Cơ sở đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 56 - 73)

hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24-1-2018 của Chính phủ

về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Kế hoạch 833/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ triển khai Nghị quyết 08 của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị. Hiện nay, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch là Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện. Ngoài ra, có trường Chính trị tỉnh và 4 đơn vị trường Trung cấp

phạm, Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được phép liên kết với các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện theo quy định, mở lớp liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, cao học cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn. Trong đó, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lập Thạch đều được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng công tác giảng dạy, phục vụ người học. Đồng thời, thực hiện tốt các chương trình bồi dưỡng theo phân cấp; biên soạn chương trình, tài liệu theo thẩm quyền được giao…Tuy nhiên thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của huyện Lập Thạch nói riêng còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động của đơn vị.

Đối với Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng thuộc thẩm quyền theo phân cấp chưa nhiều. Cơ sở vật chất của nhà trường đã xuống cấp. Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Lập Thạch, còn nhiều bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện, bất cập trong chế độ tiền phụ cấp. Điều này bắt nguồn từ việc: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện về chức năng, nhiệm vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy, tổng biên chế của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện nằm trong tổng biên chế của Huyện ủy. Về tư cách pháp nhân, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện lại thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện. Các mẫu giấy chứng nhận các lớp bồi dưỡng của Trung tâm còn bất cập về thể thức văn bản của Đảng và Nhà nước do đó thực trạng chồng chéo về cơ quan chủ thể quản lý này rất khó khăn cho hoạt động chung của đơn vị. Cơ sở vật chất đầu tư cho Trung tâm bồi dưỡng còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi

dưỡng. không được giao chỉ tiêu và kinh phí hàng năm để hợp đồng bảo vệ, phục vụ.

2.3.5. Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn

Đội ngũ giảng viên đào tạo tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng với chức năng tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính; hướng dẫn đội ngũ cán bộ công chức cấp xã truyền tải các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách đúng đắn dễ hiểu tới quần chúng nhân dân; kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời đội ngũ giảng viên đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức còn có nhiệm vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở. Giảng viên Trường Chính trị tỉnh và Giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng. Sự đóng góp trí tuệ của đội ngũ giảng viên đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trong việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia vào các tổ chức, mở các khóa đào tạo huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, tham gia vào các diễn đàn của trí thức góp phần quan trọng vào việc xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng ngày càng phát triển, mà thiết thực nhất, cụ thể nhất là việc đào tạo, cán bộ công chức cấp cơ sở (xã, thị trấn). Sản phẩm đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, trung tâm và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng

là các cán bộ, công chức lãnh đạo, cán bộ quản lý. Do vậy sự ảnh hưởng, tác động đến xã hội, đến đời sống quần chúng nhân dân ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lập Thạch nói riêng còn trẻ, năng lực còn nhiều hạn chế, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp giảng dạy. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên kiêm chức ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tuy có chú trọng xây dựng, phát triển và tăng cường cả về số lượng và chất lượng song chưa được tạo điều kiện bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, rèn luyện thực tiễn.

2.3.6. Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn

Căn cứ khoản 5 Điều 8 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện theo Nghị quyết số: 38/2018/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh, Ban thường vụ huyện ủy huyện Lập Thạch đã tích cực thực hiện nghiêm túc, phân bổ ngân sách của huyện tập trung nhiều cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn. Mặc dù điều kiện ngân sách của huyện Lập Thạch còn hạn hẹp, nhưng hằng năm huyện vẫn bảo đảm các điều kiện kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng và tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn. Mặc dù các nguồn lực và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo cán bộ công chức cấp xã, thị trấn có bước cải thiện đáng kể. Tuy

nhiên, định mức kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn thấp. Chế độ, chính sách đãi ngộ về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Lập Thạch trong thời gian qua chưa thực sự thiết thực và hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức của huyện nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn nói riêng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Lập Thạch là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện cũng có tác động tới công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn của huyện, đồng thời quy định một số đặc điểm riêng biệt của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở huyện Lập Thạch. Ở chương 2 này, tác giả đã phân tích và làm rõ những đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn của huyện Lập Thạch bao gồm về: số lượng, cơ cấu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước. Từ đó nhìn ra được những ưu điểm và hạn chế trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn ở huyện. Tác giả cũng đã trình bày và phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua ban thường vụ huyện ủy huyện Lập Thạch đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nhằm thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch, tác giả nhận thấy công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được những hạn chế này, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ở chương 3.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ

HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY

Căn cứ vào đặc điểm đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tác giả xin được đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới.

