thông trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.1.2.1. Kết quả hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Biên Hòa từ năm 2016 đến năm 2020.
Trong những năm qua VKSND đã tích cực tham gia và triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm. Trước hết, công tác KNHT, khám nghiệm tử thi được tiến hành kịp thời, rộng khắp, đã tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm trong toàn thể cán bộ, KSV. Công tác kiểm sát việc KNHT nói chung và hiện trường TNGT nói riêng trong những năm qua đã từng bước được nâng lên. Các vụ TNGT đường bộ trên địa bàn thành phố Biên Hòa cơ bản được giải quyết dứt điểm, chính xác, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, góp phần ổn định trật tự, an toàn giao thông trong thành phố. Trong quá trình kiểm sát việc KNHT, KSV đã chú ý đề ra những yêu cầu cho ĐTV để thu thập các dấu vết, chứng cứ phục vụ công tác truy nguyên hình sự và chứng minh tội phạm; mở sổ theo dõi tố giác, tin báo về mảng TNGT; xây dựng mối quan hệ về việc trao đổi thông tin giữa Cơ quan điều tra và VKS, bảo đảm mọi vụ việc TNGT gây hậu quả nghiêm trọng khi cơ quan điều tra tổ chức khám nghiệm, thu thập tài liệu chứng cứ ban đầu đều có KSV tham gia kiểm sát các hoạt động điều tra. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết, xác minh, xử lý tố giác, tin báo tội phạm được thiết lập đầy đủ, đúng quy định bảo đảm theo dõi chặt chẽ việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra. Do tham gia từ giai đoạn tiền khởi tố (như KSKNHT, khám nghiệm tử thi) nên đã thực hiện tốt khâu phân loại xử lý (có lỗi hay không có lỗi, lỗi hoàn toàn hay lỗi hỗn hợp…) và tham mưu giúp lãnh đạo Viện phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật. Do vậy, công tác kiểm sát việc KNHT TNGT đã giúp cho VKSND đánh giá chứng cứ, tìm ra sự thật khách quan trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án giết người đúng quy định của pháp luật.
Kết quả của hoạt động kiểm sát việc KNHT các vụ TNGT xảy ra trên địa bàn thành phố Biên Hòa từ năm 2016 đến năm 2020 VKSND thành phố Biên Hòa đã xảy ra 1.004 vụ tai nạn, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm có sự tham gia của KSV VKSND kiểm sát trực tiếp hoạt động KNHT là 854 vụ, chiếm tỷ lệ 85%,
trong đó năm 2016 là 145 vụ đạt tỷ lệ 81%, năm 2017 là 166 vụ đạt tỷ lệ 86%, năm 2018 là 182 vụ đạt tỷ lệ 87%, năm 2019 là 175 vụ đạt tỷ lệ 85%, năm 2020 là 186 vụ đạt tỷ lệ 86%, đã cùng CQĐT phân loại đưa vào diện khởi tố là 311 vụ, không khởi tố là 719 vụ, chuyển nới khác xử lý theo thẩm quyền là 02 vụ (số liệu chi tiết nêu ở Biểu số 1 của luận văn).
Qua việc phân tích các số liệu của công tác KNHT, khám nghiệm tử thi và công tác KSKNHT, khám nghiệm tử thi trên địa bàn cả nước ở trên, nhận thấy: trong số những vụ việc xảy ra, Cơ quan điều tra không tiến hành khám nghiệm là 854 vụ, chiếm tỷ lệ 85% trong tổng số các vụ tai nạn, chứng tỏ công tác tiến hành KNHT, khám nghiệm tử thi trên địa bàn thành phố Biên Hòa được thực hiện tốt. Những vụ tai nạn xảy ra, Cơ quan điều tra không tiến hành khám nghiệm là do ban đầu không tử vong tại hiện trường và nhận định nạn nhân chỉ bị thương tích nhẹ. Không có trường hợp nào Cơ quan điều tra trưng cầu mà VKS từ chối tham gia khám nghiệm.
