3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân cấp xã
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND xã là trách nhiệm, là yêu cầu của HĐND, các đại biểu HĐND, các cơ quan nhà nước và của cả HTCT. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò hoạt động của HĐND xã sẽ tạo ra thế và lực trong hoạt động của HĐND xã, đồng thời giúp cho HĐND, thường trực HĐND, mà trong nhiệm kỳ 2016-2021 còn có các Ban của HĐND xã, các đại biểu HĐND xã cũng như các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội xây dựng được mối quan hệ làm việc đúng đắn, phối hợp kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã thì cấp ủy đảng địa phương cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của mình với hoạt động của HĐND xã. Đây là yếu tố quyết định để HĐND có thực quyền tại địa phương. Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt, tuyên truyền trong cả HTCT, cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng của HĐND cấp xã trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
Trong bộ máy chính quyền địa phương, HĐND cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy bằng nghị quyết tại các kỳ họp HĐND. HĐND là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Để HĐND đưa ra được các quyết định (nghị quyết) phù hợp với pháp luật, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của tình hình thực tế ở địa phương thì một chức năng rất quan trọng của HĐND cần được chú trọng là chức năng giám sát. Có giám sát tốt mới thúc đẩy, kiểm tra để nghị quyết của HĐND được
thực hiện tốt và thông qua giám sát có đề xuất kiến nghị HĐND ban hành nghị quyết.
Giám sát của HĐND xã không chỉ giúp cho chức năng quyết định của HĐND mà còn giúp cho các cơ quan hữu quan, cơ quan, tổ chức bị giám sát nhận thấy vấn đề tồn tại, cần khắc phục để hoàn thành tốt công tác của mình, phát hiện những kinh nghiệm tốt, những hoạt động tốt để phát huy. Không nên coi giám sát của HĐND là chỉ đi tìm cái sai của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để từ đó có tâm lý lo sợ, phòng và chống đối, không có sự hợp tác.
Để tăng cường nhận thức về HĐND, hoạt động giám sát của HĐND xã, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, đối với Nhân dân phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho Nhân dân hiểu rõ được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của mình, đặc biệt là đối với vai trò đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở.
Hai là, đối với đại biểu HĐND phải luôn ghi nhớ mình lai đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, hoạt động vì lợi ích của Nhân dân chứ không phải tách rời đứng trên Nhân dân, phải luôn tin dân, trọng dân và không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị để ngày càng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Ba là, đối với HĐND xã thì phải không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động, sự hoàn thiện mình, hoạt động ngày một hiệu quả để củng cố niềm tin của Nhân dân và của cấp chính quyền về vai trò của mình.
Bốn là, đối với UBND xã và các cơ quan Nhà nước cấp trên phải thực sự coi trọng vai trò của HĐND, tránh vì những hạn chế nhất định của HĐND trong thời gian qua mà cho rằng hoạt động của HĐND chỉ là hình thức và
3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã
Nhiệm kỳ 2016-2021 đang triển khai các nhiệm vụ theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 phát huy hiệu lực, sẽ làm cho chất lượng hoạt động của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp xã nói riêng khẳng định được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nông thôn. Để bảo đảm chất lượng hoạt động giám sát của HĐND theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền trong giai đoạn tới cần phải có những giải pháp cơ bản để phù hợp với Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đó là:
Thứ nhất, phải xác định lại một cách đúng đắn vị trí, vai trò của HĐND cấp xã. Theo quy định của Hiến pháp; Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 thì HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên..
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND xã ở một số nội dung sau:
+ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định thêm hình thức giám sát lại nhằm kiểm tra việc thực hiện theo kiến nghị, kết luận của đối tượng bị giám sát chứ không phải chỉ là hoạt động báo cáo bằng văn bản mang tính hình thức như hiện nay. Nếu qua hoạt động giám sát lại mà thấy đối tượng bị giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo kết luận, kiến nghị của mình thì sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc tùy theo tính chất và mức độ vi phạm;
+ Phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa hoạt động giám sát của HĐND các cấp với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước;
+ Phân định rõ thẩm quyền, chức năng hoạt động giám sát của các Ban HĐND xã với hoạt động giám sát của Thường trực HĐND xã nhằm tránh tình trạng bỏ sót, trùng lặp trong hoạt động giám sát;
+ Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá trong hoạt động giám sát làm chuẩn mực chung thống nhất để đánh giá hiệu quả giám sát đối với từng Ban trong từng kỳ họp, trong từng năm và cả nhiệm kỳ.
