Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn bản Nôm Dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 82 - 148)

3.2.1. Thực trạng lưu giữ và sử dụng các văn bản Nôm Giao hiện nay

3.2.1.1. Thực trạng việc lưu giữ và sử dụng các văn bản Nôm Dao tại VNCHN

VNCHN là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực Hán Nôm. Những năm gần đây, Viện đã có những chủ trương chính sách, dự án quan tâm đến người dân tộc thiểu số. Viện đã và đang triển khai các đề tài cấp bộ: Sưu tầm, số hóa và nghiên cứu khai thác chữ viết cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đề tài đã sưu tầm, bảo tồn và phát huy được các giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số sống trên mọi miền lãnh thổ Việt Nam. Giai đoạn đầu đề tài tập trung sưu tầm, bảo tồn và khai thác chữ viết các dân tộc thiểu số Tày - Nùng, Thái, Dao, Sán Chí...

Kết quả đề tài đã sưu tầm được hơn 10.000 tư liệu Hán Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Số hóa các tư liệu Hán Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam ghi lưu trên các phương tiện mang tin điện tử... Đã xuất bản được 3 tập Thư mục, giới thiệu tóm lược nội dung của khoảng 4.364 văn bản. Xuất bản 19 tập của bộ Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, giới thiệu khoảng 30 tác phẩm truyện thơ và then của người Tày - Nùng. Đã xuất bản cuốn Tuyển tập văn học dân tộc Thái (tập 1), giới thiệu tác phẩm

Quám tô mướng (Lời Kể chuyện về bản mường) và tập tục ngữ Thái Nhá váng xia lạ (Lời truyền xưa đừng bỏ phí). Đề tài còn kết nối cùng nhà nghiên cứu Hoàng Hựu biên soạn cuốn Bảng tra chữ Nôm dân tộc Dao, đây là cuốn từ điển rất hữu ích cho con cháu người Dao sau này, muốn học chữ cổ của dân tộc mình.

Viện sưu tầm được hàng nghìn văn bản Nôm của các dân tộc thiểu số. Các văn bản này được đánh số, phân chia thư mục và lưu giữ tại phòng bảo quản của Viện. Số tư liệu này được bảo quản cẩn thận, được chia sẻ công khai với những người yêu thích và có đam mê đối với văn tự của các dân tộc thiểu số. Hiện nay, tác giả luận văn đã thống kê được 18 văn bản Nôm Dao được lưu giữ tại VNCHN, Hạ bản triều khoa là một trong số các văn bản Nôm Dao có giá trị đã được thống kê.

3.2.1.2. Thực trạng việc lưu giữ và sử dụng các văn bản Nôm Dao trong dân gian

Mặc dù VNCHN đã lưu giữ và bảo quản được hàng nghìn văn bản của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhưng trên thực tế, những văn bản của các dân tộc thiểu số này, vẫn được lưu giữ tại các gia đình. Nguyên nhân do nhận thức của nhiều gia đình, chưa biết đến VNCHN để có thể gửi và bảo quản; các gia đình thường tự bảo quản, với tính chất « cha truyền con nối ».

Các văn bản Nôm Dao tồn tại trong các gia đình người Dao khá nhiều. Hầu như nhà nào có thầy cúng người Dao, có người học chữ cổ đều có 1 đến 2 văn bản lưu giữ trong nhà. Đa phần họ thường cất những văn bản Nôm Dao này trong tủ, qua nhiều năm có nhiều văn bản bị mối, mọt, rách dẫn đến việc

đọc và sử dụng văn bản rất khó.

