Nhóm giải pháp cụ thể nhằm tăng cường giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Nông Sõn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 74)

đồng nhân dân cấp xã ở huyện Nông Sõn, tỉnh Quảng Nam

3.2.2.1. Nâng cao năng lực các chủ thể thực hiện giám sát của HĐND cấp xã

Một là, Về cơ cấu chất lượng đại biểu HĐND, cần phải tăng số lượng đại biểu có trình độ, có uy tín, có kinh nghiệm hoạt động HĐND ở các xã; giảm bớt số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn của UBND; tăng số lượng đại biểu ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tư nhân (nếu có), đại biểu ngoài Đảng và đặc biệt là chú ý đến đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi vì lực lượng trẻ thường là những người được đào tạo chính quy, bài bản, có trình độ chuyên môn cao, có nhiệt huyết, nhiều người đã trải nghiệm qua thực tế và thể hiện được bản lĩnh

tạo ra sự năng động, sáng tạo trong quá trình triển khai các hoạt động của HĐND, phát huy tốt sức mạnh, bảo đảm tính kế thừa giữa các thế hệ. Cần tăng nhiều đại biểu có độ tuổi dưới 40, tăng ít nhất 5% số đại biểu có độ tuổi 30 và giảm số đại biểu HĐND có độ tuổi trên 50.

Hai là, cần có những quy định cụ thể việc HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với thành viên của UBND.

Ba là, một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến bất cập về tiêu chuẩn - cơ cấu đại biểu HĐND là: Do tính chất hoạt động theo nhiệm kỳ, HĐND mỗi cấp không tự mình quy hoạch đại biểu HĐND cho khoá tiếp theo. Do đó, quyền quyết định lựa chọn đại biểu HĐND thuộc về cơ quan không làm công tác HĐND, không am hiểu nhu cầu hoạt động của HĐND. Vì vậy đề nghị các cấp uỷ đảng cần nghiên cứu việc xây dựng quy hoạch đại biểu HĐND, đặc biệt là quy hoạch đại biểu HĐND làm công tác HĐND chuyên trách.

Bốn là, lãnh đạo tốt công tác nhân sự trong bầu cử HĐND, chú trọng tăng tỷ lệ đại biểu của các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, đại biểu ngoài Đảng; giảm tỷ lệ đại biểu là cán bộ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách. Quan tâm đến cơ cấu đại biểu nhưng phải chú trọng đến chất lượng đại biểu.

Năm là, xây dựng quy chế làm việc của HĐND vào đầu nhiệm kỳ HĐND, trong đó xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức và đại biểu; xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban HĐND, các tổ đại biểu; giữa các cấp uỷ đảng, thường trực HĐND, UBND, các đoàn thể chính trị trong việc giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri.

Sáu là, đổi mới phương thức hoạt động của HĐND, của đại biểu HĐND theo các nội dung, thực hiện đầy đủ chế độ tiếp xúc cử tri của HĐND và đại biểu HĐND, kết hợp dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện.

Bảy là, xây dựng cơ chế khuyến khích đại biểu tích cực tham gia phát biểu, tranh luận tại kỳ họp. Nâng cao ý thức văn hoá chính trị của người đại biểu HĐND, hình thành cơ chế xin từ chức khi đại biểu không còn đủ tư cách, không xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri, đây là việc làm bình thường để nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu. Hàng năm nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cử tri đối với đại biểu kết hợp với việc đánh giá của các tổ chức để có biện pháp khen thưởng, xử lý các đại biểu khi không còn đủ tư cách người đại biểu cần bãi nhiệm họ ra khỏi HĐND.

Nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND xã Kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND được hiểu đó là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một số các lĩnh vực hoạt động của người đại biểu. Khả năng vận dụng của người đại biểu HĐND không chỉ là năng lực mà còn phải có tâm huyết, trách nhiệm trước các hoạt động của đại biểu HĐND.

Việc nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND để mọi đại biểu, dù ở cương vị nào cũng cần nắm vững yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, ứng dụng các thành tựu của khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, nhất là tổ chức lao động khoa học và thực tiễn hoạt động của HĐND của người đại biểu là vô cùng cần thiết. Do đặc điểm hoạt động của đại biểu HĐND là hoạt động không chuyên nghiệp, lại biến động sau mỗi nhiệm kỳ bầu cử, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trình độ khác nhau và điều kiện tham gia vào hoạt động HĐND cũng không giống nhau. Tất cả những đặc điểm trên đòi hỏi đại biểu HĐND cần phải được bồi dưỡng kiến thức đặc biệt là bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của mình mới đem lại chất lượng, hiệu quả cao. Để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động của người đại biểu HĐND, cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, giải pháp nâng cao kỹ năng tiếp xúc với cử tri. Kỹ năng này đòi hỏi, người đại biểu HĐND phải có thuật giao tiếp, thích ứng với từng loại cử tri, lựa chọn địa bàn tiếp xúc, thuật tổng hợp và phân loại ý kiến phản ánh của cử tri qua tiếp xúc. Trong quá trình tiếp xúc với cử tri cần phải phân biệt hình thức tiếp xúc, thực hiện tốt các quy trình tiếp xúc và lựa chọn phương pháp, cách thức trả lời cử tri cho phù hợp.

