Tính ứng dụng của tác phẩm Nôm Dao Hạ bản triều khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 72 - 82)

3.1.1. Lễ cầu an của người Dao trong tác phẩm Hạ bản triều khoa

Cầu an 求安 tiếng Dao gọi là pô nhẳng là buổi lễ cầu mong những điều tốt đẹp, an yên đối với những thành viên trong gia đình của người Dao. Khi trong gia đình nhà người Dao có người ốm, thầy cúng sẽ lập 3 bàn cúng để cúng cầu an. Các quy trình cúng giống như các quy trình cúng trong lễ cấp sắc. Thầy cúng sẽ xem sách là những văn bản Nôm Dao, người ốm nói ốm vào giờ nào ngày nào để xem. Nếu ốm vào giờ xấu ngày xấu thì người ốm sẽ bị ma giữ vía, chính vì vậy mà thầy cúng có thể lập 1 bàn cúng hoặc 3 bàn cúng để cầu an. Trong lễ cúng có 3 bàn cúng thì có 3 thầy cúng cùng khấn một lúc để xin cho người ốm khỏe mạnh. Thầy cúng đầu tiên cúng ma cửa để xin lại vía cho người ốm. Thầy cúng thứ 2 cúng đổi ngày, tức là cúng đổi ngày ốm của người ốm sang ngày khác, vào ngày đẹp hơn, không phạm phải ma nhà. Thầy cúng thứ 3 là cúng Thổ công, để cầu mong sự an lành cho gia đình. Nội dung bài cúng bằng tiếng Dao là gọi 2 lần ma về ngồi vào mâm cúng, để trình bày nội dung muốn xin ma, xin lại vía cho người ốm, sau đó sẽ gọi ma về lần thứ 3 để báo cáo những lễ vật cúng được dâng trong buổi cúng hôm đó. Sau đó rót 2 lần rượu mời ma uống, rồi trình bày lại 2 lần về nội

đốt tiền đi lại cho ma, cầu bình an. Khi đã trình bày xong các thầy cúng sẽ tiến hành gõ cáo để xin âm dương, được ma đồng ý thì các thầy cúng lại tiến hành công việc tiễn ma về nơi ma đến.

Hình ảnh 3 thầy cúng trong buổi cúng 3 bàn cầu an của người Dao

Rồng là biểu tượng may mắn và hạnh phúc đối với người Dao. Rồng vàng được nhắc đến ở khoa cúng 3 biểu thị sự bình an và may mắn.

黃龍棹上排金覺, 尽角當吸賀太平. 醉翁棹上逍遙欽 , 感何六師賀太平. 春玉女深春領, 路上相逢眉貌人. [tr.20] Phiên âm

Oàng lồng thanh sảnh bài kâm chìn, Hòe cóc tong tòong kiếp thái pềnh. Chiêu ông thanh sảnh quýa hìu lình, Choi hò lốc xi kiếp thái pềnh.

Chông chuôn nhục nị xiêm chuôn lệnh, Lụ sảnh sanh phồng mời mèo dần.

Dịch nghĩa

Rồng vàng xứng lên bảo giác vàng, Ánh sáng rực lên đón thái bình.

Túy ông xứng đáng sống một cuộc sống tiêu dao tự tại, Cảm tạ sáu thầy đón thái bình. Đón xuân Ngọc nữ đến nhận lệnh,

Trên đường có duyên gặp người có tướng mạo đẹp. [tr.21].

Đoạn thơ đã thể hiện sự mong ước nền thái bình thịnh trị đối với người dân. Túy ông thì có cuộc sống tiêu dao tự tại vô lo vô nghĩ, thể hiện mong muốn khát vọng tự do của người Dao. Mùa xuân là mùa của lễ hội, đoạn thơ cũng thể hiện sự mưu cầu hạnh phúc, tướng mạo đẹp của người Dao. Khoa cúng 3 đã thể hiện 12 lần dâng rượu, để thể hiện việc kính cẩn của mình khi cúng thần, để thần ban cho người dân những điều tốt đẹp. Khoa cúng 3 cũng miêu tả việc bổ đôi cái cáo phát ra tiếng kêu ô hô để xin thần phù hộ cho sự ấm no, sức khỏe và bình an.