KSV các cấp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động khám nghiệm hiện trường đúng chức trách, nhiệm vụ cùng các thành viên trong lực lượng khám nghiệm tiến hành quan sát hiện trường, nghe lực lượng bảo vệ hiện trường thông báo về trạng thái ban đầu của hiện trường khi lực lượng này đến tiếp cận và bảo vệ hiện trường, những thay đổi đã xảy ra, vì sao có sự thay đổi đó, thông tin về nhân chứng và các camera ghi nhận nội dung vụ tai nạn; yêu cầu HĐKN thu thập dấu vết, chứng cứ đúng trình tự thủ tục luật định. Từ đó, đã góp phần cùng Điều tra viên nhận định, đánh giá các tài liệu, dấu vết tại hiện trường xác định có hay không tội phạm xảy ra..
KSV đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm giải quyết các vụ tai nạn, nên đã cùng ĐTV quan sát vị trí, trạng thái chung của hiện trường, cũng như những dấu vết, vật chứng ở hiện trường, từ đó cùng bàn bạc thảo luận và thống nhất với Cơ quan điều tra và lực lượng KTHS về phương án và cách thức tiến hành khám nghiệm nhằm thu lượm đầy đủ mọi dấu vết vật chứng có trên hiện trường. Nhờ làm tốt công tác KSKNHT đã giúp cho phần lớn các vụ tai nạn đều đủ cơ sở xác định lỗi giữa các bên. Hàng năm các vụ tai nạn phải tạm đình chỉ giải quyết là không đáng kể: Năm 2016, 2017 không có vụ tai nạn phải tạm đình chỉ giải quyết, năm 2018 tạm đình chỉ 09 vụ, năm 2019 tạm đình chỉ 14 vụ, năm 2020
tạm đình chỉ 17 vụ (số liệu chi tiết tại Phụ lục 1).
KSV chú trọng yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm phải đảm bảo được tính khách quan, toàn diện, tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động khám nghiệm như: yêu cầu ĐTV phải chụp các loại ảnh theo quy định nghiệp vụ, như: các kiểu ảnh định hướng, ảnh chụp trung tâm hiện trường; ảnh chụp từng giai đoạn hiện trường; ảnh chụp chi tiết. KSV đã yêu cầu ĐTV xác định dấu vết, thu giữ vật chứng đầy đủ, lấy mẫu vật để giám định như: lông, tóc, máu ... đã góp phần quyết định xác định lỗi của vụ tai nạn xảy ra, củng cố chứng cứ, tài liệu phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử chính xác chính xác, đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm sát việc KNHT, KSV chủ động phát hiện các vấn đề cần phải giám định để yêu cầu cơ quan điều tra trưng cầu giám định cho sát hợp, nội dung yêu cầu giám định cụ thể, sát sự việc và những vấn đề cần giải đáp. Khi thấy có nghi ngờ về tính khách quan, tính khoa học của bản kết luận giám định, hoặc nhận thấy kết luận của Giám định viên không phù hợp với các chứng cứ khác, thì KSV đã kịp thời báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan điều tra hoặc trực tiếp yêu cầu Giám định viên giải đáp thêm; quyết định trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.
2.1.2.2. Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa với các cơ quan liên quan trong việc kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông.
Phối hợp trong tiếp nhận tin báo về các vụ TNGT.
Phối hợp trong việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về TNGT có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra ban đầu các vụ án TNGT. Qua thực tiễn tại địa phương, khi tiếp nhận tin báo, cán bộ CSGT nhận tin đều nắm rõ địa điểm, thời gian xảy ra, hình thức tai nạn; mức độ thiệt hại về người, tài sản; các đối tượng có liên quan, tình hình trật tự an toàn giao thông, các biện pháp cấp cứu nạn nhân, khắc phục hậu quả ban đầu .... Trên cơ sở nguồn tin ban đầu, cán bộ nhận tin cần phân loại tai nạn theo mức độ thiệt hại xảy ra. Căn cứ vào mức độ thiệt hại, thông báo ngay cho cơ quan điều tra và VKS để thành lập Hội đồng tiến hành KNHT vụ tại nạn theo quy định của pháp luật. Qua khảo sát tại địa phương cho thấy, công tác phối hợp trong việc tiếp nhận tin báo được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định.
