá Nhân 十位舍人, Lại Công Nguyên Soái 賴公元帥, Nguyệt Hô Lạp Bào 玥瑚臘孢, Bàn Hoàng Sư Chủ 盤皇師主, Tiến Đồng Cung Phi 箭筒弓妃, Ngũ Nhạc Đại Vương 五岳大王, Diêu Sơn Sư Chủ 山師主, Xa Công Đại Tướng 車公大将, Xương Binh Xương Tướng 昌兵昌将, Tổ Bản Nhị Sư 祖本二師, Ngũ Doanh Binh Mã 五

营兵馬, Bản Gia Sư Chủ 本家師主, Sư Nam Sư Đệ 師男師弟, Tam Tổ 三祖,

Đồng Nam Thánh Nữ 童男聖女, Quan Âm Cộng Châu 观音共州, Khổng Tước Minh Vương 孔雀明王, Tấn Am Tổ Sư 晋庵祖師, Lục Viên Thiên Tướng 六員天将, Kim Hữu Hầu Vương 今右侯王, Quá Vãng Hư Không 過

往虛空, Ngũ Doanh Binh Đầu 五营兵頭, Thiên Tiên Binh Mã 天仙兵馬,

Ngũ Lang 五傷五郎, Hoàng Ban Điểu Hổ 黃班鳥虎, Dũng Hải Tam Lang 湧 海三郎, Hoàng Hà Cửu Khúc 黃河九曲.

Những vị thần được liệt kê trên đây, có sự hỗn dung của các vị thần đại diện cho tam giáo Nho - Phật - Đạo. Đó là các thần Thanh đồng tử Thanh đế: nằm trong Ngũ thiên đế, chỉ Đông phương Thanh đế là Phục Hy. Vô Vạn Hạnh: Thiền sư Vạn Hạnh là một trong những trí thức Phật giáo làm cố vấn cho vua Lê Đại Hành, tương truyền ông có tài tiên đoán giúp Lý Công Uẩn lên ngôi. Tam Thanh: là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo gồm có: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân). Ngọc Hoàng: là vị vua tối cao trên trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo. Uế Tích Kim Cương: là một bài thần chú trong Phật giáo. Long Thụ: là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Chân Vũ: còn có tên gọi là Huyền Vũ là một vị thần quan trọng của Đạo giáo. Vương Mẫu Lục Nương: là vị nữ thần cổ đại rất nổi tiếng trong truyền thuyết Đạo giáo Trung Quốc. Na Tra: là một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa. Trương Lương: là danh thần nổi tiếng thời nhà Hán. Ngũ Nhạc Đại Vương: là năm vị thần trông coi Ngũ Nhạc, năm ngọn núi thiêng của Đạo giáo tại Trung Quốc. Khổng Tước Minh Vương: là vị Tôn giả hầu cận Đức Phật nguyên căn là một con công, là vật cưỡi của Đức Chuẩn Đề.

Một đoạn văn cúng thỉnh thần mời thần về trong buổi lễ đã xướng danh các vị thần như sau :

排得三清玉皇當案 ,

穢跡金岡两边排.

十極高真两边排.[tr.5] ……… 排得五傷五郎當 , 黃班鳥虎两边排. 排得湧海三郎當 , 黃河九曲遠郎門.[tr.9] Phiên âm:

Bài tác sam chênh nhục uầng tong on chống, Ngò tiền kâm dông lảnh piên bài.

Bài tác tụ láo nghị quan tong on chống, Sạp kất cô chan lảnh piên bài.

………..

Bài tác hự chanh hự lòng tong dấn, Oàng pàn âu hố lảnh piên bài. Bài tác nằm hói sam lòng tong dấn, Oàng hò káo hối duộn lòng muồn.

Dịch nghĩa:

Bảo được Tam Thanh Ngọc Hoàng ngồi vào bàn để uống nước, Uế Tích Kim Cương ngồi hai bên.

Bảo được Đạo Lão Nhị Quân ngồi vào bàn để uống nước, Thập Cực Cao Chân ngồi hai bên.

………. Bảo được Ngũ Thương Ngũ Lang đương hề, Hoàng Ban Điểu Hổ xếp hai bên.

Bảo được Dũng Hải Tam Lang đương hề, Hoàng Hà Cửu Khúc xa trông ở cửa Lang.

