Chữ Nôm Dao trong văn bản Hạ bản triều khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 61 - 72)

Chữ Nôm Dao đa phần là mượn chữ Hán đọc theo âm đọc của người Dao. Hạ bản triều khoa là một tác phẩm chứa nội dung phong phú, thể hiện bằng Nôm của người Dao. Văn tự dân tộc Dao mượn chữ Hán tới 80%, còn 20% là chữ Nôm Dao thuần túy sáng tạo, một số chữ Nôm mượn Tày - Nùng và Kinh. Tác giả luận văn xin liệt kê những chữ Nôm Dao xuất hiện trong văn bản mượn chữ Hán và chữ Nôm Dao thuần túy, mượn bộ thủ chữ Hán, sáng tạo nên những chữ Nôm Dao thuần túy, âm đọc và cách viết đều tuân theo

quy luật ghi chữ của người Dao. Hạbản triều khoa là một văn bản gồm 3.400 lượt chữ Nôm Dao xuất hiện trong văn bản. Ở đây, chúng tôi xin nêu 2 hiện tượng chữ Nôm của người Dao như sau :

2.3.1. Chữ Nôm Dao mượn chữ Hán chỉ các sự vật, hiện tượng và thiên nhiên

Trong văn bản Hạ bản triều khoa, chúng tôi thống kê được các chữ Nôm Dao mượn chữ Hán chỉ các sự vật, hiện tượng và thiên nhiên như sau:

Chữ

Âm

stt Nôm Nghĩa Ghi chú

Dao Dao

1 盏 Trén Cái chén Xuất hiện 1 lần ở tr. 2, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

2 匙 Chời Đũa cả Xuất hiện 3 lần ở tr. 2, tr. 27, tr. 33, chiếm 0.08 % tổng số lượt chữ.

3 牙 Nhà Răng Xuất hiện 2 lần ở tr. 2, chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

4 草 Dan Cỏ Xuất hiện 1 lần ở tr. 13, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

5 和 Blào Lúa Xuất hiện 12 lần ở các tr. 10, tr. 11, tr.13, tr. 14, tr. 35 chiếm 0.35 % tổng số lượt chữ. 6 家 Pláo Nhà Xuất hiện 8 lần ở tr. 8, tr. 13, tr. 14, tr. 23

chiếm 0.2 % tổng số lượt chữ.

7 衣 Lủi Ao Xuất hiện 1 lần ở tr. 30, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

酒 Xuất hiện 11 lần ở tr. 10, tr. 16, tr. 17, tr.

8 Tĩu Rượu 23, tr. 25, tr. 26, tr. 27, tr. 36, chiếm 0.32 % tổng số lượt chữ.

9 髮 Palây Tóc Xuất hiện 1 lần ở tr. 23, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

số lượt chữ.

13 說 Cõng Nói Xuất hiện 1 lần ở tr. 4, chiếm 0.02 % tổng

số lượt chữ.

14 拜 Pái Lạy Xuất hiện 3 lần ở tr. 16, tr. 39 chiếm 0.08 % tổng số lượt chữ.

15 鴨 Áp Vịt Xuất hiện 1 lần ở tr. 18, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

16 虍 Mào Hổ Xuất hiện 2 lần ở tr. 2, tr. 9 chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

17 蛇 Nang Rắn Xuất hiện 2 lần ở tr. 5, tr. 22 chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

18 男 Kảnh Nam Xuất hiện 4 lần ở tr. 4, tr. 8 chiếm 0.11 % tổng số lượt chữ.

19 女 Sýa Nữ Xuất hiện 2 lần ở tr. 4, chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

20 老 Lổ Già Xuất hiện 2 lần ở tr. 4, chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

21 得 Tú Được Xuất hiện 32 lần ở tr. 4, tr. 5, tr. 6, tr. 7, tr. 8, tr. 9, chiếm 0.9 % tổng số lượt chữ. 22 兄 Huyênh Anh Xuất hiện 1 lần ở tr. 23, chiếm 0.02 % tổng

số lượt chữ.

23 馬 Ma Ngựa Xuất hiện 9 lần ở tr. 20, tr. 34, tr.g 35, tr. 40, chiếm 0.26 % tổng số lượt chữ.