3.1.2. Lễ cấp sắc của người Dao trong tác phẩm Hạ bản triều khoa Hạ bản triều khoa là một tác phẩm Nôm Dao, có kết cấu bốcục chặt chẽ. Tác phẩm có nội dung miêu tả lại các khoa cúng của người Dao trong lễ cấp sắc. Cấp sắc 給敕 hay người Dao còn gọi là Lập tịnh hay là Chấu đàng, là lễ đặt tên cho con của người Dao, diễn ra trong 2 đêm 3 ngày. Buổi lễ đánh dấu sự trưởng thành cho người con trai trong gia đình. Người con trai trong gia đình người Dao, khi được làm lễ cấp sắc sẽ được công nhận là con cháu người Dao. Cấp sắc là nghi lễ cúng đặc sắc trong văn hóa của các gia đình và họ hàng người Dao có con trai. Lễ cấp sắc 3 đèn diễn ra trong 3 ngày 2 đêm,

tiên tiếng Dao gọi là qua tang. Ngày cúng thứ 2 tiếng Dao gọi là súng ối, có nghĩa là đọc sách cổ. ngày cúng thứ 3 tiếng Dao gọi là đằng chán.

Ngày đầu tiên người Dao sẽ làm cỗ để thiết đãi anh em bạn bè và mời khách. Ban ngày các hoạt động trong lễ cấp sắc được diễn ra như: Hát chèo (là hình thức hát được sử dụng trong lễ cấp sắc của người Dao), bắt ma... trước mỗi hoạt động được diễn ra, gia đình người Dao đều làm lễ cúng, để trình báo nội dung buổi lễ, hay để xin tên cho người được cấp sắc. Trong buổi lễ có 2 thầy mo mặc trang phục người đàn ông Dao: thầy mo cả tiếng Dao là

Khòi dao sợi, là thầy mo đứng chính, là người đàn ông bên dòng họ ngoại; thầy mo phó tiếng Dao là Chòong sai sợi, là người đàn ông bên dòng họ nội. Ngoài ra còn có 1 thầy mo, chuyên để nhảy chèo, hoặc bắt ma, hoạt động bắt ma của người Dao được diễn ra trong ngày đầu tiên của lễ cấp sắc, những người đàn ông Dao đứng thành 1 vòng tròn, hát và nhảy chèo, khi hát xong thì thầy mo trẻ này sẽ có cảm giác như có linh hồn xâm nhập vào cơ thể, sẽ xông ra khỏi vòng tròn, nhưng sẽ bị những người đàn ông Dao bắt lại. Hoạt động bắt ma này của người Dao, cũng giống như hoạt động lên đồng của người Kinh. Thầy mo cả và thầy mo phó là những người sẽ được chia phần thịt khi buổi lễ kết thúc, nhưng những thầy mo này chỉ là tượng trưng trong lễ cúng. Khi cúng bằng tiếng Dao trong buổi lễ, những người lớn tuổi trong làng sẽ đứng bên cạnh thầy mo cả và thầy mo phó để cúng. Những thầy cúng này đã được cấp sắc 2 lần trở lên, nhưng họ có người biết chữ Nôm Dao, cũng có người không biết chữ Nôm Dao vì từ nhỏ không được học. Mà việc cúng là do học thuộc lòng âm tiếng Dao, đã được học từ cha hoặc ông là những thầy cúng lâu năm trong làng.

Đêm đầu tiên sẽ diễn ra lễ lên đèn, tùy từng gia đình người Dao hay độ tuổi cấp sắc, mà có thể lên nhiều đèn hay ít đèn. Gia đình người Dao bình thường sẽ lên 3 đèn cho con vào đêm đầu tiên, nhưng cũng có gia đình người

Dao sẽ lên 7 đèn hoặc 9 đèn. Đêm đầu tiên này chính là đêm người Dao xin tên tiếng Dao cho con mình, chứ không phải tên khai sinh. Có người sử dụng tên cấp sắc này khi đi học, hay sử dụng trong các hoạt động thường ngày. Nhưng có người chỉ sử dụng tên cấp sắc ở trong gia đình. Bởi vì lễ cấp sắc sẽ đặt tên tiếng Dao cho con, là tên rất khó gọi, mà khi người Kinh nghe sẽ rất khó hiểu và khó nhớ.

