Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 55 - 59)

QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã nhân dân cấp xã

3.1.1. Giám sát của HĐND cấp xã phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các cơ quan nhà nước khác và toàn xã hội

Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giám sát của HĐND cần có sự phối hợp hài hòa giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khác nhằm tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo hoạt động giữa các cơ quan với nhau gây cản trở cho hoạt động bình thường của các cơ quan chịu sự giám sát. Hoạt động giám sát muốn đạt hiệu quả cao thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ về giám sát. Hiện nay hoạt động giám sát chưa có chế tài xử lý, vì vậy chất lượng giám sát vẫn còn thấp. Các đối tượng và chủ thể bị giám sát cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn như là động lực để phát triển về yêu cầu, vai trò của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật đang diễn ra tại các đơn vị bị giám sát chứ không phải tìm tòi bới móc mặt yếu kém. Trên cơ sở đó để xác định, nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động giám sát.

3.1.2. Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã phải mạng lại hiệu quả thực tế, đảm bảo lợi ích chung của đất nước

Việc xem xét báo cáo của TT HĐND, UBND cùng cấp không phải chỉ dừng lại ở việc nghe báo cáo, ý kiến chung chung xuôi chiều, mà cần phải bày tỏ quan điểm, rõ ràng chính đáng đối với những vấn đề không nhất trí hay nhất trí với những nội dung mà báo cáo đã nêu. Hiệu quả giám sát còn thể hiện ở việc HĐND phát hiện ra những quy định của chính sách pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành chưa sát đúng với thực tế để đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời. Do đó hoạt động giám sát các kỳ họp phải mang lại hiệu quả thiết thực. Pháp luật ban hành thể hiện ý chí và bảo vệ đa số quyền và lợi ích của đa số các tầng lớp Nhân dân trong xã hội. Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện nhằm theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công dân. Nếu phát hiện những sai phạm HĐND xã sẽ kiến nghị với các chủ thể chịu sự giám sát phải sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Sự tuân thủ nghiêm pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát chính là đảm bảo lợi ích của Nhân dân. Tuy nhiên việc đưa ra các kiến nghị sau giám sát không đồng nghĩa với việc điều chỉnh những giải pháp nào đó nhằm bảo vệ lợi ích cục bộ của địa phương. Tính thống nhất về chính sách được thể hiện ở việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối nhất quán từ trung ương đến địa phương. Chính vì thế, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã phải đảm bảo lợi ích chung của đất nước, lợi ích chung của địa phương phù hợp với lợi ích của quốc gia.

3.1.3. Giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải đảm bảo đưa ra các kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao vai trò quản lý của chính quyền cấp

Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, mặc dù các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách đã tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt, khoa học, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn vẫn bộc lộ những điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội mà cần thiết phải bổ sung cho kịp thời. Vì thế, chỉ có thể thông qua hoạt động giám sát thực tiễn, mới phát hiện ra những lỗ hổng, những mặt trái hay tính không khả thi, đồng bộ của chính sách. Yêu cầu đó đặt ra cho hoạt động giám sát của HĐND nhiều vấn đề cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch xác định mục tiêu giám sát, xây dựng đội ngũ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng phương pháp khoa học. Vì quá trình giám sát thực chất là quá trình kiểm nghiệm tính đúng đắn của chính sách, pháp luật được triển khai trên thực tế.

phương, tên cơ sở phân công, phân cấp, chính quyền địa phương nâng cao tính chủ động, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành, lãnh thổ theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý HĐND...[12, tr.133]. Từ đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy chính quyền địa phương nói riêng, trong đó cấp xã, phường dần tăng thêm thẩm quyền trách nhiệm cho chính quyền địa phương, đảm bảo cho việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Cơ sở là cấp cuối cùng của bốn cấp là nơi tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân, là nơi đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của Nhân dân, trong đó có HĐND xã. Chính vì thế, vai trò quản lý Nhà nước gắn việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo, xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã thật sự trong sạch vững mạnh là một yêu cầu tất yếu đặt ra.

Cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước vững mạnh, trong sạch, chuyên nghiệp, dân chủ, hiện đại, phục vụ doanh nghiệp và công dân là nhiệm vụ trung tâm đối với việc hoàn thiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Chính vì thế, quy trình cải cách hành chính diễn ra trên tất cả các quá trình quản lý, mà cải cách thủ tục hành chính là khâu đầu tiên làm giảm bớt các khâu trung gian nhằm làm cho cải cách các khâu khác được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt chi phí về của cải, con người và thời gian. Việc cải cách hành chính nhằm mục đích nâng cao chất lượng hệ thống các quy định hành chính không chỉ là nhiệm vụ của từng đơn vị, cơ quan mà cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là trách nhiệm của tất cả mọi người của toàn thể cán bộ công chức và người dân. Kiểm soát thủ tục hành chính nhằm để thực hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã cũng tất yếu nằm trong yêu cầu đó.

3.1.4. Giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải đưa ra được những kết luận xác đáng bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh của các đối tượng chịu sự giám sát, ổn định xã hội, duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước

phân cấp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện những chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ trong thực thi quyền lực nhà nước. Nhiệm vụ của những cơ quan này phải tuyệt đối chấp hành và tuân theo những quy định của Hiến pháp và pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Tuy nhiên do tác động và ảnh hưởng bởi những tổ chức, cá nhân có xu hướng lạm dụng quyền hạn, quy phạm những quy định của pháp luật vì cục bộ hay lợi ích cá nhân. Do đó, trong hoạt động quản lý Nhà nước đều phải có những quy định của pháp luật, đặt các cơ quan Nhà nước luôn nằm trong sự kiểm giám sát, kiểm tra của Nhà nước và của Nhân dân, nhằm chống lại những hành vi vi phạm Hiến pháp pháp luật, sự lạm dụng quyền lực của Nhà nước. Muốn vậy, kết quả hoạt động giám sát của HNND phải là cơ sở vững chắc, tạo tiền đề cho việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND. Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã không được gây cản trở đến hoạt động bình thường của các đối tượng chịu sự giám sát, đồng thời đảm bảo cho các cơ quan này vẫn giữ được tính độc lập và chủ động khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.

HĐND cấp xã là cơ quan tiếp xúc hằng ngày, hằng giờ với Nhân dân, liên quan trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng hợp pháp của Nhân dân, đồng thời cũng có thể xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân nếu như cơ quan này vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân có thể gây mất ổn định xã hội. Do đó yê cầu đặt ra là trong hoạt động giám sát của HĐND cấp xã phải thực hiện đảm bảo giám sát đúng đúng trình tự nội dung, thủ tục, mục đích, yêu cầu, quy định của Hiến pháp và Pháp luật, trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa chủ thể giám sát và chủ thể chịu sự giám sát một cách chặt chẽ mà không gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức chịu sự giám sát. Hoạt động giám sát của HĐND xã cần được tiến hành cùng với sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống cính trị ở cơ sở, bảo đảm sự đoàn kết, hợp tác vì mục tiêu chung, duy trì hoạt động bình thường của bộ máy Đảng, chính quyền cấp xã hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)