24 象 choang Voi Xuất hiện 2 lần ở tr. 4 chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

25 生 Nhủng Đẻ Xuất hiện 2 lần ở tr. 13, tr. 14 chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

26 白 Pạc Trắng Xuất hiện 2 lần ở tr. 17, chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

27 大 Lhô To Xuất hiện 2 lần ở tr. 15, chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

28 小 Tít Nhỏ Xuất hiện 1 lần ở tr. 15, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

31 西 Xi Tây

số lượt chữ.

32 南 Nàm Nam Xuất hiện 1 lần ở tr. 3, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

33 北 Pá Bắc Xuất hiện 1 lần ở tr. 3, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

34 年 nhhánh Năm Xuất hiện 1 lần ở tr.41, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

35 童 Té trẻ Xuất hiện 2 lần ở tr. 3, tr. 32, chiếm 0.05 % tổng số lượt chữ.

36 孫 Phun Cháu Xuất hiện 1 lần ở tr. 1, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

師 Xuất hiện 12 lần ở tr. 4, tr. 7, tr. 8, tr. 9, tr. 37 Sai Thầy 11, tr. 14, chiếm 0.35 % tổng số lượt

chữ.

38 主 chiếu Chủ Xuất hiện 1 lần ở tr. 2, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

39 高 Lhang Cao Xuất hiện 5 lần ở tr. 4, tr. 5, chiếm 0.14 % tổng số lượt chữ.

40 月 Lha Tháng Xuất hiện 1 lần ở tr. 41, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

41 日 Nhất Ngày Xuất hiện 1 lần ở tr. 41, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

42 神 Sàn Thần Xuất hiện 8 lần ở tr. 15, tr. 19, tr. 21, tr. 23, tr. 27, chiếm 0.23 % tổng số lượt chữ. 43 天 Lùng Trời Xuất hiện 1 lần ở tr. 41, chiếm 0.02 % tổng

số lượt chữ.

44 水 Suối Nước Xuất hiện 1 lần ở tr. 37, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

45 火 Húa Lửa Xuất hiện 1 lần ở tr. 1, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

46 土 Nia Đất Xuất hiện 1 lần ở tr. 36, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

47 金 Kâm Kim loại Xuất hiện 3 lần ở tr. 26, tr. 27 chiếm 0.08 % tổng số lượt chữ.

Trong số 49 chữ Nôm vay mượn chữ Hán chỉ các sự vật, hiện tượng và thiên nhiên, cả 49 chữ đều có xuất hiện trong Bảng tra chữNôm dân tộc Dao

của tác giả Hoàng Hựu. Đây đều là những chữ Nôm Dao vay mượn có hình thể giống hệt chữ Hán, nhưng sử dụng âm đọc của người Dao.

2.3.2. Chữ Nôm do người Dao sáng tạo

Trong văn bản Hạbản triều khoa, chúng tôi thống được các chữ Nôm Dao do người Dao sáng tạo như sau:

stt Nôm Âm Dao Nghĩa Ghi chú

Dao

1 Dếc Trong Xuất hiện 8 lần ở tr. 11, tr. 13, tr. 14, chiếm 0.23 % tổng số lượt chữ. 2 Chống Cái Xuất hiện 19 lần ở tr. 3, tr. 4, tr. 5,

chiếm 0.55 % tổng số lượt chữ. 3 Dấn Rồi Xuất hiện 25 lần ở tr. 5, tr. 6, tr. 7, tr.

8, tr. 9, chiếm 0.73 % tổng số lượt chữ. 4 Chồng Gậy Xuất hiện 3 lần ở tr. 3, chiếm 0.08 %

tổng số lượt chữ.

5 Tạp Mang Xuất hiện 1 lần ở tr. 31, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

6 Chia Uống Xuất hiện 1 lần ở tr. 31, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

7 Mèo Mặt Xuất hiện 1 lần ở tr.31, chiếm 0.02 %

tổng số lượt chữ.

8 Mòn Dời Xuất hiện 7 lần ở tr. 4, tr. 11, tr. 12, tr. 21, chiếm 0.2 % tổng số lượt chữ. 9 Nghì Hướng Xuất hiện 2 lần ở tr. 14, tr. 36, chiếm

0.05 % tổng số lượt chữ.

10 Chí Nứa Xuất hiện 1 lần ở tr. 36, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

11 Ghòa Cành Xuất hiện 1 lần ở tr. 36, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

14 Ngò Lông

tổng số lượt chữ.