Biểu tượng thần đã tồn tại lâu đời trong đời sống sinh hoạt tâm linh của người Dao và được thể hiện trong các văn bản chữ Nôm Dao. Người Dao còn sử dụng các bộ tranh thờ, là hình ảnh những vị thần, trong lễ cấp sắc. Khi cúng tế, tất cả các nghi thức đều được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu như

Khoa cúng 1 là nghi thức thỉnh thần về, thì đến Khoa cúng 4 lại là nghi thức tiễn thần đi. Khi cúng xong, tiễn thần về nơi thần đến, thầy mo người Dao vẫn cần trình bày theo đúng lễ nghi. Các thần được tiễn đa phần đều là các thần được mời về ở Khoa cúng 1. Điểm đặc biệt trong việc tiễn thần đi, đó là trong văn bản có ghi là các thần được người Dao xây cầu để về. Các thần được tiễn về nơi ở của mình như: Ngọc Hoàng được tiễn về bảo điện, chư thánh tiễn về cửa nhập triều, Long Thụ tiễn về điện Y Vương, Chân Vũ tiễn về đàn Bắc Đế, Vương Lão tiễn về động Bài Nguyên, Tam Nãi Phu Nhân tiễn về Cổ Điền, Tam Thánh tiễn về viện Tảo Dương, Quan Âm tiễn về bờ Nam Hải, Phổ Am tiễn về nham Hương Thủy, Thái Công tiễn về đạo Hồ Quảng, Bàn Hoàng tiễn về viện Sơn Hà…

Nghi thức cúng tế được diễn ra theo chu trình: mời thần → giãi bày → tạ ơn → tiễn thần, đây là chu trình diễn ra theo thứ tự thể hiện trong văn bản Hạ bản triều khoa. Người Dao rất coi trọng việc thờ cúng, chính vì vậy các nghi lễ, cách thức nội dung đều được ghi chép lại trong văn bản. Hạbản triều khoa

là một trong số ít những văn bản thể hiện rõ nét chu trình thờ cúng của người Dao. Có thể nói rằng Hạ bản triều khoa chính là món ăn tinh thần, thể hiện rõ nét đẹp văn hóa, nghi lễ của người Dao Việt Nam. Qua tác phẩm tín ngưỡng thờ thần được hiện lên một cách chân thực, mang đậm dấu ấn dân gian, không chỉ thể hiện qua những văn bản ghi chữ Nôm Dao, mà còn hiện hữu, len lỏi trong đời sống sinh hoạt thường ngày của họ.

2.1.2. Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian của dân tộc Dao

2.1.2.1. Giới thiệu về lễ vật, đồ thờ cúng và phương thức cúng

Trước thời kì đổi mới năm 1986, người Dao thường sống thành từng làng, bản gồm vài chục hộ với nhau ở trên vùng núi cao. Người Dao cư trú lẻ tẻ, đường xá khó khăn, họ ít được giao lưu tiếp xúc với các dân tộc khác, việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài chủ yếu là những ngày chợ phiên trong vùng. Họ đem nông sản đi chợ bán và mua muối thực phẩm cần thiết về sử dụng. Đa số người Dao thời đó sinh sống với kinh tế tự cung tự cấp. Mỗi khi có dịp gì cần làm lễ, cần có đồ thờ cúng, cũng là tự gia đình chuẩn bị và cung ứng cho buổi lễ.

Sau thời kì đổi mới năm 1986, người Dao tiếp xúc và giao lưu kinh tế với các dân tộc khác nhiều hơn. Dân cư trên địa bàn trở nên đông đúc, người Dao đã biết cách buôn bán, sản xuất nông nghiệp phục vụ cho kinh tế gia đình. Mỗi khi có dịp cần làm lễ, đồ thờ cúng và vật cúng đều được người Dao chuẩn bị kĩ càng và chu đáo. Ví như trong dịp lễ cấp sắc, là lễ quan trọng trong mỗi gia đình người Dao, kinh tế gia đình người Dao nào bình thường thì sẽ chuẩn bị lễ vật cúng gồm gà, lợn, rượu... Mỗi khi buổi lễ cấp sắc diễn ra, đối với gia đình có kinh tế bình thường thì số tiền làm lễ cũng lên đến hàng chục triệu đồng. Nhưng đối với gia đình người Dao có kinh tế khá giả, thì ngoài những lễ vật cúng chính như gà, lợn, rượu thì những gia đình đó còn thiết đãi dân làng cả trâu, ngựa, dê, thỏ... số tiền chuẩn bị cho buổi lễ có thể cũng lên đến cả trăm triệu đồng. Chính vì thế, trước kia khi làm lễ cấp sắc người Dao trong làng thường tổ chức chung, gồm 2 nhà làm lễ cấp sắc cùng một lúc. Ngày nay khi xã hội phát triển, người Dao đã biết làm kinh tế, mỗi gia đình người Dao đã có thể tự tổ chức cho gia đình mình một lễ cúng riêng.