+ Luật cần quy định rõ về nhiệm vụ cụ thể của từng Ban trong hoạt động của mình, chứ không chỉ quy định nhiệm vụ chung của các Ban hiện nay còn nhiệm vụ cụ thể nên để Quy chế hoạt động của HĐND các cấp quy định. Nếu trong Luật mà quy định cụ thể như vậy thì tính pháp lý sẽ cao hơn, việc tổ chức thực hiện cũng được đảm bảo tốt hơn và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình thực hiện giá trị pháp lý của văn bản luật.
+ Qua hoạt động giám sát của mình (xem xét báo cáo công tác, chất vấn, tổ chức Đoàn giám sát ...) HĐND có thể đưa ra hình thức khiển trách đối với Chủ tịch và thành viên của UBND..., sau 3 lần bị khiển trách thì HĐND xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cách chức.
+ Ban hành trình tự, thủ tục áp dụng chế tài đối với đối tượng không tuân thủ hoạt động giám sát của HĐND. Ví dụ, như đối tượng chịu sự giám sát không tiếp thu hoặc không có phản hồi về kiến nghị, đề xuất sau hoạt động giám sát thì chủ thể tiến hành giám sát có quyền đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức cấp trên có thẩm quyền của đối tượng giám sát xem xét buộc thi hành hoặc áp dụng chế tài đối với đối tượng bị giám sát. Trong trường hợp cá nhân,
thì trình HĐND xem xét, ra nghị quyết theo thẩm quyền (miễn nhiệm, bãi nhiệm cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ...)
3.2.1.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám sát và về sự cần thiết giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã
Đối với hoạt động của HĐND các cấp thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết mà các tầng lớp dân cư trên địa bàn có được những thông tin cần thiết, nhất là những quyết sách có liên quan trực tiếp đến họ. Đặc biệt, nhờ có thông tin mà công dân, tổ chức có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND. Điều đó cho thấy nếu bỏ qua hoặc xem nhẹ hoạt động này với tư cách là công đoạn đoạn đầu tiên của quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết thì sẽ không thực sự đi vào cuộc sống.
Trên thực tế, hoạt động tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết thường do Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với UBND cùng cấp tiến hành. Thường trực HĐND đóng một vai trò trọng yếu đối với việc tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của cơ quan mình. Ở đâu Thường trực HĐND thể hiện sự chủ động, linh hoạt trên cơ sở thực hiện đúng nhiệm vụ, thẩm quyền của mình trong vấn đề này thì ở đó đạt được kết quả khả quan trong công việc. Chính vì vậy, thái độ thụ động, nể nang, ngại va chạm…của các thành viên trong Thường trực HĐND luôn là nguyên nhân đầu tiên khiến cho tình trạng Nghị quyết của HĐND chậm được tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng dân cư và bất lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Mặt khác, UBND phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình trong việc phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết của HĐND cùng cấp bằng các hình thức và phương pháp phù hợp. Điều cốt lõi là UBND phải coi đây là một công việc “của mình” vì có tác dụng thiết thực đến việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết bằng các Quyết định cụ thể của cơ quan này.
Thông qua các phương tiện truyền thông được tận dụng tối đa, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng loại xã (đồng bằng, miền núi, hải đảo) để phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của HĐND có hiệu quả nhất, tạo sự đồng thuận của cộng đồng xã hội trong việc thực hiện Nghị quyết của HĐND.
Ngoài ra, không thể phủ nhận vai trò của đại biểu HĐND trong hoạt động này thông qua việc tiếp xúc cử tri; tiến hành phổ biến, tuyên truyền, giải thích Nghị quyết trong môi trường sinh hoạt, công tác ở cơ quan, địa phương. Nếu các đại biểu HĐND ý thức sâu sắc và tiến hành công việc đó bằng các hình thức, phương pháp phù hợp thì hiệu quả thực tế là rất lớn. Để hoạt động tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của HĐND cấp xã trên địa bànn huyện Nông Sơn ngày càng đi vào nề nếp, có kết quả ngày càng cao hơn thì rất cần sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên của Thường trực HĐND, sự tích cực của UBND các cấp và sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông.