Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống chính trị cấp cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 40 - 49)

trị cấp cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Về số lượng

Theo số liệu thu thập của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch thì tính đến 12/2016 cả huyện có 419 cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã trong tổng số 18 xã và 02 thị trấn trong đó nhiều nhất là công chức ở lĩnh vực văn hoá – xã hội [Bảng 2.2].

hành chính là “tinh giản biên chế” đã tiến hành thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP của Chính phủ : Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp [8], tuy nhiên khi tiến hành thì mang tính chiếu lệ, từ năm 2006 - 2016 cả huyện chỉ có 42 công chức về hưu trước thời hạn do yêu cầu tinh giản biên chế của cải cách hành chính, nghịch lý là tinh giản biên chế nhưng số lượng công chức hàng năm tăng lên so với số công chức về hưu trong khi tốc độ gia tăng dân số và đầu việc tăng không nhiều. Như vậy định biên số lượng và bố trí nguồn công chức theo ngành nghề là chưa đáp ứng yêu cầu của tinh thần cải cách hành chính. Tuy nhiên 2 năm gần đây đã có dấu hiệu tích cực. Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giảm số lượng tăng chất lượng công chức trong bộ máy hành chính cấp xã của huyện cần tiếp tục rà soát và có kế hoạch tuyển dụng, cơ cấu lại công chức một cách hợp lý.

Về cơ cấu

Cơ cấu theo giới tính:

Theo số liệu báo cáo của Phòng Nội vụ, công chức hành chính tại thời điểm tháng 12 năm 2016 của Phòng Nội vụ huyện có tổng số cán bộ công chức cấp xã là 419 người, trong đó nam có 348 người chiếm 83,05% (trong đó: Cán bộ chuyên trách 200; Công chức 13); Nữ có 69 người chiếm 16,95%, (trong đó: Cán bộ chuyên trách 13; Công chức 56). Trong khi tỷ lệ nữ trong dân cư chiếm 51,02% thì tỷ lệ nữ trong đội ngũ công chức chỉ chiếm 16,95% [57]. Điều này chưa phù hợp với yêu cầu về đổi mới công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nội dung thứ 3 của cải cách hành chính “Xác định cơ cấu cán bộ, công chức với tỷ lệ hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành

chính nhà nước ở Trung ương và ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức”. Do vậy, cần có biện pháp để tuyển dụng, sử dụng số lao động nữ vào các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa Nam và Nữ phù hợp với nhu cầu công việc.

Cơ cấu theo độ tuổi:

Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lập Thạch TT Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 64 15,27% 2 Từ 31 – 45 tuổi 117 27,92% 3 Từ 46 – 60 tuổi tuổi 236 56,32% 4 Trên 60 tuổi 2 0,49% Tổng 419

(Nguồn: Số liệu năm 2016 của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch) Nhìn chung cơ cấu ở 4 nhóm tuổi trên thể hiện công chức của huyện

mặt bằng chung là già, độ tuổi trung bình của công chức cao (khoảng 45-50) thể hiện công chức có thâm niên, kinh nghiệm nghề nghiệp dày dạn, đây là một tiêu chí tương đối quan trọng đánh giá chất lượng công chức. Tuy nhiên điều đó cũng có mặt hạn chế nhất định, tuổi trung bình của công chức cao trong khi đội ngũ công chức có tuổi đời trẻ lại ít là chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ công chức. Số người trên 46 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao 56,32% trong khi đó công chức trẻ đội ngũ có điều kiện tiếp cận tri thức mới phục vụ công tác quản lý nhà nước thời kỳ mở cửa hội nhập, cải cách hành chính lại còn quá thấp 15,27%. Nhiều học giả đã nhận định việc già hóa cán bộ công chức sẽ làm giảm đi tính năng động của nền hành chính. Đặc

chức trong nội dung “Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” của chương trình cải cách hành chính là không phù hợp vì vậy trong tương lai công tác xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ công chức cấp xã huyện Lập Thạch cần phải xem xét đến vấn đề này.

Cơ cấu dân tộc:

Số lượng công chức là người Dân tộc ít người (Sán Dìu, Cao Lan) là 4 người chiếm 0,95%, trong đó: Cán bộ chuyên trách: 02 (Bắc Bình: Chủ tịch MTTQ và Chủ tịch Hội Nông dân) và công chức: 02 (Văn phòng - thống kê của Ngọc Mỹ và Tài chính - kế toán của Quang Sơn) [57] điều này chưa phù hợp với yêu cầu của nội dung cải cách hành chính, huyện cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số học tập thi cử tham gia vào quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ công chức hành chính nói riêng, đảm bảo các nhóm dân cư các giai tầng trong cộng đồng dân cư đều có quyền được đại diện tham gia vào đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cả về cơ cấu và tính bình đẳng dân chủ trong cải cách hành chính về nhân sự, cán bộ công chức.