Hạ bản triều khoa là một tác phẩm miêu tả khá kĩ lưỡng các lễ vật, đồ thờ cúng và phương thức cúng tế của người Dao. Việc miêu tả đó xuất hiện đầu tiên, ngay ở Khoa cúng 1, khoa cúng thỉnh thần về. Những lễ vật được nhắc đến trong Khoa cúng 1 gồm: da hổ (hốpì 虎皮), giáo vàng (nhâm cho銀 校), ghế (y掎), đài ngà voi (cha ngà khì 象牙臺), được lấy ra ở cửa khố đông của kho đông.

謹請東方東庫主, 打開東方東庫門. 取出虎皮銀校掎,

紅添象牙臺.[tr.2] Phiên âm

Cán chếnh tông phông tông hố chí, Tá hoi tông phông tông hố muồn. Chí xát hố pì nhâm cho y,

Hồng phần cha ngà khì.

Dịch nghĩa

Kính cẩn mời chủ khố đông ở phương đông, Mở ra cửa của khố đông ở phương đông. Lấy ra da hổ giáo vàng và ghế,

Bày thêm đài ngà voi.

Khoa cúng 1 việc mởcửa kho được diễn ra 2 lần : Lần 1 mở cửa kho đông để lấy ra da hổ (hốpì 虎皮), giáo vàng (nhâm cho銀校), ghế (y 掎), đài ngà voi (cha ngà khì 象牙臺). Lần 2 lại là mở kho Thanh la (Chênh lò hố

羅庫) để lấy thêm ra chén Thanh la (Chênh lò chán 青羅盏), cốc La (Lò puôi

羅盃), giáo Thanh La (Chênh lò uấy青羅橘), ghế và đài ngà voi (cho y chà ngà khì 校掎象牙臺), kẹo cứng và phần quả (đường dàng kấp phan cúa 糖疆 及分果). Có thể nhận thấy rằng, khi lấy lễ cúng ở kho Thanh la, thì các lễ cúng có đầy đủ hơn, so với việc lấy ra lễ cúng ở kho đông.

打開東方青羅庫,

取出青羅盏羅盃.

青羅校掎象牙臺,

取出糖疆及分果.[tr.2] Phiên âm

Tá hoi tông phông chênh lò hố, Chí xát chênh lò chán lò puôi. Chênh lò cho y chà ngà khì,

Chí xát đường dàng kấp phan cúa.

Dịch nghĩa

Mở ra kho Thanh La ở phương đông, Lấy ra chén Thanh La cốc La,

Ghế và đài ngà voi,

Lấy ra kẹo cứng và phần quả.

Ngay ở Khoa cúng 1 đã miêu tả chi tiết việc chuẩn bị đồ thờ cúng. Hiện nay chúng tôi chưa đủ căn cứ khoa học để xác định những lễ vật cúng được gắn liền với 2 chữ Thanh la (Chênh lò) như chén Thanh la (Chênh Lò chán),

Hai chữ Thanh la tiếng Dao là Chênh lò xuất hiện rất nhiều lần trong văn bản, Thanh la trong đời sống người Dao là một loại nhạc cụ dân tộc, nhưng trong tác phẩm Hạbản triều khoa hai chữ Thanh la gắn liền vào những đồ vật cụ thể như: kho Thanh la, giáo Thanh la, chén Thanh la… Qua việc phân tích về lễ vật cúng trên đây, thì có thể nhận thấy những lễ vật cúng của người Dao được nhắc đến trong Khoa cúng 1 này là của một gia đình người Dao khá giả, có điều kiện kinh tế gia đình ổn định.

Nghi lễ cúng tế của người Dao đều là do những thầy mo, thầy lang trong làng biết chữ Nôm Dao, hoặc những người có chức sắc (đã được cấp sắc 2 lần trở lên) chịu trách nhiệm cúng chính. Người Dao trước kia sống theo chế độ mẫu hệ, người cúng chính sẽ là những người phụ nữ đảm nhiệm. Nhưng theo sự biến đổi của xã hội, người Dao chịu ảnh hưởng du nhập tiếp xúc thêm của các luồng văn hóa khác, như người Kinh, người Mường, người Tày sống gần đó, và người phụ nữ Dao thì quá bận rộn với công việc đồng áng, chăm sóc con cái, quản lí gia đình. Họ cho rằng “người phụ nữ sinh ra đã khổ, phải in váy khăn thêu, lấy vải trắng nhuộm chàm để thêu” (Lý Thị Xuân, 1960, nông dân, xóm Thằm Luông, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Nên sau đó người cúng chính, người tham gia học chữ Nôm Dao chủ yếu là những người đàn ông trong gia đình. Ngày nay vai trò của người đàn ông Dao rất được xem trọng trong cộng đồng người Dao, vì người đàn ông Dao khi được học chữ Nôm Dao, đã trở thành những người có học thức và hiểu biết trong làng, xã. Chính vì vậy việc nhắc đến rất nhiều lần những thầy mo, thầy cả trong tác phẩm Hạ bản triều khoa, cũng đã khẳng định vai trò của họ trong đời sống người Dao.