Điểm đặc biệt là đêm thứ 2 trong lễ cấp sắc, người Dao chỉ đọc văn bản Nôm Dao. Mỗi 1 dòng họ người Dao sẽ dùng 1 quyển sách gọi là chấu đàng, để đọc trong đêm cấp sắc. Hạ bản triều khoa là văn bản có nhiều nét tương đồng với văn bản mà người Dao sử dụng trong lễ cấp sắc. Lễ vật cúng trong đêm cấp sắc, gồm: 2 con lợn để nguyên con đặt nằm úp, miệng ngậm lá dong, 4 chén rượu, 1 bát gạo, 1 nén hương, 1 bát than dùng để cắm nén hương đó. Khi đọc văn bản, thì 3 ông thầy mo già ngồi 1 bên, 3 thầy mo trẻ ngồi 1 bên, khi đọc sách đến đoạn nào ngắt thì các ông thầy sẽ gõ đũa, lắc chuông và gõ cáo [3].

伏望師耶尽赦罪,

勝告回來报弟郎.[tr.15] Phiên âm

Chiêu xúng xi chía chiền púng chuội, Pun cáo khướt tài búa tài lòng.

Dịch nghĩa

Không nghe pháp luật tự mình làm là nên tội, Cúng “cáo” để xin âm dương về bảo cho đệ tử.

Đêm đọc văn bản Nôm Dao này có 2 hoạt động diễn ra cùng một lúc, như: đọc sách cổ, hát Páo dung. Hát Páo dung là hình thức hát đối đáp của

Dao trong đêm cấp sắc được 6 thầy mo đọc nhưng chỉ có 3 thầy mo già là biết chữ Nôm Dao, còn 3 thầy mo trẻ là không biết chữ Nôm Dao.

Hình ảnh 6 thầy mo đọc văn bản Nôm Dao

Trước khi đọc văn bản Nôm Dao và sau khi kết thúc đêm đọc văn bản Nôm Dao, những ông thầy đọc sách được thiết đãi 1 mâm thức ăn để trả công cho những người đến đọc sách cho gia chủ. Khi đọc xong quyển sách chấu đàng, thầy mo già đánh 3 hồi trống để báo hiệu với gia chủ rằng việc đọc sách đã kết thúc.

Hạ bản triều khoa là tác phẩm Nôm Dao, miêu tả rõ nét những hoạt động trong buổi lễ cấp sắc của người Dao. Đoạn thơ sau thuộc Khoa cúng 1, đoạn văn miêu tả 1 phần diễn ra trong buổi lễ cấp sắc. Người nam ngồi 1 bên, người nữ ngồi 1 bên giống như phần miêu tả trên đây về buổi lễ cấp sắc.

男人 边女 边,

寡過排洞裏仙.

男人對 如力吉, 女人對 如观音.

不輪老少 東西. 老者 高好說法, 少者 低好排筵.[tr.4] Phiên âm

Nàm dần chống piên nị chống piên, Quấy cúa bài diền dộng liêng xiền. Nàm dần tuối chống ý lếc kất, Nị dần tuối chống ý quân dâm.

Láo chía chống cô phần chống thuối, Pát thào láo phun chống tông xi. Láo chía chống cô hấu xuất phát, Phần chía chống ỳ hấu bài dần.

Dịch nghĩa

Người nam ngồi một bên nữ ngồi một bên,

Không cho ai một giờ nào phải dính đến việc gì không tốt. Người nam ngồi đối diện như lực cát,

Người nữ ngồi đối diện như quan âm. Người già ngồi cao trẻ ngồi thấp,

Già trẻ không cần lần lượt ngồi đông tây.

Người già ngồi cao để nghe những câu nói truyền (ca hát, lập tĩnh…), người trẻ ngồi thấp để nghe những câu nói mà sau này con cháu còn dùng mãi mãi.

Ngày thứ 3 trong buổi lễ cấp sắc, là ngày lễ tạ ơn tiếng Dao gọi là Đằng chán, trong ngày này gia chủ làm lễ tạ ơn các thần, các ma đã phù hộ cho gia đình làm lễ xong xuôi và cũng tạ ơn những người đã đến làm giúp trong buổi

mong muốn em bé được cấp sắc sẽ thông minh, học giỏi và khỏe mạnh. Các thầy mo cả và thầy mo phó được gia chủ tạ ơn bằng hình thức chia thịt lợn, thầy mo cả được chia 1 cái thủ lợn và 1 bên đùi lợn mang về nhà, thầy mo phó được chia 1 cái đùi lợn mang về nhà, biểu thị sự biết ơn của gia chủ.

Trong tác phẩm Hạ bản triều khoa, ở khoa cúng 3 biểu thị việc tạ ơn đối với thầy chủ, là thầy mo dẫn dắt trong buổi lễ.

伏望師耶親领受,

當壇差下好慰君.