Phối hợp trong bảo vệ và KNHT.
Bảo vệ hiện trường xảy ra tội phạm và nơi phát hiện tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho cơ quan điều tra KNHT, phát hiện, thu thập dấu vết, tài liệu chứng cứ, xác định tội phạm và chứng minh tội phạm. Chính vì vậy, quan hệ phối hợp giữa VKSND với Cơ quan điều tra, Giám định viên pháp y, CSGT và các cơ quan liên quan trong bảo vệ và KNHT các vụ TNGT là rất cần thiết, đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra xử lý các vụ TNGT. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố Biên Hòa đã thực hiện đúng quy định về phân công và thực hiện cơ chế phối hợp trong hoạt động KNHT các vụ án TNGT.
Khi tiến hành các hoạt động bảo vệ hiện trường, KNHT các lực lượng đều trao đổi, bàn bạc thống nhất nội dung, kế hoạch khám nghiệm nhất là biện pháp tiến hành, cùng nhau nhận định về bản chất và các tình tiết của vụ TNGT để định hướng cho các hoạt động điều tra. HĐKN luôn có sự bàn bạc thống nhất kế hoạch, biện pháp tiến hành, cùng nhau phát hiện, thu thập các dấu vết tại hiện trường, xác định điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện ... và phối hợp trong giải quyết hậu quả TNGT sau khi khám nghiệm.
Ngoài ra, công tác phối hợp trong quá trình khám nghiệm của các cơ quan, đơn vị tại hiện trường còn thể hiện ở nhiều nội dung: Phối hợp trong lấy lời khai của những người liên quan tới các vụ án TNGT; Phối hợp trong tạm giữ người và phương tiện liên quan đến các vụ án xâm phạm TTATGT đường bộ; Phối hợp trong truy tìm phương tiện và người điều khiển gây TNGT đường bộ bỏ chạy…
Phối hợp trong KNHT là sự phối hợp quan trọng nhất trong hoạt động điều tra ban đầu các vụ án TNGT. Những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều tra khám nghiệm, các lực lượng phải trao đổi thống nhất và giải quyết tại hiện trường.
2.1.2.3. Những hạn chế của Viện kiểm sát trong kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Thứ nhất, nhận thức về công tác kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi của một số KSV còn chưa đúng đắn, còn coi nhẹ công tác này, cho rằng việc KSV có mặt chỉ là thủ tục nên đã không có sự trau dồi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến trình độ nghiệp vụ không sâu, không chuyên khi
tham gia KSKNHT. Từ việc nhận thức không đúng, thực hiện nhiệm vụ không có trách nhiệm như trên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác, KSV đến hiện trường không kịp thời yêu cầu thu thập đầy đủ các chứng cứ ban đầu, không kịp thời phát hiện những thiếu sót của HĐKN dẫn đến khó khăn trong việc thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ, xác định lỗi, không đủ căn cứ xử lý vụ việc.
Vụ án cụ thể: Nội dung vụ án được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 – Vụ án thứ 1 của Luận văn.
- Sai phạm trong công tác khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn nêu trên: Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường đã mô tả rất chi tiết về đặc điểm của đoạn đường xảy ra tai nạn: Mặt đường, tổ chức làn đường, vạch sơn chia làn và đặc điểm khu vực dân cư sinh sống liền kề. Vị trí hai xe ô tô biển số 51F – 481.44 và xe ô tô đầu kéo biển số 51D – 155.47 kéo theo rơ moóc biển số 51R – 216.98 cũng được mô tả rất đầy đủ về khoảng cách giữa hai xe và khoảng cách vào lề trái làm chuẩn. Tuy nhiên, một thiếu sót rất quan trọng khi tiến hành đo đạc hiện trường là đã không xác định một điểm cố định để làm mốc (cột điện số…, cột đèn số….) để đo khoảng cách các phương tiện và dấu vết liên quan vào điểm cố định đó. Cụ thể, lẽ ra khi đo đạc phải xác định khoảng cách của hai xe đến Trụ đèn số 32 dựng trên dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia chiều đường để làm chuẩn. Quá trình KNHT, KSV đã chưa thực hiện tốt vai trò kiểm sát khám nghiệm, kiểm sát việc đo đạc hiện trường, đã không phát hiện được thiếu sót của Hội đồng để có yêu cầu bổ sung kịp thời.