Về trình độ học vấn

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện đạt chuẩn (tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi). Điều này hoàn toàn hợp lý vì đối với công chức là những người làm việc trong những lĩnh vực cụ thể của xã, đa phần để có được trình độ chuyên môn thì cũng phải có được trình độ học vấn cao, đạt từ mức tiêu chuẩn trở lên, bên cạnh đó đội ngũ này khi tham gia vào công tác tại các cơ quan, đoàn thể nhà nước đều phải thi tuyển hoặc xét tuyển nên đã sàng lọc được những người có trình độ và khả năng. Còn đối với cán bộ chuyên trách thì có được các chức danh là do dân bầu cử, tín nhiệm và được điều động từ địa phương khác về vì vậy có thể còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá trình độ và năng lực của mỗi

người.

Cán bộ công chức cấp xã ở huyện Lập Thạch có sự thay đổi về trình độ học vấn là do đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện đã từng bước được chuẩn hóa. Hàng năm những cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa tại các trung tâm giáo dục. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức không đạt chuẩn được cho nghỉ chế độ hoặc nghỉ hưu và thay thế bởi đội ngũ học sinh, sinh viên mới ra trường đã thi tuyển đỗ công chức cấp xã vào năm 2016.

Số cán bộ chuyên trách làm việc tại UBND và HĐND của các xã thuộc huyện đạt chuẩn tăng qua dần qua các năm: trình độ THPT năm 2010 là 89,72% đến năm 2016 là 93,43%; trình độ THCS giảm dần từ 10,28% năm 2010 còn 6,57% năm 2016 [Bảng 2.4]. Đây lại là đội ngũ lãnh đạo của xã, là những người đứng đầu có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các xã. Do vậy trong thời gian tới huyện cần có giải pháp để tiếp tục nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ này.

Đội ngũ công chức cấp xã có trình độ văn hóa cao hơn so với đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, cụ thể:

Năm 2010, trình độ THCS của đội ngũ công chức có 4,79%; THPT có 95,21% thì đến năm 2016 trình độ THCS giảm còn 3,4%; THPT tăng lên 96,6%. [Bảng 2.4]

Như vậy đa số đội ngũ công chức chính quyền cấp xã của huyện đạt chuẩn (tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi). Điều này hoàn toàn hợp lý vì đối với công chức là những người làm việc trong những lĩnh vực cụ thể của xã, đa phần để có được trình độ chuyên môn thì cũng phải có được trình độ học vấn cao, đạt từ mức tiêu chuẩn trở lên, bên cạnh đó đội

nhà nước đều phải thi tuyển hoặc xét tuyển nên đã sàng lọc được những người có trình độ và khả năng. Còn đối với cán bộ chuyên trách thì có được các chức danh là do dân bầu cử, tín nhiệm và được điều động từ địa phương khác về vì vậy có thể còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá trình độ và năng lực của mỗi người.

Trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Lập Thạch ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn theo Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 ban hành Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn [2], [5]. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện Lập Thạch được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, truyền tải và vận dụng linh hoạt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương. Bởi vậy, trình độ học vấn là gốc rễ, là nền tảng, là tiền đề cho đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ, chương trình khác.

Về trình độ chuyên môn

Nhìn một cách tổng quan trong những năm qua, nhờ chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, nhiều loại hình đào tạo mới được mở ra, số người dự tuyển vào công chức có trình độ đào tạo cao ngày càng nhiều , công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn và bản thân công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn trong đội ngũ công chức ngày một tăng.

Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã của huyện có xu hướng tăng dần số lượng những người có trình độ trung cấp, cao đẳng và

đại học, trên đại học. Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch: năm 2010 là 85,56% và tăng lên 91,17% vào năm 2016. Giảm dần số lượng những người chưa qua đào tạo và sơ cấp từ 14,44% năm 2010 xuống còn 8,83% năm 2016 [Bảng 2.5].Đây là xu hướng tích cực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã từ đó phát triển kinh tế xã hội chung trong toàn huyện.

Bên cạnh đó, cán bộ chuyên trách cấp xã chưa được đào tạo về chuyên môn giảm dần qua các năm. Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch từ năm 2010 đến năm 2016: Năm 2010 chưa qua đào tạo 20/214 người chiếm 9,35%; năm 2013 chưa qua đào tạo 9/212 người chiếm 4,25% và đến 2016 không có người nào là chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó số lượng cán bộ chuyên trách có vai trò chủ chốt qua đào tạo tăng dần qua các năm, cụ thể như sau:

+ Bí thư Đảng uỷ: năm 2010 trung cấp 6 người (2,8%), cao đẳng - đại học 14 người (6,54%); năm 2013 trung cấp 9 người (4,21%), cao đẳng

- đại học 9 người (4,21%) và đến năm 2016 trung cấp 8 người (3,76%), cao đẳng – đại học 11 người (5,16%).