謹請東方排筵排 ,三師三童子排筵,三師三童郎打開東方青廊舍青

東方排出八 掎, 南方排出八 . 西方排出八 掎, 北方排出八 . 中央排出八 掎, 五方排出八 . [tr.3] Phiên âm

Cán chếnh tông phông bài dần bài chống, sam xi sam tồng chí bài dần, sam xi sam tồng lòng tá hoi tông phông chênh lang xi chênh lòng đênh sảnh hấu bài dần.

Tông phông bài xát pát chống ý, Nàm phông bài xát pát chống chồng. Xi phông bài xát pát chống ý,

Pạc phông bài xát pát chống chồng. Chông dang bài xát pát chống ý, Hự phông bài xát pát chống chồng.

Dịch nghĩa

Mời thần phương đông bày chiếu sếp chỗ ngồi, ba thầy ba trò bày chiếu, ba thầy ba chàng mở ra trên sảnh quan Thanh nhà Thanh lang ở phương Đông bày chiếu tốt.

Phương đông bày ra 8 cái ghế, Phương nam bày ra 8 cái gậy. Phương tây bày ra 8 cái ghế,

Ở giữa bày ra 8 cái ghế,

Năm phương bày ra 8 cái gậy.

Đối với người Dao việc bày chỗ, xếp chiếu rất quan trọng. Chính vì vậy xuất hiện quan niệm “đàn ông ngồi mâm trên” trong xã hội người Dao. Trong tác phẩm Hạbản triều khoa, năm phương trời tương ứng với các hướng đông, tây, nam, bắc và chính giữa được nhắc lại nhiều lần. Người Dao học theo các sách cúng, bói mà đời trước để lại. Họ chú trọng ngũ hành, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, vấn đề này tác giả luận văn (Nguyễn Hạnh Vân) đã giới thiệu trong tác phẩm Lùa họp của người Dao [42, tr.363]). Chính vì vậy, việc sắp lễ, bày chiếu theo 5 phương trời, chính là sự tuân theo quy luật của tự nhiên, của trời đất, và tuân theo quy luật của ngũ hành.

Khoa cúng 1 đã miêu tả chi tiết các lễ vật cúng, cách sắp xếp các lễ vật cúng đó ra sao và còn miêu tả chi tiết cách ngồi ra sao. Người nam ngồi một bên, giống như khi hát Páo dung, hình thức hát đối đáp nam nữ của người Dao, 3 nam sẽ ngồi đối diện với 3 nữ, điều đó vừa cho thấy sự tách biệt giữa nam và nữ và vừa thể hiện sự tôn kính nhau.

男人 边女 边, 寡過排洞裏仙. 男人對 如力吉, 女人對 如观音. 老者 高少 低, 不輪老少 東西. 老者 高好說法,

少者 低好排筵.[tr.4] Phiên âm

Nàm dần chống piên nị chống piên, Quấy cúa bài diền dộng liêng xiền. Nàm dần tuối chống ý lếc kất, Nị dần tuối chống ý quân dâm.

Láo chía chống cô phần chống thuối, Pát thào láo phun chống tông xi. Láo chía chống cô hấu xuất phát, Phần chía chống ỳ hấu bài dần.

Dịch nghĩa

Người nam ngồi một bên nữ ngồi một bên,

Không cho ai một giờ nào là dính đến việc gì không tốt. Người nam ngồi đối diện như lực cát,

Người nữ ngồi đối diện như quan âm. Người già ngồi cao trẻ ngồi thấp,

Già trẻ không cần lần lượt ngồi đông tây.

Người già ngồi cao để nghe những câu nói truyền (ca hát, lập tĩnh…), người trẻ ngồi thấp để nghe những câu nói mà sau này con cháu còn dùng mãi mãi.

Cúng « cáo »告 là phương thức xin âm dương của người Dao. Cáo là tiếng Dao, đó là hai mảnh gỗ được vót nhọn ở đầu, dài khoảng 15 cm, nhà nào của người Dao cũng phải có cáo để xin âm dương. Cúng cáo là để hỏi các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)