Trình độ kỹ năng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 73)

Ban thường vụ huyện ủy phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tổ chức sắp xếp, luân chuyển cán bộ, giảng viên phù hợp với chuyên môn, năng lực, biên chế theo quy định. Ưu tiên nguồn lực cho phát triển đội ngũ quản lý, giảng viên. Quan tâm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chọn cử giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng đánh giá, phân loại giảng viên; giao nhiệm vụ cho các khoa, phòng trong quản lý, phát triển đội ngũ; tạo cơ chế, môi trường tốt cho giảng viên thâm nhập thực tiễn, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Bên cạnh đó, chủ động mời các nhà khoa học, các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, các địa phương trao đổi, báo cáo các chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, cập nhật kiến thức cho cán bộ, giảng viên của cơ sở đào tạo bồi dưỡng.

Trong ngành giáo dục nói chung, giảng viên là những người được đào tạo bài bản, có học vị cao và chuyên nghiệp. Nhưng trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn thì không hẳn đã là như vậy. Giảng viên trong bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn là người hướng dẫn cho học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn nói riêng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết và rèn tập kỹ năng đến mức có thể. Như vậy, giảng viên phải là những người có kiến thức, kỹ năng, đối với lĩnh vực mình giảng dạy phải tốt, sâu rộng và thành thạo. Giảng viên giảng dạy

trong các khóa học đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải là những người từng làm công tác tổ chức cán bộ, có nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, hoặc có kinh nghiệm tổ chức quản lý các khóa học của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ban thường vụ huyện Lập Thạch và các cơ sở trung tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cần có quy chế về việc tổ chức, sử dụng và bồi dưỡng quan tâm thường xuyên đối với các giảng viên kiêm chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

Đội ngũ giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn huyện Lập Thạch phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn đồng thời có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng đối tượng học viên tham gia vào các khóa đào tạo bồi dưỡng. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn theo yêu cầu của từng vị trí công tác cụ thể của các học viên. Ban thường vụ huyện Lập Thạch và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho đội ngũ giảng viên theo Đề án về việc đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại các cơ sở khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ hội cọ xát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện. Bên cạnh đó, huyện Lập Thạch cần bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần thiết đối với đội ngũ giảng viên và các giảng viên kiêm chức.

đối với đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn (chế độ phong học hàm, danh hiệu nhà giáo, chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác).

3.6. Ngân sách đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành gồm kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo khác) các nội dung: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong huyện được giao chủ trì tổ chức các khóa bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ.

Bên cạnh nguồn ngân sách từ cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức cấp xã, ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch nên chủ động thiết lập những nguồn ngân sách riêng cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, có quy định, cơ chế rõ ràng về mức kinh phí thù lao đối với đối tượng giảng viên giảng dạy; mức kinh phí trợ cấp đối với đối tượng cán bộ công chức cấp xã tham gia đào tạo bồi dưỡng.

Tuy nhiên, để tránh trường hợp lãng phí, đầu tư ngân sách nhiều nhưng kết quả thu lại không cao và xảy ra tình trạng đi học chỉ để nhận kinh phí hỗ trợ. Đối với mỗi đợt đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn, Ban thường vụ huyện ủy nên rà soát danh sách những cán bộ công chức cấp xã để chọn lựa những cán bộ xứng đáng và cần thiết tham gia đào tạo bồi dưỡng. Đồng thời, kinh phí đào tạo bồi dưỡng không thể chỉ từ một phía từ nhà nước, tỉnh ủy, huyện ủy mà nên có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, nguồn ngân sách cho đào tạo bồi dưỡng sẽ tăng lên, thái độ học tập của các cán bộ công chức cấp xã cũng tích cực hơn.

Để tiết kiệm, giảm kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công chức cấp xã và học viên ở xã, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn về thời gian, tài chính cần mở rộng các hình thức đào tạo bồi dưỡng hiện đại như: đào tạo từ xa, vừa học vừa làm tại nơi làm việc, hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo theo tín chỉ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc là một việc làm hết sức cấp thiết và mang tầm ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng quê hương Lập Thạch anh hùng ngày càng giàu đẹp, phát triển. Trong chương 3 này, căn cứ vào những nhân tố tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, căn cứ vào thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Lập Thạch, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Lập Thạch. Đó là những giải pháp về: chính sách đào tạo và bồi dưỡng, nguồn và chất lượng đầu vào, nội dung chương trình phương pháp đào tạo, cơ sở đào tạo, trình độ kỹ năng của đội ngũ giảng viên, ngân sách đào tạo và bồi dưỡng. Có thể tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp cùng với sự đoàn kết nỗ lực, chủ động, sáng tạo đổi mới tư duy và cách thức hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Lập Thạch nói riêng, đội ngũ cán bộ công chức viên chức UBND huyện Lập Thạch nói chung sẽ đưa huyện Lập Thạch đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước trong đó vai trò quyết định thuộc về yếu tố con người, thuộc về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Thực tế những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo càng chứng minh sâu sắc vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, thị trấn.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, trong phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư; trong đảm bảo kỷ cương, và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Nhưng thực trạng của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lập Thạch nói riêng hiện nay là chưa ngang tầm với đòi hỏi: Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập về cơ cấu và độ tuổi, một số cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là yếu kém. Trước yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Mặc dù, huyện Lập Thạch đã có chính sách nhằm phát

xã xong những chính sách đó chưa đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, trong thời gian tới, các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nêu trong luận văn nhằm xây dựng cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực tốt, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đảm bảo hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở góp phần làm cho huyện phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đuổi kịp các huyện đồng bằng và hướng tới vươn lên giàu mạnh.

Tác giả Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Lập Thạch, rút ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Tác giả hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ được các cấp, các ngành, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tác giả mong nhận được ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và sớm được áp dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lập Thạch. Tác giả rất mong sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của hội đồng, các thầy cô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Chí Bảo (2001), “Một số vấn đề xử lý nạn quan liêu, tham nhũng như một tình huống chính trị”, Tạp chí Lý luận chính trịsố2/2001.

2. Bộ nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn.

3. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, ngày 14/05/2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

4. Bộ nội vụ (2004), Thông tư số 03/2004/TT-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn.

5. Bộ nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn

6. Bộ nội vụ (2011), Hướng dẫn số 2788/HD-BNV, ngày 29/07/2011 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

7. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 36/2018/TT-BTC, ngày 30/03/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức. 8. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

9. Lê Đình Chếch (1994), “Về nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Hải Hưng”.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

11. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn

12. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/09/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

13. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 08/NQ-CP, ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

14. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), “Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 73)