Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 49)

huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa IX (Nghị quyết số 17-NQ/TW) đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản trong công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước là: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở có năng lực tổ chức và vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở… [70]. Chính quan điểm, chủ trương này của Trung ương Đảng đã đặt cơ sở cho việc xác định lại các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các địa phương trong cả nước.

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa IX, các cơ quan nhà nước đã ban hành các văn bản để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn như: Pháp lệnh Cán bộ, công chức (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003); Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10- 10-2003 của Chính phủ về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16-01-2004 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14-5-2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP; Quyết định số 106/2007/QĐ-TTCP ngày 13- 7-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010); Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05-12-2011 của Chính phủ về công chức cấp xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày 29-7-2011 của Bộ Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức trách, tiêu chuẩn cụ

thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn... Những văn bản trên chính là cơ sở pháp lý quan trọng để ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã , thị trấn.

Luật Cán bộ công chức (năm 2008) đã dành riêng một chương quy định về cán bộ, công chức cấp xã, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn theo đúng tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa IX. Trong những năm qua, Đảng bộ, BTV huyện ủy huyện Lập Thạch đã có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở [61].

2.3.1 Chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn

Thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 và Nghị quyết số 33/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ công chức viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến 2020; Nghị quyết số 100/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 và bãi bỏ Nghị quyết số 33/2008/NQ- HĐND ngày 15/12/2008 của HĐND tỉnh, huyện Lập Thạch đã triển khai được nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn của huyện đã có những chuyển biến đáng kể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng giải quyết công việc, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực chính trị, hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan đơn vị, cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

Đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn của huyện cơ bản ổn định, đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Đến nay, cơ bản đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn của huyện đã đạt chuẩn theo quy định; tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ, các kỹ năng nghiệp vụ, giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn được cải thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn của huyện đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu do Nghị quyết 06-NQ/TU đề ra, cụ thể: 100% các bộ lãnh đạo, quản lý công chức, viên chức đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định (đạt chỉ tiêu đề ra); Số cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn của huyện có bằng đại học và tương đương vượt 200% so với chỉ tiêu năm 2006 và vượt trên 35% so với chỉ tiêu đề ra cho năm 2016. Có 98,3% cán bộ công chức viên chức cấp xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 98,2% cán bộ đạt chuẩn, 97,9% công chức đạt chuẩn (vượt so với chỉ tiêu do Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ đề ra đến năm 2015: 80% công chức cấp xã vùng đồng bằng và 60% miền núi, dân tộc đạt chuẩn theo chức danh) [57].

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được đẩy mạnh, trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ học vấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành, đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng lý luận chính trị... cho cán bộ, công chức cấp xã, góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch công chức, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đồng thời huyện đã thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ không chuyên trách cấp xã đi đào tạo đại học ở những lĩnh vực huyện cần và thu hút, ưu đãi những người có trình độ cao về huyện công tác. UBND huyện từng bước mở rộng và nâng cao

tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã với các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.2. Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn

Để nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn Ban thường vụ huyện ủy đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đãi ngộ trong tuyển dụng, đào tạo. Việc sử dụng đội ngũ cũng có nhiều chuyển biến với việc tạo môi trường làm việc thuận lợi kết hợp thường xuyên luân chuyển vị trí công tác; chú trọng chất lượng đầu vào, đồng thời, cũng kết hợp hài hòa giải quyết “đầu ra” cho những cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất. Theo đó, huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến trách nhiệm thực thi công vụ; quyền hạn, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, Đảng bộ, BTV huyện ủy huyện Lập Thạch đã và đang thực hiện nghiêm túc Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức (2008) trong tuyển dụng công chức, viên chức cán bộ cấp xã; trước mắt, tập trung tuyển dụng công chức, viên chức cán bộ cấp xã đảm bảo theo chỉ tiêu biên chế, có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, sở trường phù hợp với vị trí việc làm; coi trọng chất lượng tuyển dụng đầu vào, theo hướng phải đạt chuẩn và vượt chuẩn. Đồng thời, chú trọng việc tiếp nhận sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy để tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho xã, thị trấn. Như vậy đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã chuyên trách được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển chọn lọc nên có chất lượng nguồn, đầu vào khá cao. Tuy nhiên chất lượng nguồn, đầu vào của đội ngũ cán bộ không chuyên trách như: chủ tịch MTTQ, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội người cao tuổi, chủ tịch Hội Phụ nữ, chủ tịch Hội nông dân tập thể,