15 Mầu Chim Xuất hiện 1 lần ở tr. 18, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

16 Mỷ Cá Xuất hiện 1 lần ở tr. 18, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

17 Chông Đón Xuất hiện 1 lần ở tr. 21, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

18 Kéo Lo Xuất hiện 1 lần ở tr. 36, chiếm 0.02 % tổng số lượt chữ.

Trong số 18 chữ Nôm thuần Dao có 5 chữ xuất hiện trong Bảng tra chữ Nôm dân tộc Dao của tác giả Hoàng Hựu. Đây đều là những chữ Nôm thuần của người Dao, được sử dụng nhiều trong tác phẩm Hạbản triều khoa.

Từ bảng chữ Nôm Dao mượn chữ Hán chỉ các sự vật, hiện tượng, con người thiên nhiên và vũ trụ trong văn bản Hạbản triều khoa, có thể thấy chữ 師 sai là « thầy » xuất hiện 12 lần chiếm 0.35 % tổng số lượt chữNôm Dao

trong tác phẩm, điều này đã phản ánh sự « tôn sư trọng đạo » của người Dao. Chữ 酒tĩu là « rượu » xuất hiện 11 lần chiếm 0.32 % tổng số lượt chữ Nôm Dao trong tác phẩm. Điều này đã phản ánh tầm quan trọng của văn hóa rượu trong cuộc sống người Dao. Còn lại rất nhiều chữ Nôm Dao mượn Hán chỉ xuất hiện 1 lần trong tác phẩm. Còn chữ dấn là « rồi » xuất hiện nhiều nhất 25 lần, chiếm 0.73 % tổng số lượt chữ trong văn bản.

Mặc dù chữ Nôm Dao mượn chữ Hán tới 80%, còn 20% là chữ Nôm Dao thuần túy sáng tạo, nhưng những chữ Nôm Dao thuần xuất hiện trong tác phẩm Hạ bản triều khoa khá nhiều và được lặp lại nhiều lần về tần suất xuất hiện. Điều đó cho thấy, Hạ bản triều khoa là 1 tác phẩm Nôm Dao có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật, phản ánh văn hóa của người Dao trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

Tiểu kết chương

Chương 2 đã phân tích chi tiết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hạ bản triều khoa. Về nội dung Hạ bản triều khoa là 1 tác phẩm Nôm Dao thể hiện rõ tín ngưỡng thờ thần trong đời sống hàng ngày của dân tộc Dao, đó là sự đan xen của tam giáo Nho - Phật - Đạo. Bên cạnh đó Hạ bản triều khoa cũng là 1 tác phẩm Nôm Dao miêu tả cụ thể và chi tiết các lễ vật cúng, đồ vật cúng và phương thức cúng của người Dao trong đời sống sinh hoạt tâm linh thường ngày. Việc phản ánh văn hóa dân gian của dân tộc Dao còn được thể hiện qua các hoạt động liên quan đến rượu, thứ mà không thể thiếu trong bất cứ dịp cúng tế nào của gia đình người Dao. Không chỉ là tác phẩm Nôm Dao miêu tả việc cúng tế thông thường, mà Hạbản triều khoa còn là tác phẩm Nôm Dao thể hiện việc binh, điều đó cho thấy việc học theo binh pháp, học đạo làm người cũng được người Dao xem trọng. Về nghệ thuật, Hạ bản triều khoa cũng là 1 tác phẩm Nôm Dao đa dạng về thểloại sáng tác, theo thể thất ngôn, nhưng có chỗ lại viết theo thể bát ngôn, xen lẫn văn xuôi. Không những thế tác phẩm còn có giá trị về mặt nghiên cứu văn tự, khi tần suất xuất hiện của những chữ Nôm Dao thuần túy, xuất hiện trong tác phẩm khá nhiều lần. Nhìn chung chương 2 đã phân tích đầy đủ và rõ nét giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nôm Dao Hạbản triều khoa, qua đó thấy được những giá trị của tác phẩm.

Chương 3

TÍNH ỨNG DỤNG CỦA TÁC PHẨM HẠBẢN TRIỀU KHOA

VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN BẢN NÔM DAO

Chương này nhằm giới thiệu tính ứng dụng của tác phẩm Hạ bản triều khoa trong đời sống văn hóa tâm linh của người Dao, trước hết là lễ cấp sắc; từ đó đặt vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị của tác phẩm trong đời sống văn hóa của người Dao đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)