Tìm hiểu hình thức thể hiện tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 58 - 61)

2.2.1. Các thể thơ trong Hạ bản triều khoa

Tên gọi Hạbản triều khoa được chép ở trang đầu tiên của văn bản, nhằm mục đích dễ đọc, dễ gọi tên và phân biệt văn bản trong quá trình lưu truyền văn bản. Hạbản triều khoa được phiên âm tiếng Dao là Nhá puồn chiêu liền, dịch nghĩa là các bản khoa cúng liền nhau.

Về thể loại, Hạ bản triều khoa gồm 4 khoa cúng, phản ánh nội dung có tính liền mạch và nối tiếp nhau. Đa phần được viết theo thể thất ngôn xen lẫn văn xuôi. Đây là thể thơ văn đặc trưng của người Dao khi ghi chép văn bản. Văn tự thể hiện trong tác phẩm Hạ bản triều khoa là chữ Nôm Dao, xen chữ Nôm Việt. Hạ bản triều khoa là tác phẩm Nôm Dao đa phần được viết theo thể thơ thất ngôn, có những khoa cúng xen lẫn ngũ ngôn, lục ngôn, bát ngôn và văn xuôi.

左边和從左边轉, 右边和從右边來.

師主便 是後 擟.

擟 酸時橘 酸, 三家師主一般般.[tr.11]

Phiên âm

Chó piên ùa thong chó piên chuồn, Dao piên ùa thong dao piên cầu. Xi chí piến xí diền mòn uấy, Xi ná piến xí hấu mòn khì. Khì dếc luội sì uấy dếc luối, Sam ca xi chí dất chuồn chuồn.

Dịch nghĩa

Hai bên chân trái chân phải,

Tay trái tay phải đều cầu khiến những điều tốt lành. Thầy chủ bắt ma đời đời không được đụng đến, Thầy chủ bắt ma từng giờ không được đụng đến. Trong cái năm đấy không để ma xấu đụng đến, Ba nhà thầy chủ không để một tí nào còn linh tinh. (Một đoạn thơ thất ngôn nằm trong phần Khoa cúng 2)

Có khoa cúng những đoạn văn vần được viết sau các đoạn thơ thất ngôn, để diễn tả một nội dung dài mà các thầy mo, thầy cúng cần diễn đạt.

弟子早 東方東路,請神來如今道場完滿了東方東路.送神回東方金 橋, 着貼 銀橋, 着 無事,送神歸本鄉,(五方 ).師耶來時,四人

橋 ,神來今夜道. [tr.36] Phiên âm

Tài chí cháo nghì tông phông tông lúi, chếnh sàn tài ý kâm tụ dàng duồn tàn liệu tông phông tông lúi. Phồng sàn chúa tông phông kâm kiêu, dếc chạch thiếp ngằn diều, dếc chạch chí mầu sỉ, phồng sàn quây puồn hang, (hự phông dất). Xi chía tài sỉ, xí dần chồng kiêu ghòa, sàn tài kâm ía tụ.

Dịch nghĩa

Cả bốn phương trời ta gọi ma đến phù hộ cho ta, qua cái đồi kia thì đưa những vị thần này đi đường tắt. Phía đông cưỡi ngựa qua cầu, ta sẽ có tiền thuê mày làm cầu cho ta, ta không có việc gì đâu, ta đưa đám ma này về xóm, (năm phương trời). Thầy ta đến rồi, cả bốn người muốn xem thì đến, cầu ta bắc để thần đi qua lại nửa đêm và ban ngày vẫn thông nhau.

2.2.2. Vấn đề nhân hóa trong văn bản Hạ bản triều khoa

Nghệ thuật nhân hóa là hình thức nghệ thuật sử dụng trong văn học, trong các sáng tác thơ ca. Nhân hóa là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật hiện tượng thiên nhiên, bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ hoặc miêu tả con người; khiến cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật trở nên gần gũi với con người hơn. Hạbản triều khoa là một tác phẩm Nôm Dao đã vận dụng hết sức tài tình và sáng tạo, nghệ thuật nhân hóa vào trong tác phẩm.

羅 化為 天 地兵, 香煙化為祥雲起. 水 碗 化為龍吐州, 檯橙化為今獅 孖. 鵝鴨 化為 兵, 囱少化為紫 山.[tr.20]

Lò hề hóa uầy dằm thiên dằm tỷ pênh, Hang in hóa uầy cán oàn hí.

Suối uấn hóa uầy lồng tú chầu, Khì táng hóa uầy kâm xi ấn. Ngò mầu hóa uầy ngò mầu pênh, Yên nám hóa uầy pạc mỷ san.

Dịch nghĩa

Đôi dép hóa làm chậu trời chậu đất, Hương khói hóa làm làn mây đẹp. Bát nước hóa làm ngọc rồng phun,

Ghế ngồi bằng gỗ hóa làm ghế ngồi bằng vàng. Ngan vịt hóa làm lông con chim bay,

Đồ để đựng thuốc lá hóa làm rừng cá trắng.

Những thứ bình thường như: đôi dép, hương khói, bát nước, ghế ngồi, ngan vịt, đồ đựng thuốc lào của người Dao được nhân hóa, làm cho đẹp hơn, trở thành những thứ đẹp đẽ, mang tính thiêng như: chậu trời chậu đất, làn mây đẹp, ngọc rồng phun, ghế ngồi bằng vàng, lông con chim bay, rừng cá trắng. Người Dao đã khéo léo sử dụng nghệ thuật nhân hóa, để nói lên niềm mong ước của mình, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với họ trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác phẩm chữ nôm dao hạ bản triều khoa (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)