Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 52 - 56)

Bên cạnh những ưu điểm thì hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Nông Sơn còn một số hạn chế:

Thứ nhất, việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND cấp xã trên địa bàn huyện Nông Sơn, được thực hiện chủ yếu thông qua phiên thảo luận Tổ và thảo luận tại Hội trường. Tại Tổ thảo luận nhiều đại biểu được phát biểu thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình đối với các báo cáo của UBND xã và các cơ quan chức năng. Ý kiến thảo luận tại Tổ tập trung phần lớn vào một số đại biểu là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng làng. Số đại biểu đăng ký phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội trường cũng chưa nhiều, mà chủ yếu trên cơ sở gợi ý phân công của Tổ trưởng tổ đại biểu. Về chất lượng các ý kiến cũng chưa cao, chủ yếu tập trung đánh giá báo cáo công tác của UBND xã, chưa có nhiều ý kiến lật ngược vấn đề, mang tính phản biện đối với các báo cáo được trình bày tại kỳ họp; chưa có nhiều ý kiến đánh giá báo cáo của Thường trực HĐND, UBND xã.

Thứ hai, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các câu hỏi chất vấn của đại biểu tập trung chủ yếu đối với Chủ tịch UBND xã và một vài cơ quan chuyên môn của UBND xã, rất ít ý kiến chất vấn đối với Chủ tịch HĐND, Thường trực HĐND. Số đại biểu có câu hỏi chất vấn gửi về cho Thường trực HĐND xã còn quá ít, số đại biểu tham gia chất vấn chưa nhiều, chỉ tập trung vào một số ít đại biểu. Một số đại biểu còn nể nang, né tránh, ngại va chạm. Một số đại biểu không đủ thông tin để chất vấn.

Thứ ba, hoạt động xem xét văn bản qui phạm pháp luật của UBND xã mới chỉ dừng lại ở việc thông qua hoạt động giám sát phát hiện văn bản qui phạm pháp luật có sai phạm thì kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ chứ chưa tổ chức thành chuyên đề giám sát.

Thứ tư, việc tổ chức đoàn giám sát chuyên đề tại một số xã còn mang tính hìnhthức, thiếu cán bộ có trình độ và chất lượng.

* Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND xã.

Thứ nhất, từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021, thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 đã cho thấy nhiều điểm trong pháp luật vẫn quy định một cách chung chung, chưa đủ cụ thể và sát hợp với ba cấp của HĐND. Đặc biệt là đối với HĐND cấp xã, chưa thể hiện được một cách cụ thể chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng hiện nay là dành sự quan tâm đặc biệt cho HĐND cấp xã. Tính chất đặc điểm cũng như cơ cấu tổ chức của HĐND xã có nhiều điểm khác biệt so với cơ cấu tổ chức của HĐND cấp huyện và huyện, các công việc cần phải giải quyết cũng nhiều hơn, sinh động hơn nhưng HĐND xã lại không có uỷ viên thường trực để giải quyết.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức của HĐND các xã của huyện chưa tương xứng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND. Theo quy định của pháp luật chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… của địa phương. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, HĐND các xã từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 chỉ có Thường trực HĐND và 02 Ban.

Thứ ba, hạn chế về trình độ, năng lực của đại biểu HĐND và của đội ngũ thường trực HĐND. Vấn đề kiêm nhiệm của đại biểu HĐND xã tuy đã được khắc phục, giảm bớt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đa số đại biểu vẫn là cán bộ của UBND xã, cán bộ chủ chốt của các đoàn thể và Đảng viên. Điều này làm cho việc bàn bạc, quyết định cũng như việc chấn vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND xã trở nên kém hiệu quả.

Thứ tư, việc thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND với Thường trực HĐND chưa thật tốt. Chưa tạo

điều kiện cho Thường trực HĐND nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giám sát của HĐND.

Thứ năm, nhận thức về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND còn nhiều hạn chế, một số cơ quan, đơn vị được giám sát chưa tôn trọng và chấp hành không nghiêm các kết luận của HĐND. Hầu như chưa có hoạt động giám sát nào dưới danh nghĩa của cá nhân đại biểu được thực hiện. Hoạt động chất vấn còn mờ nhạt. Vai trò cũng như hoạt động của cá nhân đại biểu HĐND trong việc thực hiện chức năng đại biểu còn yếu. Sinh hoạt của các Tổ đại biểu rất hiếm, cung cấp thông tin cho đại biểu còn hạn chế.

Thứ sáu, mức phụ cấp cho các đại biểu còn thấp (hệ số 0.3 trên mức lương tối thiểu) điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả hoạt động giám sát.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm gần đây, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã là một trong những nội dung cơ bản của chủ trương đổi mới HTCT, thực hiện cải cách toàn diện bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã là một quá trình chuyển biến từ nhận thức đến hành động. Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam từ đầu nhiệm kỳ 2016- 2021 đã có nhiều cố gắng trong hoạt động, đã dần khẳng định vị trí, vai tṛ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, quyết định nhiều vấn đề quan trọng ở địa phương. Hoạt động giám sát đã đi vào thực chất hơn, hiệu quả giám sát được nâng lên, về cơ bản các

giám sát... Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã cũng cần phải khắc phục những hạn chế như việc xem xét báo cáo tại kỳ họp còn chưa sâu, hoạt động chất vấn vẫn còn hình thức, hoạt động xem xét văn bản qui phạm pháp luật còn chưa thường xuyên... Mặc dù vẫn c ̣n những hạn chế như vậy, nhưng những hoạt động giám sát của HĐND cấp xă huyện Nông Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành niềm tin cho cử tri và nhân dân trong huyện.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)