Người Dao cũng có mở các lớp dạy học chữ Nôm Dao. Người học khi học sẽ phải đóng cho thầy giáo 1 con gà và 1 chai rượu. Một lớp học chữ Nôm Dao thường diễn ra vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng, lớp học có thể kéo dài đến 1 năm đến 2 hoặc 3 năm. Thầy giáo mở các lớp học này đa phần đều là những thầy cúng trong làng, có tri thức và hiểu biết về chữ Nôm Dao, do đã được học từ những người đi trước, cứ như vậy mà tiếp nối nhau. Người học là những người đàn ông trong làng, có mong muốn học và tìm hiểu chữ viết của dân tộc mình, hoặc là học với mục đích để làm thầy

cúng hoặc thầy bói. Bởi vì các văn bản Nôm Dao có nội dung khuyên răn, dạy bảo con cháu hoặc ghi ngày tháng, để xem ngày giờ tốt xấu nên người Dao cho rằng việc đi học chữ Nôm Dao này là tốt và cần thiết. Nhưng trên thực tế chữ Nôm Dao được ghi trong các văn bản là chữ tượng hình, khó học khó nhớ và âm là tiếng Dao. Nên số lượng người đi học ở các lớp tự phát này ngày một ít đi. Bên cạnh đó những người già trong bản am hiểu chữ Nôm Dao, dần dần ít đi do tuổi cao hoặc mất sớm. Những lớp học chữ Nôm Dao hiện nay ở trong dân gian đang ngày một ít đi. Điều này làm cho nhiều người Dao hiện nay cảm thấy những văn bản Nôm Dao này không còn quá quan trọng nữa. Có gia đình còn đem đốt những văn bản Nôm Dao này hoặc để nơi góc nhà, khiến cho nhiều văn bản Nôm Dao trong dân gian ngày nay, khi được tìm thấy thì đã bị rách nát, nhiều chữ bị mờ, không rõ nét rất khó đọc.

3.2.2. Giải pháp, đề xuất việc bảo tồn các văn bản Nôm Dao hiện nay

Việc dạy và học chữ Nôm Dao cần đưa vào chương trình phổ thông cho con cháu người Dao. Vì những giá trị sách vở đem lại rất cần thiết và có giá trị đối với xã hội người Dao. Như sách Sáng cù上古 là truyền đời, vừa cao vừa cổ, dạy người làm người, dạy người làm khôn. Sách chỉ dạy những điều tốt, nên đa phần những người Dao được hỏi đều cho rằng cần làm theo những điều trong sách Sáng cù dạy. Tác phẩm Hạ bản triều khoa là một tác phẩm có nội dung phong phú và ý nghĩa mang tính thực tiễn đối với người Dao, mà hầu như các gia đình người Dao sống rất đoàn kết, chân thật, yêu thương nhau. Họ ít khi xảy ra chuyện vợ chồng li hôn, con cái hỗn hào với cha mẹ, chính là do sự rèn rũa và giáo dục ở trong sách mà ra. Các thầy cúng người Dao cần thường xuyên mở các lớp chữ Dao, cho con em dân tộc được tham gia học, để giữ gìn bản sắc dân tộc Dao.

để trưng bày. Những văn bản này đều là những văn bản quan trọng, có giá trị để con cháu tìm hiểu, chính vì vậy mà ở các xã có người Dao sinh sống không phát hiện trường hợp nào bán những văn bản này, người nào muốn học thì đến trực tiếp, viết sao chép lại cho con cháu học chữ đấy. Hằng năm ở các xã có người Dao vẫn tổ chức các hội thảo về vấn đề văn hóa, có văn bản tuyên truyền vận động bà con nhân dân cho con cháu học, lưu giữ bảo quản tốt những văn bản dân tộc này trong các gia đình, song song với việc con em dân tộc học theo chương trình phổ thông bình thường thì cũng nên mở các lớp dạy chữ Dao, chữ Thái.

Đó chính là những giá trị văn hóa quan trọng, bản sắc phong tục tập quán đa dạng của những người dân ở đây. Qua đó nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của những giá trị văn hóa đó đem lại, để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đó. Người Dao có kinh nghiệm xem sách và biết lịch, chính vì vậy những giá trị văn hóa đó được ghi chép trên hệ thống văn bản. Việc bảo tồn những giá trị văn hóa đó cần được Đảng và Nhà nước xem xét.