3.1. Chính sách đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, thị trấn

Chế độ chính sách đào tạo cán bộ nói chung là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc và các quy định thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, những quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ khi tham gia đào tạo bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh khách quan và những mục tiêu của Đảng, Nhà nước trong mỗi thời kỳ lịch sử. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, cũng có thể gây ra trở ngại, thậm chí là rủi ro cho những cơ sở đào tạo. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở được thực hiện một cách suôn sẻ. Các chính sách ưu tiên động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên giảng dạy và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tham gia đào tạo bồi dưỡng sẽ thúc đẩy

dưỡng, thúc đẩy cán bộ công chức cấp cơ sở tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn được chỉ thị từ trung ương và tỉnh Vĩnh Phúc, Ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch nên tích cực chủ động căn cứ vào nhu cầu đào tạo bồi dưỡng thực tế của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở huyện để đề ra các chính sách đào tạo bồi dưỡng phù hợp, bám sát nhu cầu thực tiễn.

Để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng thực tế của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn Đảng bộ, Ban thường vụ huyện ủy huyện Lập Thạch cần phải xác định được yêu cầu về số lượng và kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí công việc của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn. Về thực chất, đây là những đòi hỏi về chất lượng và số lượng cũng như cơ cấu nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển của mỗi xã, thị trấn cũng như của cả huyện. Cần thiết phải tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá cụ thể, làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn hiện có, từ đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng cần bổ sung trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Nếu xác định chuẩn nhu cầu đào tạo bồi dưỡng sẽ tác động tích cực đến quá trình đề ra các chính sách, lập kế hoạch và thực hiện đào tạo có kết quả, chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn. Ngược lại, sẽ không tạo ra đủ nguồn lực chất lượng cần thiết, hoặc không phù hợp về cơ cấu, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, lãng phí nguồn lực xã hội. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chính là cơ sở cho việc xác định, đề ra các chính sách, quy mô, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn một cách đúng đắn.

nên có sự điều chỉnh linh hoạt đối với các đối tượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn tham gia đào tạo (đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, đội ngũ cán bộ công chức không chuyên trách). Đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, đây là đội ngũ cán bộ chuyên trách được tuyển dụng thông qua thi tuyển, có chất lượng nguồn, đầu vào tốt, trình độ văn hóa chuyên môn từ mức khá trở lên, có tinh thần trách nhiệm cao, bởi vậy trong quá trình đào tạo bồi dưỡng khả năng học tập tiếp thu của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn này sẽ tốt và nghiêm túc. Đối với đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã như: chủ tịch MTTQ, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội người cao tuổi, chủ tịch Hội Phụ nữ, chủ tịch Hội nông dân tập thể, Bí thư Đoàn Thanh niên, Bí thư thôn, trưởng thôn,… đây hầu hết là những cán bộ có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn không cao hoặc chỉ ở mức bình thường, hơn nữa do đây là những cán bộ không chuyên trách, họ sẽ bị chi phối bởi rất nhiều việc khác trong cuộc sống thường ngày dẫn tới khả năng tập trung, nghiêm túc học tập của họ không cao. Ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch cần lưu ý với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn trong việc sắp xếp nội dung đào tạo, các khóa, các lớp đào tạo bồi dưỡng phù hợp đối với các cán bộ công chức chuyên trách và các cán bộ không chuyên trách này.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn, ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch cần có sự chỉ đạo sát sao và có sự nhất quán đối với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn (Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện lập Thạch, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện khác trên địa bàn tỉnh,…).

3.2. Nâng cao chất lƣợng đầu vào, tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn

Để nâng cao chất lượng đầu vào, tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn, ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch cần thực hiện công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 56 - 73)