giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Quế Sơn nằm ở vùng trung du bán sơn địa về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam. Sau ngày chia tách huyện với Nông Sơn theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, với vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên; Phía Tây giáp huyện Nông Sơn; Phía Nam giáp huyện Hiệp Đức; Phía Đông giáp Huyện Thăng Bình.
Tổng diện tích đất tự nhiên 251,17 km2, dân số 84.952 người bao gồm 11 xã (trong đó có 01 xã miền núi) và 02 thị trấn, mật độ dân số: 392,89 người/km2.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Quế Sơn có nền kinh tế phát triển. Năm 2019, giá trị sản xuất đạt 1.069,165 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010. Đầu năm 2020 cơ cấu này là 25,69% - 74,31%. Toàn huyện hiện có 458 trang trại được xây dựng theo tiêu chí liên bộ quy định và phát huy hiệu quả. Giá trị kinh tế rừng ước khoảng 50 triệu đồng/ha, góp phần cải thiện đời sống Nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, rộng khắp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Khuyến khích phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp được tập trung trên cơ sở khai thác nguồn lực tại chỗ, tích cực tranh thủ các nguồn vốn huy động, nhất là việc đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp Đông Quế Sơn, thu hút đầu tư, cụm công nghiệp Quế Mỹ, Hương An, Đông Phú, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống nông thôn. Đến nay góp phần đưa tốc độ tăng trưởng Công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệpbình quân hằng năm đạt trên 23% toàn huyện phát triển trên 700 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt chỉ tiêu giao, thu phát sinh kinh tế tăng bình quân 15%/năm. Toàn huyện có trên 2.301 cơ sở dịch vụ, thương mại hoạt động có hiệu quả, các ngành bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng có tốc độ phát triển tốt; giá trị Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân hằng năm trên 14%. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng được xây dựng tại một số khu vực trung tâm, trọng điểm của các xã, thị trấn và huyện. Từ năm 2016 đến nay đã xây dựng và đưa vào sử dụng trên 52 công trình xây dựng cơ bản, trong đó có các công trình trọng điểm như: Công viên Văn hóa, Đền Liệt sĩ huyện, các tuyến đường nội thị và nhiều tuyến đường liên xã (ĐX), hồ thủy lợi Suối Tiên, có gần 200 km đường giao thông nông thôn, đường dân sinh được bê-tông hóa, 77,9 km đường huyện được thâm nhập nhựa và bê-tông xi-măng, tạo mạng lưới giao thông liên thông giữa các thôn, xã trên địa bàn huyện.