Thực trạng thực hiện các hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 34 - 45)

nhân dân cấp xã.

2.2.2.1. Thực trạng giám sát của tập thể hội đồng nhân dân

Hoạt động giám sát của tập thể HĐND tại kỳ họp theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 trước đây qui định, hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp thông qua các hình thức sau đây [17]: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.

Trước tiên có thể so sánh hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp được quy định tại Điều 58 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 với Điều 57 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 về cơ bản không thay đổi [17] [23].

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND cấp xã đã tổ chức được 155 kỳ họp, trong đó 36 kỳ họp bất thường để bầu bổ sung các chức danh của HĐND, UBND cùng cấp, 25 kỳ họp chuyên đề [8].

Do xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp, trong những năm qua hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở huyện Nông Sơn tại các kỳ họp đã có

nội dung của kỳ họp, các đại biểu tham gia đầy đủ; phong cách làm việc của tập thể hội đồng đã thể hiện được tính dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, ... nói chung chất lượng và hiệu quả của các kỳ họp ngày càng được nâng cao so với nhiều kỳ trước. Cụ thể:

Thứ nhất, về hoạt động xem xét báo cáo

Sơ đồ 2.1. Báo cáo xem xét tại kỳ họp

Tại HĐND cấp xã, thời gian tổ chức kỳ họp thường là 1 ngày làm việc; mỗi kỳ họp thông qua khoảng 5 đến 6 báo cáo; còn thời gian tập trung nội dung thảo luận tại hội trường.

Các Tổ đại biểu HĐND xã được thành lập chủ yếu theo thôn, có một số xã do đặc thù dân cư ít nên tổ chức các Tổ đại biểu HĐND xã theo cụm các thôn. Sau khi Thường trực HĐND gửi các báo cáo chuẩn bị cho kỳ họp để các đại biểu HĐND xã nghiên cứu thì các Tổ đại biểu HĐND tổ chức họp thảo luận trước khi diễn ra kỳ họp, chuẩn bị các câu hỏi chất vấn, thảo luận để đóng góp tại kỳ họp.

Việc tổ chức họp Tổ đại biểu HĐND xã để thảo luận trước kỳ họp đã tạo điều kiện cho nhiều đại biểu được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề nhất trí, không nhất trí với nội dung báo cáo của Thường trực HĐND, UBND. Đồng thời cũng đưa ra nhiều ý kiến về những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà nhân dân và cử tri quan tâm, đề nghị Thường trực HĐND, UBND và các ngành chức năng tiếp thu, xem xét, giải quyết để

Báo cáo xem xét tại kỳ họp

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của địa phương và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Qua đó giúp giảm được thời gian thảo luận tại kỳ họp.

Một số báo cáo số liệu chưa rõ ràng, chính xác như: số liệu về tăng trưởng phát triển kinh tế thường là tự ước hay số liệu về thu chi ngân sách chưa nêu rõ đến các nội dung chi tiết mà chỉ để số liệu chung chung trong báo cáo. Nhiều báo cáo viết dài, nội dung chung chung, chưa nêu được ưu điểm nổi bật, hạn chế của ngành mình, các phương hướng cũng chưa rõ, đưa ra các chỉ tiêu, số liệu quá cao không phù hợp tình hình thực tế.

Thứ hai, hoạt động chất vấn

Hoạt động chất vấn là một hình thức giám sát khá chặt chẽ của HĐND. Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND xã có được nâng lên hay không, HĐND xã có mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 trước đây đã quy định một cách chi tiết về trình tự, thủ tục chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp của đại biểu HĐND. Cụ thể [23]:

Đối với việc ra câu hỏi chất vấn:

Đối với việc trả lời chất vấn: người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung và đại biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm cũng như biện pháp khắc phục.