Hai là, nâng cao kỹ năng chất vấn của đại biểu HĐND. Vì chất vấn là một trong những công cụ hữu hiệu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhân dân trong các kỳ họp của HĐND. Kỹ năng chất vấn của người đại biểu HĐND đòi hỏi một trình độ nhất định và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, giao tiếp của người đại biểu. Cần chú ý câu hỏi chất vấn nhằm thực hiện chức năng giám sát nên cần đặt câu hỏi chất vấn khác với câu hỏi bình thường, do đó cần phải hết sức thận trọng, khi chất vấn với những bằng chứng hoặc dự luận phải xác thực, có địa chỉ rõ ràng đúng với đối tượng chất vấn. Qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, nhân dân có thể đánh giá được những đại biểu mà cử tri đã tin tưởng bầu ra có thực sự là đại diện cho nhân dân hay không, đánh giá được trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành, những “công bộc” của nhân dân trả lời công khai trước công chúng có thực sự cầu thị, dám nhận trách nhiệm, đưa ra lý giải quyết về những vấn đề bức xúc mà cử tri và xã hội quan tâm hay chỉ là sự đổ lỗi, là những lời giải thích, tự bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm của mình. Để hoạt động chất vấn ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy có hiệu quả, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các vị đại biểu HĐND, đòi hỏi người đại biểu HĐND phải am hiểu, có bản lĩnh, dám nói, dám làm. Chính vì vậy, trước khi chất vấn một vấn đề gì, đòi hỏi người đại biểu phải có kỹ năng, phải tìm hiểu kỹ, thu thập thông tin và có bằng chứng xác thực về vấn đề mình chất vấn. Câu hỏi chất vấn gắn với hậu quả pháp lý nên buộc phải trả lời chất vấn phải giải trình rõ ràng đúng, sai và các định rõ trách nhiệm. Nếu đại biểu chưa đồng tình với việc trả lời chất vấn của các cơ

quan nhà nước thì có quyền đề nghị trả lời cụ thể hơn, có thể kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người được chất vấn. Hậu trả lời chất vấn, những hứa hẹn phải thật sự được chú trọng và tăng cường giám sát chặt chẽ thì chất vấn mới có hiệu quả.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cần phải làm chuyển biến mạnh mẽ trong từng đại biểu HĐND nhận thức đúng tầm quan trọng của việc chất vấn và trả lời chất vấn, trong kỳ họp cần phải dành thời gian thoả đáng cho việc thực hiện chất vấn. Đại biểu HĐND phải được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, kỹ năng chất vấn, tích luỹ kinh nghiệm, phương thức hoạt động trong lĩnh vực cơ quan dân cử; tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri. Cần làm cho đại biểu hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chất vấn; đại biểu phải nắm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các đối tượng nằm trong diện bị chất vấn của HĐND. Trong thực hiện chất vấn, đại biểu phải có khả năng chuẩn bị các câu hỏi rõ ràng, nêu các vấn đề cụ thể và phải định được mục đích cuối cùng là xác định trách nhiệm của người bị chất vấn. Không sử dụng chất vấn nhằm đạt mục đích cá nhân hoặc xâm phạm đến các vấn đề riêng tư của người bị chất vấn. Để đạt mục tiêu chất vấn, công tác bồi dưỡng phải làm cho đại biểu có được kỹ năng thu thập, phân tích xử lý các thông tin có liên quan đến vấn đề chất vấn; kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục…

Ba là, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của đại biểu HĐND.

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin bao gồm kỹ năng thu thập, kỹ năng phân loại thông tin, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng kiểm tra độ chính xác, kỹ năng chọn lọc thông tin… để đại biểu HĐND tham gia ý kiến vào các báo cáo, đề án, nội dung của kỳ họp HĐND bảo đảm đúng đường lối, pháp luật chính sách của Đảng và nhà nước. Đồng thời cũng là sự lựa chọn hình thức để thể hiện ý kiến của mình bằng văn bản hoặc phát biểu trực tiếp.

Bốn là, kỹ năng giám sát của người đại biểu HĐND.

