Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhândân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp TỈNH từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 26 - 30)

dân cấp tỉnh

1.3.1. Yếu tố thể chế pháp luật

Hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND tỉnh là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND; các quy định này chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh.

Trước khi có Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, các quy định có liên quan đến việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND còn mang tính khái quát, chung chung, chưa được cụ thể, do đó hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực thi chức năng giám sát của HĐND.

Ngày 20/11/2015, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND – có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 – đã thể

hiện rõ những quy định cụ thể về thủ tục, trách nhiệm, quyền hạn.... của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát.

Việc ban hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 là một bước tiến rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý ngày càng hoàn chỉnh để HĐND thực hiện hoạt động giám được hiệu quả, hoạt động có thực quyền hơn; mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động giám sát, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.

1.3.2. Yếu tố tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có các cơ quan, tổ chức tham mưu, phục vụ cho hoạt động của mình. Theo quy định hiện nay, cơ quan của HĐND tỉnh có: “Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND..”; “Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo.” [28].

Hệ thống các cơ quan này có tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của HĐND tỉnh nói chung, hoạt động giám sát nói riêng. Để thực hiện có hiệu quả chức năng của mình, các cơ quan của HĐND cần phải “đủ mạnh”, năng động và phải mang tính chuyên nghiệp – đó chính là phải đảm bảo số lượng đại biểu chuyên trách trong Thường trực HĐND, trong các Ban của HĐND.

Theo cơ cấu, tổ chức của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh như quy định của Luật hiện nay thì, đối với Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách [28]. Đối với các Ban của HĐND tỉnh, gồm có “Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; Ban dân tộc đối với nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; Ban của HĐND tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban của HĐND tỉnh có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách [28].

HĐND, trong đó có những đại biểu hoạt động chuyên trách, phần nào đã tạo điều kiện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực hiện việc giám sát theo quy định; tránh tình trạng công việc bị ùn tắc, hoạt động mang tính hình thức, thiếu hiệu quả.

Tuy nhiên, với các quy định nêu trên cho thấy số lượng đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách giao động từ 08 – 11 đại biểu. Việc ngày càng tăng cường số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát hơn. Vì khi đã hoạt động chuyên trách, các đại biểu này sẽ có nhiều thời gian hơn, chuyên sâu hơn, trách nhiệm hơn khi thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu. Tuy số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ngày càng tăng so với các nhiệm kỳ trước, nhưng thực tế hiện nay, với số lượng đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách còn hạn chế đã phần nào tác động lớn đến hiệu quả thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh.

1.3.3. Yếu tố cán bộ, công chức thực hiện hoạt động giám sát

Có thể thấy rằng, một trong những yếu tố để thực hiện hoạt động giám sát của HĐND tỉnh được hiệu quả là đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động này. Đội ngũ đó trực tiếp là các đại biểu HĐND tỉnh, công chức của Văn phòng HĐND tỉnh – tham mưu phục vụ hoạt động giám sát.

Với các nội dung giám sát, các đại biểu HĐND tỉnh am hiểu về quy định của pháp luật, có kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm thực tế; có bản lĩnh và trách nhiệm; tâm huyết với hoạt động dân cử, có chính kiến rõ ràng khi phân tích, đánh giá, nhận định vấn đề trong hoạt động giám sát… thì hoạt động giám sát đó sẽ mang lại hiệu lực, hiệu quả cao.

Theo quy định hiện nay, việc bầu cử đại biểu HĐND phải cân nhắc đến yếu tố cơ cấu. Theo cơ cấu, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách không nhiều. Trong khi đa số đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm, giữ các vị trí công tác khác nhau trong bộ máy nhà nước, chịu sự ràng buộc của nhiều cơ chế và quy định đan xen. Vì vậy, đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách sẽ có nhiều thời gian để thực hiện nhiệm vụ hơn so với các đại biểu HĐND tỉnh hoạt động kiêm nhiệm. Từ đó, có thể đánh giá cơ cấu đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách,

đại biểu HĐND tỉnh hoạt động kiêm nhiệm có ảnh hướng lớn đến hiệu quả thực hiện hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của HĐND tỉnh.

Tương tự như vậy, đội ngũ công chức Văn phòng HĐND tỉnh có trình độ chuyên môn, kỹ năng tham mưu, thu thập thông tin số liệu; tổng hợp, phân tích thông tin phục vụ cho việc giám sát; xây dựng chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND phù hợp, là điều kiện đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát.

Như vậy, qua những nội dung phân tích trên đây cho thấy yếu tố cán bộ, công chức thực hiện hoạt động giám sát là một trong những yếu tố có tác động lớn đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát một phần phụ thuộc vào đại biểu HĐND, đội ngũ công chức tham gia thực hiện hoạt động giám sát.

1.3.4. Yếu tố sự tham gia ủng hộ của các chủ thể chịu sự giám sát

Hoạt động giám sát muốn thành công, đạt hiệu quả cao, một phần cần có sự tham gia ủng hộ của các đối tượng chịu sự giám sát. Có nghĩa là, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định, đó là “phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát; cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ của mình, trừ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì chủ thể giám sát đó không thuộc diện được tiếp cận; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát; thực hiện kết luận, kiến nghị của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐNDvà đại biểu HĐND. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, trình bày những vấn đề mà chủ thể giám sát yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình” [27].

Quốc hội và HĐND năm 2015, trong các hoạt giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ này cũng như không có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát thì đã góp phần thành công vào hoạt động giám sát của HĐND tỉnh.

1.3.5. Yếu tố khác

Ngoài các yếu tố về thể chế pháp luật; về tổ chức và hoạt động của HĐND; về cán bộ, công chức thực hiện; về sự tham gia ủng hộ của các chủ thể chịu sự giám sát có tác động đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh như đã nêu trên, thì các yếu tố dưới đây cũng có những tác động nhất định đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, đó là:

- Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát, điều kiện về máy vi tính, các loại máy móc thiết bị, phương tiện đi lại… để thực hiện hoạt động giám sát có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh. Những công cụ này sẽ góp phần hỗ trợ, thực hiện hoạt động giám sát hiệu quả hơn.

- Việc huy động các chuyên gia, nhà khoa học để lấy ý kiến của họ đánh giá về các thông tin đại biểu HĐND thu thập được, hoặc mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia các Đoàn giám sát của HĐND là một biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Ngoài ra, các yếu tố khác như: tập quán, truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc, đặc điểm địa hình... cũng sẽ có nhưng tác động nhất định đến hoạt động giám sát của HĐND. Đối với Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống thì yếu tố tập quán, phong tục, văn hóa dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát của HĐND. Vì vậy, trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh luôn phải quan tâm hài hòa giữa quy định của pháp luật và yếu tố đặc thù của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp TỈNH từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 26 - 30)