Các yêucầu đặt ra đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhândân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp TỈNH từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 30 - 35)

1.4.1. Yêu cầu đối với quy định của pháp luật về giám sát

Như đã nêu trên đây, giám sát là hoạt động phức tạp, khó khăn, đòi hỏi cần phải có quy định, hướng dẫn cụ thể để hoạt động giám sát thực sự mang lại hiệu quả cao. Trước đây, cơ sở pháp lý đối với hoạt động giám sát chưa được đầy đủ… nên hiệu quả đạt được của hoạt động giám sát còn hạn chế. Do vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND đòi hỏi Nhà nước phải ban hành đầy đủ, cụ thể các văn bản quy định các vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát HĐND. Có như vậy, hoạt động giám sát của HĐND mới thực sự đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

1.4.2. Yêu cầu đối với công tác tổ chức hoạt động giám sát

Để có cơ sở đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị hoặc ban hành nghị quyết đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát, đòi hỏi trong công tác tổ chức hoạt động giám sát phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Một là, khi tiến hành hoạt động giám sát phải căn cứ vào quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND cùng với tình hình hoạt động thực tế của các cơ quan, đơn vị để đưa ra nhận định đúng, sai về tình trạng hoạt động của các cơ quan, đơn vị đó; đảm bảo hoạt động giám sát được tiến hành khách quan, không tùy tiện.

Hai là, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh phải được tiến hành theo đúng quy định và luôn phải đảm bảo tôn trọng sự thật khách quan; hoạt động giám sát phải được tiến hành một cách khoa học; tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật… qua đó mới có cơ sở thực tế và căn cứ khoa học để HĐND đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị đối với các đối tượng chịu giám sát.

Ba là, các thông tin, tài liệu làm cơ sở đánh giá cũng phải mang tính khách quan. HĐND không chỉ dựa vào báo cáo của đối tượng chịu giám sát mà phải thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như báo chí, dư luận xã hội, ý kiến phản ánh của cử tri... Bởi thực tế nếu cơ quan nào trung thực báo cáo thẳng thắn, đề xuất cụ thể thì HĐND mới có điều kiện nghiên cứu sâu được nội dung giám sát, đưa ra kết luận chính xác, đem lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động giám sát.

Bốn là, trong tổ chức hoạt động giám sát tránh chủ quan, không qua loa đại khái và thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm trong hoạt động giám sát.

Năm là, hoạt động giám sát cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, vì giám sát là một trong những chức năng cơ bản của HĐND được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Do đó, hoạt động của HĐND phải thường xuyên, liên tục để cụ thể hoá chức năng đó thành các nhiệm vụ cụ thể… có như vậy mới có thể kịp thời phát hiện được những vi phạm Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND trong hoạt động của các đối tượng chịu giám sát.

Đồng thời, việc thường xuyên thực hiện hoạt động giám sát là điều kiện thực tế giúp chúng ta kịp thời phát hiện những nội dung không còn phù hợp, lạc hậu so với các quy định của Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của HĐND trước tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, để kịp thời để xuất sửa đổi, hủy bỏ hoặc bổ sung cho phù hợp.

Sáu là, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh không được làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng chịu sự giám sát.

Bảy là, hoạt động giám sát phải mang lại hiệu quả thiết thực. Khi HĐND thực hiện bất kỳ hoạt động giám sát nào, dù giám sát trực tiếp hay giám sát gián tiếp thì hoạt động giám sát đó phải mang lại những tác dụng, ảnh hưởng tích cực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước và toàn xã hội.

1.4.3. Yêu cầu đối với năng lực đại biểu Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan quyền lực, cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, do đó để thực hiện hiệu quả chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy làm việc đủ mạnh và năng động, phải đảm bảo số lượng đại biểu chuyên trách trong Thường trực, trong các Ban của HĐND tỉnh, đồng thời cần phải quan tâm đến bộ phận giúp việc cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND.

Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh phụ thuộc trước hết vào phẩm chất, năng lực, trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của

nhân dân địa phương, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền Nhà nước với nhân dân, vì thế họ vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, đòi hỏi người đại biểu nhân dân phải là những người có phẩm chất, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao. Trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo, sự am hiểu chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện ở kết quả làm nhiệm vụ.

Từ tính đặc thù của hoạt động giám sát hành chính nhà nước, đòi hỏi đại biểu bên cạnh việc tinh thông nghiệp vụ, cần phải nắm vững các quy định của pháp luật, khả năng thích nghi, giao tiếp, hợp tác thông qua phối hợp nhóm hoặc giải quyết mâu thuẫn khi tiếp xúc với đối tượng chịu giám sát,...

1.4.4. Yêu cầu khác

Bên cạnh các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh như đã nêu trên đây; hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh cần thực hiện thêm yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng chịu sự giám sát phải được phát hiện kịp thời, chính xác.

Thông qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh kịp thời phát hiện những nhân tố mới để khẳng định, đồng thời phát hiện những yếu kém, trì trệ trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh, của đối tượng chịu sự giám sát để kịp thời chấn chỉnh, áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết thuộc thẩm quyền… nhằm bảo đảm trật tự pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và nhân dân ở địa phương.

Thứ hai, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh phải mang lại hiệu quả thực tế Thông qua hoạt động giám sát, HĐND phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế cụ thể của các đối tượng chịu sự giám sát để từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục và đưa ra các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ quan này cũng như ban hành nghị quyết, chính sách có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế.

Thứ ba, đảm bảo sự phối hợp hợp lý với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nhằm tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các quy định, các vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, trong Chương này, ngoài việc nêu khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động giám sát của HĐND, Luận văn đã phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh; các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, để từ đó làm sáng tỏ hơn về nội dung, bản chất và vai trò của hoạt động giám sát của HĐND.

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng giám sát của HĐND tỉnh Đắk Lắk; và cũng từ những luận giải về mặt lý luận này sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh ở chương 3.

Chương 2

THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGGIÁMSÁTCỦA HỘIĐỒNGNHÂNDÂNTỈNHĐẮKLẮK

2.1. Khái quát các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của hội ĐỒNG NHÂN dân cấp TỈNH từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 30 - 35)