Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 25)

ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc chính là hoạt động đào tạo và bồi

dưỡng, phát triển về chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở (xã, thị trấn) để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở (xã, thị trấn). Cán bộ công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) được đào tạo, bồi dưỡng, qua đó họ sẽ biết tiếp thu và vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào công việc của mình, làm cho chất lượng công việc được nâng lên, mang lại hiệu quả chung cho tổ chức nói chung và cá nhân nói riêng.

1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở

Một là, Chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chứccấp cơ sở. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên, tạo nền móng và định hướng cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp cơ sở. Chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Thông qua các chính sách về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở, Đảng bộ và chính quyền địa phương sẽ xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng ngành, cơ quan trong hệ thống chính trị cấp cơ sở về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức. Từ đó chính quyền địa phương có thể xây dựng chiến lược, các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của từng ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Đồng thời chính quyền địa phương sẽ thực hiện kiểm soát, thẩm tra công tác đào tạo và bồi dưỡng,

chất lượng và nội dung của chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở.

Hai là, Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộcông chứccấp cơ sở. Nguồn tuyển dụng đầu vào là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở. Tuyển dụng được người học đúng ngành, chuyên ngành sẽ làm cho việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức cấp cơ sở sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn; việc đánh giá năng lực của cán bộ công chức cấp cơ sở cũng sát với thực tế hơn. Nếu đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở được tuyển dụng hoặc được điều chuyển không sát với yêu cầu công việc sẽ là một bất lợi cho tổ chức vì phải tiến hành đào tạo lại, đào tạo mới, mới có thể sử dụng được. Đồng thời nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức. Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở cũng tác động lớn đến nội dung chương trình, thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và số lượng cần phải đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở.

Ba là, Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở. Đây là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng đào tạo, đến sự phù hợp về kết quả đào tạo với yêu cầu sử dụng cán bộ công chức cấp cơ sở. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng cần phù hợp, sát với đòi hỏi của thực tiễn công việc, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và làm tổn phí các nguồn lực cho xã hội. Để có nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp đòi hỏi phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công việc và thực trạng của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở.

Bốn là, Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức là nơi thực hiện và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung các kiến thức về chuyên môn, trình độ lý luận, kỹ năng hoạt động công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở cần bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu của một trường/viện/ trung tâm đào tạo cán bộ công chức hiện đại như: có hội trường, có khuôn viên rộng rãi, các phòng học, ký túc xá; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng trang bị đầy đủ công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và năng lực giảng dạy; đội ngũ quản lý đào tạo chuyên nghiệp, năng động.

Năm là, Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên. Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở. Bởi vậy yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ giảng viên của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng là phải có trình độ chuyên môn, có kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và có kinh nghiệm công tác thực tế. Bởi trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở, giảng viên là người hướng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở nói riêng là cung cấp cho các cán bộ được đào tạo lượng kiến thức ở mức cần thiết nhưng phải rèn luyện cho họ kỹ năng đến mức có thể. Vì vậy, đội ngũ giảng viên phải là những người có kiến thức, kỹ năng và có kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn mà họ đảm nhận, như vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở mới thu được kết quả như mong đợi.

Sáu là, Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở. Việc chính quyền địa phương quản lý và sử dụng ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở phát triển mạnh mẽ. Nguồn ngân sách, kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng được sử dụng đúng quy định, đúng mục đích và đúng đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân cán bộ công chức cấp cơ sở. Ngược lại, nếu nguồn ngân sách, kinh phí sử dụng lãng phí, sai quy định, sai mục đích, không những vi phạm quy định của Nhà nước về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi thiết thực của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở về nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng và học tập.

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Hệ thống chính trị cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Đây là cầu nối trực tiếp của Đảng và chính quyền nhà nước với nhân dân. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo chức năng quyền hạn được phân cấp nhằm đảm bảo cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện sâu rộng trong đời sống quần chúng nhân dân.

Đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở, ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo và quản lý sự phát triển toàn diện về các mặt, các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch. Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch chính là nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn nói riêng và bộ máy chính quyền của huyện Lập Thạch nói chung.

