Các yếu tố tác động đến giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 30)

1.3.1. Các quy định của pháp luật về giám sát của HĐND cấp xã

Pháp luật dù hiện đại nhưng nếu không phù hợp cũng khó đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, cơ sở pháp lý quan trọng nhất là các quy định của pháp luật bởi các quy định đó trao quyền và minh định cụ thể chủ thể, nguồn lực và nghĩa vụ, quy trình, cơ chế để đảm bảo thực hiện các hình thức của giám sát.

Nếu Luật không quy định một cách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức [30]. Đây là yếu tố đầu tiên tác động lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng. Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND & UBND năm 2003 với nhiều bất cập, chưa phù hợp và được hoàn thiện bởi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và cùng với đó là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

1.3.2. Kế hoạch, chương trình, phương thức giám sát của HĐND cấp xã

Xây dựng chương trình, kế hoạch, lựa chọn phương thức giám sát phù hợp tạo điều kiện đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng đồng thời là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. HĐND xã cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch giám sát hàng quý, hàng tháng của thường trực, các ban, các đại biểu và kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất theo yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội thông báo sớm về nội dung, thời gian và cách thức tổ chức thực hiện, các thành viên của đoàn giám sát phải nắm vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát. Khi xây dựng chương trình giám sát nội dung giám sát phải tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc và đang được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm, cần phải có trọng điểm, trọng tâm. Cũng cần phải thấy

rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đem lại một kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Một trong những điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay đó là việc đôn đốc, kiểm tra các kết luận sau giám sát buộc đối tượng bị giám sát phải kịp thời chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND.

1.3.3. Tổ chức, hoạt động của thường trực và các ban của Hội đồng nhân dân cấp xã

HĐND ngày càng chú ý hoàn thiện về mặt tổ chức để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình. Từ khi HĐND không có thường trực, mới chỉ có một ban thư ký đại biểu, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trực HĐND, ban Kinh tế, ban Pháp chế HĐND, phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc trước mắt. Với đặc điểm đại biểu HĐND nói chung và đại biểu HĐND cấp xã nói riêng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói riêng. HĐND là một cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, nên về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về lý luận và thực tiễn. Cần phải chú ý đến bộ phận giúp việc cho thường trực HĐND, tập trung nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức bộ máy của Hội đồng. Hơn nữa yếu tố này đòi hỏi phải có bộ máy HĐND hoạt động tốt đủ khả năng thực hiện một cách tốt với chức năng giám sát quyền hạn của mình.

1.3.4. Bản lĩnh, năng lực và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Giám sát là một việc phức tạp và khó khăn, bên cạnh người đại biểu còn phải có kỹ năng, trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát, nắm vững các quy định pháp luật về vấn đề giám sát.. Cần đảm bảo về mặt số lượng, năng lực của các đại biểu HĐND trong khi thực hiện chức năng giám sát có vai trò rất lớn đến kết quả giám sát cũng như việc thực thi kết quả đó. Đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến hiệu quả và chất lượng giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Muốn vậy, các đại biểu dân cử phải

luôn ý thức được đây là một trong những điều kiện chủ quan mà bất cứ một người đại biểu nào cũng phải tự trau dồi nâng cao nghiệp vụ, phải có đủ tâm, tầm và đủ tài, bởi người làm công tác giám sát, ngoài việc công nhận cái đúng, còn phải chỉ rõ và đề ra những kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật. Người đại biểu nhân dân phải có bản lĩnh vững vàng, có trình độ, quan điểm và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý, hợp tình, có cách nhìn sáng suốt, không nể nang né tránh, giám nói thẳng nói thật, phải vì lợi ích của dân của Nhà nước để phát hiện sai trái của người khác của các ngành chức năng, [4, tr.19].

1.3.5. Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Điều kiện vật chất, kinh phí cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát; cần phải đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị cần thiết, khắc phục tình trạng khó khăn lâu nay trong công việc giám sát là thiếu nguồn thông tin cập nhật. Nếu có đầu tư thoả đáng sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND theo yêu cầu của từng nội dung hoạt động. Đối với các chức danh kiêm nhiệm của HĐND nên có quy định được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm phù hợp để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Bởi nhiều khi chỉ với mức kinh phí hạn hẹp cũng có thể đem lại hiệu quả cao nếu tìm ra những hình thức phương pháp thích hợp, tổ chức thực hiện tốt. Khi nói tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào thì đòi hỏi phải tính đến mức đầu tư, chi phí hợp lý, tối ưu.

Tiểu kết Chương 1

Từ sự phân tích một cách sâu sắc, cụ thể về vai trò, vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân, cho thấy Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu

Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước khác, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền phải nhận thức đúng về hoạt động giám sát. Với chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, là cơ sở đảm bảo cho việc Hiến pháp, pháp luật, các chính sách của cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp được thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn cuộc sống. Có như vậy, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng mới được nâng lên, khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, tạo ra những chuyển biến tích cực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 30)