Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát khám nghiệm hiện trường các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát HOẠT ĐỘNG KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI nạn GIAO THÔNG từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 60)

vụ án tai nạn giao thông

vụ án tai nạn giao thông

2.2.1.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS năm 2015, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015. Bộ luật này gồm có 510 điều, chia thành 36 chương, 09 phần. Trong đó, các quy định có liên quan trực tiếp đến hoạt động KNHT.

Nội dung của các điều luật này có nhiều điểm mới so với những quy định về hoạt động KNHT trong BLTTHS năm 2003, cụ thể như sau:

Một là, mở rộng và quy định cụ thể các chủ thể được phép tổ chức và tiến hành hoạt động KNHT. Cụ thể, ĐTV được phân công điều tra vụ án hình sự hoặc cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động KNHT.

BLTTHS năm 2003 chỉ ghi nhận thẩm quyền tiến hành hoạt động KNHT các vụ việc mang tính hình sự thuộc về ĐTV được phân công điều tra vụ án hình sự tại điểm d, khoản 01 Điều 35, ngoài ra không quy định cơ quan nào khác được tiến hành hoạt động này. Trong khi đó, Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015 tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 lại quy định các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, trong quá trình điều tra được phép tiến hành hoạt động KNHT. Điều này tạo nên sự mâu thuẫn về nội dung quy định giữa hai văn bản pháp lý, đồng thời cũng gây ra những khó khăn trong việc áp dụng hai văn bản pháp lý này vào thực tế hoạt động KNHT phục vụ quá trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát HOẠT ĐỘNG KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI nạn GIAO THÔNG từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 60)