弟子今夜面回神兵, 蠟燭 瑶光照蒲厅. [tr.20] Phiên âm

Chiêu xúng xi chía chiên lệnh với, Tong chèng chài nhá hấu chồng quân. Tài chí kâm kao chúa sàn pênh,

Lạp tàn yêu quâng chiếu chíu đênh.

Dịch nghĩa

Tạ ơn thầy chủ nhận lệnh,

Đương lúc làm quan được yên vui. Đệ tử đêm nay gặp thần binh,

Ngọn nến soi chiếu sáng khắp chỗ quan ngồi. Nhạc cụ được sử dụng trong lễ cấp sắc gồm:

+ Thanh la tiếng Dao là Chênh lò, là một loại nhạc cụ dân tộc của người Dao, tạo nên không khí tưng bừng trang nghiêm, sử dụng trong các lễ lớn vào thời điểm: bày tranh Tam Thanh và nghênh đón các thánh thần về dự ở lễ đàn.

+ Chuông đồng nhỏ tiếng Dao là Tồng lình cũng được xếp vào nhạc cụ dân gian của người Dao, khi phụ họa thầy cúng hát thánh ca và múa chèo. + Trống tiếng Dao là Rổ, khi người Dao hát chèo trong lễ cấp sắc, họ sẽ đánh trống để làm cho không khí buổi lễ thêm náo nhiệt. Thông thường những người đàn ông Dao sẽ dùng tay để đánh trống.

+ Sừng trâu tiếng Dao là Choong, trong buổi lễ người đàn ông Dao thổi sừng trâu, khi điệu múa điệu hát gần kết thúc.

Đây là một nhạc cụ thông dụng của người Dao, được xuất hiện trong tác phẩm Hạbản triều khoa. 弟子支粮将丹了, 支粮大師各回衙 . 有十方人相請, 三声鳴角降道場 . (就酌酒上了送聖) [tr.36] Phiên âm

Tài chí trời lành chanh chính liệu, Trời lành tại xi có chúa hành.

Kéo dậu sạp phông dần sanh chếnh, Sam sênh mình cóc cóng tụ dàng.

(Khuyến kí cháo sảnh liệu phồng sếnh).

Dịch nghĩa

Đệ tử chia quân lương đã ăn hết rồi,

Chia quân lương cho đại sư sẽ có người đem đi. Mười cái không phải lo sẽ gặp người đến bảo,

Thổi ba hồi sừng trâu thì có ma đến phù hộ.

(Ta sẽ tạ ơn thầy này làm rượu cho ta gặp nhiều người).

+ Đăng sa mộc cổ tiếng Dao là Tàng sa mụa cấu được làm bằng một đoạn nứa, hình giống con sóc, khi xóc phát ra âm thanh như tiếng kêu của con sóc.

+ Hoành suy trúc dịch tiếng Dao là Vành thui tũa tị na ná kiểu sáo trúc nhưng không dùng để thổi.

+ Tàn pà dài 30 cm dùng tượng trưng, thay thế đàn thật.

+ Gông là một ống nứa độ dài trong khoảng từ 30 cm đến 1m, được rạch thủng một khe dọc ống. Thường biểu diễn khi người sử dụng vừa nhảy vừa

đập nhẹ vào một đầu ống phát ra tiếng âm... âm...

+ Trong cuộc sống, người Dao chưa hề chơi đàn cầm và đàn tì bà. Nhưng trong sách Nôm Dao, đàn cầm và đàn tì bà được giới thiệu đậm nét,

được tôn vinh là thần. 排得法法仙姑當, 琵琶放嚮两边排. [tr.6] Phiên âm

Bài tác phát phát xiền phú tong liệu, Pì pà phuống làng lảnh piên bài.

Dịch nghĩa

Xếp được Pháp Pháp Tiên Cô đương hề, Tì Bà Phóng Hướng xếp hai bên.

Thần Tì Bà được cúng thỉnh về ở khoa cúng 1, xếp cùng với Pháp Pháp Tiên Cô. Điều này cho thấy, người Dao không chỉ coi tì bà là một loại đàn, mà Tì Bà đã được xếp vào hàng ngũ các thần, để cầu mong may mắn, hạnh phúc, ấm no sẽ đến với các gia đình người Dao.

+ Đàn tì bà được mô tả là có 4 dây, có bộ phận đầu, bộ phận trung tâm. + Đàn cầm dài ba thước sáu tấc, căng 7 dây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)