Sơ đồ 2.2. Đối tượng chất vấn của HĐND xã

Trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND cấp xã đã tổ chức được 155 trong đó 36 kỳ họp bất thường để bầu bổ sung các chức danh của HĐND, UBND cùng cấp, 25 kỳ họp chuyên đề liên quan đến công tác nông thôn mới, quản lý đất đai trên địa bàn. Các kỳ họp được tiến hành đúng thời gian, thành phần dự và các nội dung theo quy định của luật, phiên thảo luận được tiến hành nhìn chung đảm bảo dân chủ, thẳng thắn, cởi mở. Tại các kỳ họp đã thực hiện được chất vấn, mỗi kỳ họp thường có từ 3 - 5 ý kiến chất vấn [8]. Các ý kiến chất vấn tập trung vào các vấn đề mà xã hội và cử tri quan tâm, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và giám sát. Thống kê về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND xã ở huyện Nông Sơn:

Bảng 2.5. Số phiên họp, phiên chất vấn được thực hiện từ đầu nhiệm kỳ Nhiệm kỳ Số phiên họp Số chất vấn

2016- 2021 155 536

(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Nông Sơn)

Theo số liệu thống kê trên cho thấy rằng, trung bình trong 1 kỳ họp của nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 3,45 đại biểu chất vấn. Điều đó cũng cho thấy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ở cấp xã còn ít, những nơi thực hiện được chất lượng chưa cao, chưa sôi nổi, còn dè dặt, nể nang, chủ yếu hỏi để biết như: xã Ninh Phước có 24 đại biểu HĐND xã, kết quả hoạt động từ đầu

Đối tượng chất vấn

Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND, các thành viên

nhiệm kỳ 2016-2021 qua 8 kỳ họp thường kỳ và 1 kỳ họp bất thường nhưng không có ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND xã; xã Quế Lộc có 25 đại biểu HĐND xã, qua 8 kỳ họp thường kỳ và 1 kỳ họp bất thường thì có 17 ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND xã như vậy trung bình mỗi kỳ họp chỉ có 2-3 đại biểu có ý kiến chất vấn; xã Sơn Viên có 23 đại biểu, qua 8 kỳ họp thường kỳ và 01 kỳ họp bất thường thì có 39 ý kiến chất vấn [8].

Các ý kiến chất vấn thường tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: Thu chi ngân sách, công tác quản lý đất đai, giao đất dịch vụ tại các khu đô thị, xây dựng, môi trường… được các đại biểu chất vấn trực tiếp tại kỳ họp. Chủ toạ kỳ họp linh hoạt điều hành phiên chất vấn, sau mỗi câu trả lời chất vấn, chủ toạ đều có kết luận tóm lược những ý chính để đại biểu nắm rõ hơn và có thể chất vấn thêm. Nếu phát hiện vấn đề nào chưa được trả lời rõ, trả lời vòng vo, chưa thấy rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các đại biểu đã đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp để yêu cầu xác định rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên Hoạt động chất vấn mới chỉ dừng lại ở việc chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản mà chưa có đối chất đến cùng một vấn đề cụ thể. Các đại biểu chất vấn trực tiếp tại kỳ họp hoặc đại biểu hỏi thêm để làm rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn cũng có, nhưng không nhiều. Việc chất vấn chỉ tập trung vào một số đại biểu, cả nhiệm kỳ có đại biểu chưa thực hiện quyền này lần nào.

Thứ ba, hoạt động giám sát thông qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.

Sơ đồ 2.3. Các chức vụ do HĐND bầu

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Nông Sơn bầu lần đầu được qui định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015.

Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm th́ cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu ra người có trách nhiệm trình HĐND cấp xã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm người không được HĐND cấp xã tín nhiệm.

Thực hiện quy định và hướng dẫn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam, huyện Nông Sơn, tại kỳ họp giữa năm 2017 và kỳ họp cuối năm 2018 HĐND các xã đã tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND bầu kết quả tại kỳ họp giữa năm 2017 có 2 người có trên 50% đại biểu HĐND xã đánh giá tín nhiệm thấp tại xã Ninh Phước và Sơn Viên [8].

Qua đó chúng ta thấy rằng bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu mặc dù lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cụ thể hóa trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhưng đã thể hiện là một công cụ giám sát rất hữu hiệu. “Nếu HĐND sử dụng tốt hình thức giám sát này sẽ có cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát” [23]. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, việc thăm dò tín nhiệm đối với cán bộ chủ trì của các cơ quan nhà nước nói chung và cấp xã nói riêng là việc làm có tính

Các chức vụ do HĐND bầu

nhạy cảm cao, bước đầu rất khó thực hiện, đòi hỏi HĐND phải có cách làm việc khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Như vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở huyện Nông Sơn tại kỳ họp được tiến hành dưới ba hình thức là xem xét báo cáo công tác; xem xét việc trả lời chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm. Nhiệm kỳ này, HĐND cấp xã đã có nhiều đổi mới phần nào thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, giảm bớt tính hình thức phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn của các đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng giám sát tại kỳ họp của HĐND cấp xã.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Thường trực hội đồng nhân dân xã