- Hậu quả: Khi tiến hành dựng lại hiện trường để xác định vị trí va chạm của hai phương tiện nằm trên làn nào và phải thực nghiệm điều tra để xác định cơ chế của xe ô tô ô tô biển số 51F – 481.44 vì sao lại nằm gác đầu lên dải phân cách cứng bằng bê tông cao 01m. Tuy nhiên, do ban đầu không có điểm cố định làm chuẩn nên khi dựng lại hiện trường không thể xác định được vị trí dừng đỗ của xe ô tô biển số 51F – 481.44 và xe ô tô đầu kéo biển số 51D – 155.47 kéo theo rơ moóc biển số 51R – 216.98.
Thứ hai, một số KSV còn xem nhẹ, chưa nhận thức được tầm quan trọng về vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường. Vì vậy, vẫn có những vụ tai nạn xảy ra, KSV đã nhận được tin báo nhưng do bận công việc khác mà không có mặt tại hiện trường để thực hiện việc kiểm sát
và sau đó ký vào biên bản để hợp thức hóa hồ sơ khám nghiệm. Một bộ phận KSV đến hiện trường còn mang tính hình thức, không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, thậm chí nhiều KSV không nắm bắt được quy trình tiến hành khám nghiệm, cũng như không biết về phương pháp, thủ tục, cách thức khám nghiệm, không nắm được cách thức lập biên bản có đúng không. Nhiều KSV hoàn toàn mang tính thụ động đi theo, nên thường đứng một bên chờ kết thúc khám nghiệm rồi ký vào biên bản. Do vậy, đã có nhiều vụ án khi khám nghiệm hiện trường đã để xảy ra các thiếu sót, vi phạm như vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường sơ sài; không chụp ảnh các vị trí, dấu vết phương tiện, tư thế của nạn nhân, sơ đồ hiện trường không thể hiện chân thực hiện trường vụ tai nạn, thu thập dấu vết không đầy đủ, sai trình tự nhưng KSV không phát hiện để có yêu cầu khắc phục kịp thời. Một số KSV khi thực hiện hoạt động kiểm sát việc KNHT chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm nên thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được quy định trong Bộ luật TTHS và được cụ thể hoá trong Quy chế kiểm sát, do đó không phát hiện được vi phạm, thiếu sót của ĐTV và các thành viên tham gia khám nghiệm hoặc có phát hiện được vi phạm nhưng do nể nang hoặc không vô tư, khách quan nên không đấu tranh yêu cầu khắc phục vi phạm.
Vụ án cụ thể: Nội dung vụ án được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 – Vụ án thứ 2 của Luận văn.
Quá trình KNHT vụ tai nạn trên đã bỏ sót 01 nội dung quan trọng nên không thể xác định lỗi thuộc về Cao Văn Tha (điều khiển xe mô tô 3 bánh biển số 60Y3- 1366) hay Trịnh Xuân Đạo (điều khiển xe ô tô con biển số 51F-120.63), cụ thể: Điểm va chạm giữa hai phương tiện nằm ở phần đường bên nào để xác định phương tiện nào lấn trái thì tại hiện trường không đủ căn cứ xác định, không có vết cày của phương tiện để lại trên mặt đường, đoạn đường vắng không có nhà dân sinh sống nên không có nhân chứng. Khi tiến hành khám xe ô tô con biển số 51F-120.63 thì phát hiện có 01 camera hành trình gắn trên xe. Tuy nhiên, ĐTV không lập biên bản thu giữ ngay đối với camera này mà nhận định để đảm bảo sự khách quan nên cho phép chủ xe Trịnh Xuân Đạo hôm sau mang lên cơ quan điều tra giao nộp vật