Chữ Nôm Dao là loại chữ khó học, nên trước đây khi điều kiện chưa phát triển thì các lớp học tự túc của các thầy giáo và con cháu người Dao chỉ cần lễ vật đơn giản là được. Nhưng hiện nay, nhu cầu xã hội hóa tăng cao, thầy giáo mở lớp cũng cần xin rất nhiều sự ủng hộ từ UBND xã, chính quyền địa phương, mất nhiều thời gian và công sức. Đa phần mong muốn của các thầy giáo mở lớp dạy chữ là con cháu mình biết được nhiều chữ cổ, việc dạy và học đó có thể nuôi sống được người thầy. Để người dân ở đây có thể yên tâm học tập và phát huy những giá trị truyền thống đó.

Tiểu kết chương

Tác phẩm Hạ bản triều khoa nói riêng và văn bản Nôm Dao là những văn bản có giá trị đối với văn hóa dân tộc Dao, là món ăn tinh thần đem lại những giá trị phi vật thể cho người Dao. Chính vì vậy chương 3 đã tập trung

vào 2 vấn đề : Một là, giới thiệu tính ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh người Dao của tác phẩm Hạ bản triều khoa, được người Dao sử dụng trong lễ cầu an và lễ cấp sắc, lễ cấp sắc thể hiện bản sắc văn hóa của người Dao trong dịp lễ không thể thiếu của bất cứ gia đình nào (nếu gia đình nào không sinh được con trai thì bắt buộc phải có con trai xin nuôi), đó là lễ cấp sắc. Hai là, nêu thực trạng các văn bản Nôm Dao, cũng như vấn đề người Dao đọc được chữ Nôm Dao hiện nay; từ đó đưa ra giải pháp và những kiến nghị cho việc bảo tồn các văn bản Nôm Dao nói chung. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của các văn bản Nôm Dao đối với đời sống sinh hoạt thường ngày, cũng như văn hóa của người Dao.

KẾT LUẬN

Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay, quá trình hình thành và phát triển của tộc người Dao hòa chung trong sự phát triển và khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam. Người Dao ngày nay sử dụng chữ Quốc ngữ phổ thông, nhưng xưa kia, người Dao đã biết mượn chữ Hán và sáng tạo ra những chữ Nôm riêng để viết lên những văn bản của người Dao, có cách đọc theo âm đọc của Người Dao, ngày nay chúng ta thường gọi các văn bản này là văn bản Nôm Dao. Lối chữ viết mượn chữ Hán và mượn chữ Hán (hoặc bộ phận) để sáng tạo ra những chữ Nôm Dao, đọc theo âm của người Dao là nét văn hóa của người Dao, cũng giống như cách gọi Nôm Tày - Nùng, Nôm Sán Dìu - Sán Chí, hay Nôm Cao Lan, v.v... vậy. Hiện nay, trong tộc người Dao có nhiều cách gọi về chữ Nôm Dao, có người Dao gọi là chữ cổ, có ít người gọi là chữ Hán Dao, còn các nhà nghiên cứu Hán Nôm, nghien cứu ngôn ngữ và nghiên cứu văn hóa gọi là chữ Nôm Dao. Dù gọi với tên gọi nào, thì chữ Nôm Dao này cũng là thứ chữ có giá trị riêng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Dao.

Văn bản Nôm Dao hiện còn lưu giữ khá nhiều ở các thư viện trung ương và địa phương, ở các dòng họ và tư gia nơi mà người Dao sinh sống, đặc biệt là lưu giữ nhiều ở những người biết đọc chữ Nôm Dao và làm nghề thầy cúng. Trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, chúng tôi tập trung giới thiệu các văn bản Nôm Dao hiện đang lưu giữ tại VNCHN. Hiện nay, VNCHN đang lưu giữ rất nhiều văn bản liên quan đến chữ viết của các dân tộc thiểu số, như: Tày - Nùng, Thái, Dao, Sán Chí ... ; nhiều sách đã được giới thiệu trong bộ Thư mục, nhưng cũng còn rất nhiều sách chưa được lập phiếu thư mục để giới thiệu. Hy vọng trong tương lai, VNCHN sẽ có chương trình làm tiếp và giới thiệu một cách đầy đủ các sách Hán Nôm dân tộc thiểu

số Việt Nam đang lưu giữu tại Viện. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã thống kê được có 18 văn bản Nôm Dao được lưu giữ tại VNCHN, những văn bản Nôm Dao này đều là những tài liệu có giá trị nội dung phong phú, phản ánh đời sống sinh hoạt, dân ca nghi lễ, phong tục tập quán của người Dao.