Giám sát là việc theo dõi và xem xét tổ chức và cá nhân có thực hiện đúng đắn những quy định. Giám sát hoạt động của UBND theo định kỳ là một hoạt động quan trọng của HĐND. Hiện nay, đây là một trong những khâu yếu, chưa được tiến hành thường xuyên. Có thể nói, kỹ năng giám sát là một kỹ năng khó và rất phức tạp, vì nó liên quan đến nhiều chức năng khác rất khó phân biệt về ranh giới như: kiểm sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, kiểm toán, điều tra, giám định, thẩm định, thẩm tra.

Cuối cùng là phải quy định rõ chức năng, cơ chế giám sát, trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức phải xử lý các vấn đề nổi cộm là một trong những giải pháp cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả, kỹ năng giám sát.

3.2.2.2. Đổi mới phương pháp và cách thức giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã

Trong thời gian vừa qua, mặc dù hoạt động giám sát của HĐND được tăng cường, song qua đánh giá của dư luận quần chúng, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011 - 2016 của HĐND các xã trong huyện Nông Sơn cho thấy rằng; hiệu quả giám sát chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa của địa phương. Cụ thể như sau:

- Đổi mới hình thức xem xét báo cáo

Đổi mới hình thức chất vấn và trả lời chất vấn:

Về mặt nguyên tắc, mọi chất vấn viết và chất vấn bằng lời nói phải trả lời công khai tại kỳ họp của hội đồng. Trong phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn cần tổ chức phát thanh trực tiếp trên hệ thống loa truyền thanh xã.

Đổi mới hình thức các đoàn đi giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.

Hình thức tổ chức các đoàn đi giám sát tại các tổ chức, đơn vị trên địa bàn thời gian qua được Thường trực HĐND các xã và các ban của Hội đồng sử dụng nhiều và triển khai rộng rãi ở hầu hết các địa phương trong địa bàn của huyện. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hình thức giám sát này còn bất cập, tồn tại về chương trình giám sát, thành viên của đoàn giám sát và phương pháp giám sát.

Về chương trình giám sát: khi xây dựng nghị quyết giám sát hàng năm, HĐND xã ngoài việc xây dựng chương trình giám sát theo định kỳ, cần phải dự báo những vấn đề phát sinh, nổi cộm cần giám sát đột xuất. Trên cơ sở đó Thường trực HĐND xã và các Ban xây dựng chương trình giám sát của mình theo kế hoạch cụ thể của từng kỳ họp, từng quý, từng tháng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm.

Như vậy, để một cuộc giám sát có hiệu quả chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau song hiệu quả giám sát không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm đề ra những biện pháp khắc phục cho cơ quan đơn vị bị giám sát mà điều quan trọng là đơn vị đó đã khắc phục sửa sai khuyết điểm của mình như thế nào. Tức là những kiến nghị đề xuất của HĐND có được các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp thu, tổ chức thực hiện trong thực tế một cách triệt để hay không. Do đó HĐND xã phải có chế độ đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn giám sát, đồng thời pháp luật phải quyết định cho HĐND có những chế tài cụ thể đối với cơ quan đơn vị bị giám sát nếu họ không thực hiện tốt các đề xuất kiến nghị của HĐND.

3.2.2.3. Tăng cường sự phối hợp của tổ chức, đoàn thể với hội đồng nhân dân cấp xã trong thực hiện chức năng giám sát

Tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Chẳng hạn như: Mời Mặt trận Tổ quốc xã tham gia hoạt động giám sát cùng với Thường trực HĐND, các Ban để tăng thêm giá trị chức năng tư vấn của các Ban đó.

Như vậy, xuất phát từ chế độ làm việc HĐND xã, không thể sử dụng mệnh lệnh hành chính như UBND hay các biện pháp cưỡng chế của ngành Tư pháp mà chỉ có thể đưa ra các kiến nghị, đề xuất mang tính chất tư vấn. Do vậy để nâng cao hiệu quả giám sát thì giải pháp tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan ban ngành và các tổ chức đoàn thể trong hoạt động giám sát là việc làm hết sức cần thiết.

3.2.2.4. Tăng cường các điều kiện đảm bảo hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã

Trong những năm gần đây mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho việc tổ chức và hoạt động. Nhưng trên thực tế điều kiện làm việc của HĐND các cấp, đặc biệt là HĐND xã hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn. Nhìn chung trong những năm vừa qua HĐND xã đã có nhiều thay đổi tích cực và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện các chương trình phát triển KT-XH ở cơ sở. Tuy nhiên để củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, thì ngoài việc cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của cấp trên thì HĐND xã cần phải tự mình đổi mới mạnh mẽ để hoàn thiện. Đối với đại biểu HĐND phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực và kỹ năng hoạt động đại biểu của mình, chủ động phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đại biểu của dân, cùng với nhân dân thực hiện các nhiệm vụ KT-XH ở địa phương. Góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiểu kết chương 3

Chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bức thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của HĐND và sự phát triển KT-XH của địa phương. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số phương hướng và các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 74)