Quá trình phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở bị tác động bởi nhiều nhân tố. trong chương 1 tác giả đã chọn lựa và nêu ra sáu nhân tố chính tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở như: Chính sách đào tạo và bồi dưỡng ; Nguồn và chất lượng đầu vào ; Nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên; Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ

Ở HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Lập Thạch là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 20 km. Với tọa độ địa lý: 21010’- 21030’ vĩ độ Bắc, 105030’- 105045’ kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2016 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã [57].

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Vào mùa hè, trên địa bàn huyện thường diễn ra những cơn mưa với lượng mưa lớn gây úng lụt ở những vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn như Tam Đảo, sông Đáy trút vào các cánh đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả những con đường liên huyện, liên xã làm cô lập một số cụm dân cư tại một số xã. Vào mùa đông, huyện có khí hậu khô hanh thậm chí gây khô hạn tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

Các tài nguyên thiên nhiên chính

- Nhóm đất phù sa ven Lập Thạch, Sông Phó Đáy chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện.

- Đất đồi núi chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện.

* Tài nguyên nước + Tài nguyên nước mặt

Huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ở phía Nam và phía Đông ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng hàng năm khá lớn. Bên cạnh đó, huyện còn có các hệ thống ao hồ phục vụ cho hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, lượng nước trên các hệ thống ao hồ này chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa còn mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy của huyện.

+ Tài nguyên nước ngầm.

Theo đánh giá của các chuyên gia và qua những cuộc điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện khá hạn chế, có trữ lượng không lớn và sâu, đồng thời hàm lượng ion canxi và oxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn, bởi vậy việc khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm của huyện gặp nhiều khó khăn.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2016 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 4.270,11 ha, chiếm 24,66% tổng diện tích tự nhiên [57].

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, trong những năm qua, huyện Lập Thạch

phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đặc biệt, người dân trên toàn huyện luôn tích cực hưởng ứng tham gia, kết hợp việc trồng rừng với việc phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển, đời sống vật chất của những người dân trồng rừng cũng ngày càng được cải thiện.

Về động vật: Rừng tự nhiên của huyện đã bị khai thác nhiều và chủ yếu diện tích rừng của huyện hiện nay là diện tích rừng trồng nên số lượng và sự đa dạng về loài của động vật rừng của huyện còn lại không nhiều; gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loại thú không nhiều.

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: hiện nay trên địa bàn huyện Lập Thạch có trữ lượng lớn than bùn ở xã Văn Quán, huyện đã khai thác làm phân bón và chất đốt trong phát triển công nghiệp khai khoáng.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm: vàng, đồng, sắt , thiếc đã được phát hiện trên địa bàn.

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên chất lượng cát sỏi này không tốt như ở lòng sông do bị lẫn sét, bột nên chưa được tiến hành khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn. *Tài nguyên nhân văn

Huyện Lập Thạch là vùng đất cổ kính lâu đời nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, đây là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Lập Thạch có tên từ thế kỷ XIII, nơi đây

làm rạng danh đất nước và phong phú thêm cho lịch sử phát triển của của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ dân tộc ta chống ngoại xâm, ách thực dân đế quốc đô hộ và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân địa bàn qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được tái hiện lại.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lập Thạch có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đình, chùa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có

48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh [57].

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện về kinh tế

Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, là một huyện đi lên từ nông nghiệp. Trong những năm qua, lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập trung vào những ngành nghề như: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Nhìn chung nền kinh tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông, thuần nông, chậm phát triển, năng suất hiệu quả còn thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm.

Những năm gần đây, Chính phủ quan tâm đã đầu tư cho huyện nhiều chương trình, dự án, song do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên những mục tiêu lớn chỉ đạt ở kết quả nhất định, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê của năm 2016, trong tổng giá trị sản phẩm là 665.949 triệu đồng thì sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 283.767 triệu đồng chiếm tới 42,61% .Trong khi đó tổng sản phẩm công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 25)