Bí thư Đoàn Thanh niên, Bí thư thôn, trưởng thôn,… còn thấp. Đây là những cán bộ không chuyên trách có trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị không cao, chủ yếu được tuyển dụng thông qua sự tín nhiệm của nhân dân, của làng, xóm; cũng vì là cán bộ không chuyên trách nên bên cạnh việc phụ trách công việc của mình, những cán bộ này còn bị chi phối bởi nhiều công việc, nhiệm vụ khác dẫn tới hầu hết các phong trào chính trị của MTTQ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội nông dân tập thể, Đoàn Thanh niên đều diễn ra hời hợt, chưa truyền tải được đầy đủ thông tin tới người dân, bởi vậy chưa nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình từ phía quần chúng nhân dân.

2.3.3. Nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở

Ban thường vụ huyện ủy Lập Thạch thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bởi vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn được ban thường vụ huyện ủy rất quan tâm và tích cực triển khai. Việc xây dựng nội dung kế hoạch và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn được thực hiện nghiêm túc gắn với nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo sát sao, thực hiện đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt lựa chọn những chuyên đề mang tính thời sự, cấp thiết như: Giáo dục đạo đức cách mạng, công tác dân tộc, tôn giáo, môi trường, hội nhập kinh tế quốc tế… để đưa vào chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho

bồi dưỡng trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức của huyện.

Công tác đào tạo sau đại học và cao cấp lý luận chính trị đã được chú trọng cả về đối tượng và chính sách đối với người được cử đi đào tạo. Huyện ủy thực hiện nghiêm túc theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, đảm bảo về chỉ tiêu phân bổ, đối tượng, số lượng và chức danh. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trường Chính trị tỉnh trong việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng như: Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính, bồi dưỡng nghiệp vụ Bí thư cấp ủy, lãnh đạo HĐND xã, thị trấn. Chỉ tính riêng năm 2016, huyện đã cử 02 đồng chí tham gia đào tạo cao cấp lý luận chính trị, 03 cán bộ học thạc sĩ đã tốt nghiệp; phối hợp mở 01 lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính với 50 học viên; mở 01 lớp đào tạo sơ cấp lý luận chính trị với 50 học viên; cử 12 cán bộ tham gia đào tạo bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở và bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 185 học viên, trong đó đào tạo về nghiệp vụ công tác khối Đảng 2 lớp, nghiệp vụ công tác đoàn thể 3 lớp. Cử 38 đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cơ sở tham gia lớp bồi dưỡng và cập nhật thông tin [57]. Ngoài ra, hàng năm cử cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo kế hoạch của tỉnh, qua đó giúp đội ngũ cán bộ hoàn thiện kỹ năng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Lập Thạch tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ. Chỉ đạo rà soát, nắm chắc tình hình, chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện có hiệu quả việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, trên cơ sở đó xây dựng nội dung kế hoạch và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình thực tiễn của các xã, thị trấn trên toàn huyện. Ban thường vụ huyện Lập Thạch và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo các tiêu chuẩn chức danh; gắn lý thuyết với thực hành và kỹ năng xử lý tình huống trong thực tiễn; bên cạnh đó chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như các cán bộ quy hoạch; trang bị kiến thức hội nhập quốc tế, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống nảy sinh trong thực tiễn đối với từng vị trí, chức danh.

2.3.4. Cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24-1-2018 của Chính phủ hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24-1-2018 của Chính phủ

về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Kế hoạch 833/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ triển khai Nghị quyết 08 của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị. Hiện nay, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch là Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện. Ngoài ra, có trường Chính trị tỉnh và 4 đơn vị trường Trung cấp

phạm, Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được phép liên kết với các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện theo quy định, mở lớp liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, cao học cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, thị trấn. Trong đó, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lập Thạch đều được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng công tác giảng dạy, phục vụ người học. Đồng thời, thực hiện tốt các chương trình bồi dưỡng theo phân cấp; biên soạn chương trình, tài liệu theo thẩm quyền được giao…Tuy nhiên thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của huyện Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 49)