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND xã theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2015 trước đây bao gồm:

- Tổ chức Đoàn giám sát;

- Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;

- Xem xét kết quả giám sát của các Ban HĐND; tổng hợp kết quả của giám sát trình HĐND;

- Xem xét việc trả lời chất vấn trong trường hợp người bị chất vấn được HĐND cho phép trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực HĐND;

- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, văn bản quy phạm pháp luật cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp để trình HĐND;

So với Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015 hiện hành thì qui định Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND được bổ sung

thêm nội dung giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, qua đó mở rộng phạm vi giám sát của HĐND xã.

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND giữa 02 kỳ họp tập trung chủ yếu vào tổ chức Đoàn giám sát(giám sát chuyên đề); hoạt động xem xét việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.

Thứ nhất, về hoạt động tổ chức Đoàn giám sát.

Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và theo yêu cầu các đại biểu HĐND, Thường trực HĐND các xã từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đã tổ chức 88 cuộc giám sát với các cơ quan ở địa phương, đưa ra 544 ý kiến, kiến nghị, đôn đốc thực hiện nghị quyết HĐND xã, các quy định pháp luật liên quan. Trong đó có 482 kiến nghị đã được giải quyết một cách kịp thời theo đúng pháp luật, đạt 88,61% [8].

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND đã tập trung vào các vấn đề như: tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương; công tác quản lý đất đai; Giao đất dịch vụ; tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới; công tác dồn điền đổi thửa; công các vệ sinh môi trường; công tác quản lý nhân hộ khẩu; công tác quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện; tình hình thực hiện các khoản thu đầu năm của các cơ sở giáo dục trên địa bàn... Cụ thể tại một số xã:

HĐND xã Quế Trung: tổ chức được 5 cuộc giám sát đối với tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương; công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn; công tác vệ sinh môi trường; hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã; Quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và “Vì người nghèo”. Qua đó đoàn giám sát đã đưa ra 27 ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan liên quan. Trong đó công tác quản lý và sử dụng đất đai được nhiều đại biểu đoàn đưa ý kiến, kiến nghị nhiều nhất với 12 ý kiến [8].

HĐND xã Phước Ninh: tổ chức được 5 cuộc giám sát đối với tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương; Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế xã; Công tác quản lý và sử dụng đất đai; Công tác quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện; tình hình thực hiện Chương trình nông thôn mới. Qua đó đoàn giám sát đưa ra 12 ý kiến, kiến nghị tập trung chủ yếu ở 2 nội dung giám sát: Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn 6 ý kiến, kiến nghị và 6 ý kiến, kiến nghị đến công tác quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, massage [8].

HĐND xã Quế Lâm: tổ chức được 06 cuộc giám sát đối với tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương; công tác quản lý nhân hộ khẩu thường trú trên địa bàn; công tác quản lý và sử dụng đất đai; công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn; hoạt động thu các khoản đầu năm tại cơ sở giáo dục trên địa bàn; tình hình thực hiện Chương trình nông thôn mới. Qua 6 cuộc giám sát đoàn đã đưa ra 18 ý kiến: kiến nghị tập trung ở nội dung quản lý nhân hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn 10 ý kiến, kiến nghị; Công tác quản lý và sử dụng đất đai ý kiến, kiến nghị và công tác cấp giấy phép xây dựng 8 ý kiến, kiến nghị [8].

HĐND xã Quế Lộc: tổ chức được 06 cuộc giám sát đối với tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương; tình hình quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện trên địa bàn; tình hình thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn; công tác khám chữa bệnh của trạm y tế xã; công tác quản lý nhân hộ khẩu thường trú trên địa bàn; hoạt động nuôi ăn bán trú tại trường Mầm non và trường Tiểu học; tình hình an ninh trật tự; tình hình thực hiện Chương trình nông thôn mới; công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn. Qua 6 cuộc giám sát đoàn đã đưa ra 23 ý kiến, kiến nghị tập trung ở lĩnh vực An ninh trật tự, cấp giấy phép xây dựng và hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện [8].

HĐND xã Sơn Viên: tổ chức được 4 cuộc giám sát đối với tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương; công tác quản lý và sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)