+ Phó Bí thư Đảng uỷ: năm 2010 trung cấp 12 người (5,61%), cao đẳng - đại học 8 người (7,34%), đến năm 2013 trung cấp 15 người (7,08%), cao đẳng - đại học 4 người (1,89%); năm 2016 trung cấp 15 người (7,04%), cao đẳng - đại học 5 người (2,35%).

+ Chủ tịch UBND: năm 2010 trung cấp 7 người (3,27%), cao đẳng - đại học 12 người (5,61%), đến năm 2013 trung cấp 8 người (3,77%), cao đẳng - đại học 11 người (5,2%); năm 2016 trung cấp 8 người (3,76%), cao đẳng - đại học 11 người (5,16%).

cao đẳng - đại học 9 người (4,25%); năm 2016 trung cấp 22 người (10,33%), cao đẳng - đại học 11 người (5,16%).

Trình độ chuyên môn được đào tạo chủ yếu của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là trung cấp, trình độ đại học - trên đại học còn ở tỷ lệ thấp. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là: tài chính - kế toán, kinh tế, kiểm lâm, sư phạm... Cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu ở thị trấn Lập Thạch, thị trấn Hoa Sơn chủ yếu là từ nguồn cán bộ nghỉ hưu, cán bộ luân chuyển và tuyển mới sinh viên tốt nghiệp đại học trong đợt thi công chức năm 2016.

Số lượng người được đào tạo về chuyên môn ở mức sơ cấp chiếm tỷ lệ không cao, chủ yếu tập chung vào các chức danh như Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội Phụ nữ, chủ tịch hội Nông dân ...và cho tới năm 2016 tỷ lệ này giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng một phần đến năng lực điều hành, thực thi công vụ của cán bộ chính quyền cấp xã. Do vậy trong thời gian tới huyện Lập Thạch cần phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này hoặc có những chế độ, chính sách phù hợp để giải quyết đội ngũ cán bộ chưa đạt chuẩ n này.

Các chức danh công chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch đa số đã được đào tạo về chuyên môn và chiếm tỷ lệ cao. Trong đó các chức danh công chức như: Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Tài chính - kế toán....100% được đào tạo về trình độ trung cấp trở lên.

Công chức chưa được đào tạo về chuyên môn có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chính là do huyện đã quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyển dụng công chức cấp xã. Bên cạnh đó đội ngũ công chức cấp xã đã ý thức được tầm quan trọng của trình độ chuyên môn nên đã tích cực học tập nâng cao trình độ

của bản thân.

Về trình độ lý luận chính trị

So với trình độ chuyên môn thì cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị có được nâng lên nhưng có tỉ lệ thấp hơn, cụ thể:

Những người chưa được đào tạo về lý luận chính trị có xu hướng tăng dần qua các năm, tăng từ 8,6% năm 2010 tăng lên 20,76% năm 2016 [Bảng 2.7], điều này là do trong giai đoạn 2010 - 2016 UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thi tuyển công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh, đối với đội ngũ trẻ khi trúng tuyển hầu hết là các cán bộ trẻ vừa mới tốt nghiệp ra trường nên tỷ lệ chưa được đào tạo về lý luận chính trị khá cao.

Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Lập Thạch giai đoạn 2010 - 2016 có trình độ lý luận chính trị chủ yếu ở mức sơ cấp, trung cấp. Trong khi đó số lượng người ở trình độ cao cấp về lý luận chính trị lại rất ít, mà gia tăng qua các năm cũng không đáng kể. Có hiện tượng này xảy ra vì trong những năm gần đây quy mô của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tăng mạnh, trong khi đó công tác đào tạo về lý luận chính trị thì chưa có nhiều bước tiến mới, nên việc gia tăng số lượng người có trình độ sơ cấp là dễ hiểu. Để đội ngũ cán bộ, công ch ức cấp xã có tư tưởng chính trị vững vàng, đi theo đúng đường lối của Đảng cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị bằng cách thường xuyên cho cán bộ đi bồi dưỡng và học tập về chính trị.

Về trình độ quản lý nhà nước

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước có tỷ lệ rất thấp, theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch: tỷ lệ năm 2010 là 12,5% đến năm 2016 là 5,49%. Trong

nước có xu hướng tăng dần ở mức cao: năm 2010 là 87,5% đến năm 2016 là 94,51%.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ quản lý nhà nước giảm từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 40 - 49)