Luận văn tập trung nghiên cứu giới thiệu văn bản Hạbản triều khoa, một trong số những tác phẩm tiêu biểu trong số những văn bản Nôm Dao được lưu giữ tại VNCHN, qua khảo cứu, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Về đặc điểm văn bản Hạbản triều khoa, là văn bản chữ Nôm Dao độc bản lưu giữ tại VNCHN, hiện chưa đủ cứ liệu khoa học để xác định niên đại văn bản Nôm Dao này. Niên đại sao chép tác phẩm ghi năm Long Phi Canh Thân (?), dù chưa đủ cứ liệu khoa học để khẳng định thời gian cụ thể sao chép văn bản; nhưng theo chúng tôi, văn bản có thể được sao chép vào thời Nguyễn (1802 - 1945). Hạbản triều khoa không ghi tên tác giả, cũng như các tác phẩm văn bản Nôm Dao khác, thường mang đặc điểm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được văn bản hóa. Trong sách có ghi thư chủ Ngạch Xuyên Quần, là chủ nhân của văn bản Hạ bản triều khoa. Trong văn bản Hạ bản triều khoa, có đề cập đến người sao chép chính là Trần Pháp Vượng và chép phụ là Hoàng Pháp Tiên.

2. Về nội dung tác phẩm, Hạ bản triều khoa ghi chép 04 khoa cúng: cúng thỉnh thần về, cúng trừ ma xấu, cúng kỳ yên và cúng tiễn thần; nhưng lại phản ánh nội dung có tính liền mạch, nối tiếp nhau. Hạbản triều khoa đã góp

phần nghiên cứu tín ngưỡng thờ thần, nghiên cứu văn hóa dân gian của dân tộc Dao; đồng thời có tính ứng dụng cao trong đời sống văn hóa của người Dao, đó là lễ cầu an và lễ cấp sắc, lễ cấp sắc ngày lễ quan trọng hay còn gọi là lễ đặt tên cho con của các gia đình người Dao.

ghi chép văn bản. Nghệ thuật tác phẩm đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, để nói lên mong ước của dân tộc Dao, về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc. Chữ Nôm Dao sử dụng trong văn bản chủ yếu mượn chữ Hán tới 80% (một số rất ít mượn chữ Nôm Tày), còn lại 20% chữ Nôm Dao thuần túy do người Dao sáng tạo.

4. Từ giá trị tác phẩm Hạ bản triều khoa, luận văn đưa ra những giải pháp, các kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy các văn bản Nôm Dao nói

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chữ Quốc ngữ

1. Bộ văn hóa (1976), Giới thiệu sơ lược một số phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Hà Nội.

2. Hoàng Bé (1994), Tín ngưỡng, tôn giáo người Hmôngở tỉnh Sơn La, tài liệu lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học.

3. Cáo: là khúc tre hoặc gỗ, có chiều dài khoảng 15 cm, vuốt hơi nhọn ở đầu bổ đôi, đây là đồ vật xin âm dương của người Dao trong lễ cúng. 4. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Tháiở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu (2000), « Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa », Ngôn ngữ, số 10, tr.1-18.

6. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày –Nùng, Nxb Việt Bắc, Hà Nội.

8. Trần Tất Chủng, Phạm Quang Hoan, Moong Văn Nghệ, Cao Tiến Tấn, Nguyễn Ngọc Thanh, Vương Xuân Tình, Cầm Trọng (1995), Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn Nghệ An, Nxb

Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Phan Hữu Dật (1999), Một sốvấn đềdân tộc học ởViệt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Trí Dõi (2000), Nghiên cứu Ngôn ngữ các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

11. Trần Trí Dõi (2003), Chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộcở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc.

13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Emily A. Schultz, Robert H. Lavenda (2001), Nhân học- Một quan điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 82 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)