Đặc điểm, tình hình địa bàn có liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM SOÁT THỦ tục HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 39)

BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Đặc điểm, tình hình địa bàn có liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính thủ tục hành chính

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình, Quảng Nam liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

Thăng Bình là một huyện đồng bằng nằm giữa tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Thái Bình Dương, phía Tây giáp huyện Tiên Phước và huyện Hiệp Đức; cách Thành phố Tam Kỳ (là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam) 25km về phía Bắc, Thành phố Đà Nẵng 45km về phía Nam.

Với diện tích tự nhiên là 412,25 km2 và dân số 180.353 người, huyện Thăng Bình được phân chia thành 22 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Hà Lam và 21 xã (Bình An, Bình Trung, Bình Tú, Bình Nguyên, Bình Phục, Bình Triều, Bình Đào, Bình Minh, Bình Giang, Bình Dương, Bình Hải, Bình Sa, Bình Nam, Bình Quý, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị, Bình Lãnh, Bình Quế, Bình Phú, Bình Chánh). Đảng bộ huyện Thăng Bình có 69 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy (27 Đảng bộ và 42 Chi bộ) với với 5.239 đảng viên.

Trong thời gian qua, trong điều kiện của huyện còn nhiều khó khăn và ảnh hưởng của những yếu tố không thuận lợi, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thăng Bình đã phát huy truyền thống anh hùng, nêu cao tinh thần đoàn kết, nổ lực vượt qua khó khăn, tích cực huy động các nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ; thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, thu hút nhiều dự án trọng điểm đầu tư vào địa bàn huyện đặc biệt là ở vùng Đông của huyện. Chương trình xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh đạt kết quả tích cực, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, các khu đô thị mới đang từng bước hình thành; các

tiềm năng, thế mạnh của địa phương bước đầu được đánh thức. Văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng, chống thâm nhũng, lãng phí được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng có nhiều tiến bộ và không ngừng được củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy.

Công tác cải cách thủ hành chính được đẩy mạnh, kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, việc chấp hành thời gian làm việc, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có những chuyển biến tích cực. Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính được tăng lên đáng kể. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” thường xuyên được lãnh chỉ, đạo triển khai thực hiện đồng bộ.

Tuy nhiên, so với các địa phương khu vực đồng bằng khác của tỉnh, huyện Thăng Bình vẫn còn những khó khăn nhất định: quy mô nền kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Với một địa bàn rộng, dân số đông, đơn vị hành chính nhiều đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung và kiểm soát thủ tục hành chính nói riêng nhất là trong công tác kiểm tra, giám sát việc kiểm soát thủ tục hành chính. Với 22 xã, thị trấn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tương đối mỏng, do đó việc kiểm tra, giám sát chưa được kịp thời và thường xuyên. Bên cạnh đó, là một huyện phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều, nhất là các xã cánh Tây của huyện nên việc huy động người dân tham gia vào cùng với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác

kiểm soát thủ tục hành chính còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính không cao.

2.1.2. Tình hình giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Trong thời gian qua, việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đạt nhiều kết quả tích cực. Việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại bộ phận “một cửa” của huyện bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực trong giải quyết công việc cho tổ chức, công dân; đã giải quyết kịp thời, đúng hẹn, đảm bảo nguyên tắc, đúng pháp luật, giảm bớt thời gian đi lại của tổ chức và công dân khi có nhu cầu giải quyết công việc. 22/22 xã, thị trấn đã thành lập Tổ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, bố trí địa điểm tiếp nhận đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Quy trình và thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn so với quy định, tỉ lệ hồ sơ đúng hẹn đạt trên 90%. Chất lượng giải quyết công việc và thái độ ứng xử của công chức từng bước được nâng lên, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp được cải thiện.

Trong giai đoạn 05 năm từ 2016 - 2020, trên địa bàn huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã tiếp nhận 22.965 hồ sơ, giải quyết 22.965 hồ sơ, trong đó giải quyết đúng hạn 22.528 hồ sơ, giải quyết chậm thời hạn quy định 437 hồ sơ. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cụ thể qua các năm như sau:

Bảng 2.1. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2016-2020

TT Lĩnh vực Hồ sơ tiếp

nhận

Hồ sơ đã giải quyết

Ghi chú Đúng hẹn Trễ hẹn 01 Tư pháp - Hộ tịch 763 763 Không 02 Đất đai 19.160 19.160 336

03 Thương binh - xã hội 610 610 03

04 Đăng ký kinh doanh

964 964 22 05 Xây dựng 710 710 36 06 Tài chính - Kế hoạch 1.521 1.521 40 Tổng 22.965 22.965 437

Bảng 2.2. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính năm 2016

TT Lĩnh vực Hồ sơ tiếp

nhận

Hồ sơ đã giải quyết Ghi

chú

Đúng hẹn Trễ hẹn

01 Tư pháp - Hộ tịch 301 301 Không

02 Đất đai 3.990 3.900 90

03 Thương binh - xã hội 201 200 01

04 Đăng ký kinh doanh 344 344 Không

05 Xây dựng 209 200 09

06 Tài chính - Kế hoạch 92 91 01

Bảng 2.3. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính năm 2017

TT Lĩnh vực Hồ sơ tiếp

nhận

Hồ sơ đã giải quyết

Ghi chú Đúng hẹn Trễ hẹn 01 Tư pháp - Hộ tịch 190 190 Không 02 Đất đai 3.870 3.799 71

03 Thương binh - xã hội

87 87 Không

04 Đăng ký kinh doanh

209 209 Không 05 Xây dựng 112 110 02 06 Tài chính - Kế hoạch 96 95 01 Tổng 4.564 4.490 74

Bảng 2.4. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính năm 2018

TT Lĩnh vực Hồ sơ tiếp

nhận

Hồ sơ đã giải quyết Ghi

chú

Đúng hẹn Trễ hẹn

01 Tư pháp - Hộ tịch 120 120 Không

02 Đất đai 2.450 2.401 49

03 Thương binh - xã hội 132 130 02

04 Đăng ký kinh doanh 222 200 22

05 Xây dựng 109 109 Không

06 Tài chính - Kế hoạch 156 150 06

Bảng 2.5. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Năm 2019

TT Lĩnh vực Hồ sơ tiếp

nhận

Hồ sơ đã giải quyết Ghi

chú

Đúng hẹn Trễ hẹn

01 Tư pháp - Hộ tịch 75 75 Không

02 Đất đai 4.750 4.700 50

03 Thương binh - xã hội 89 89 Không

04 Đăng ký kinh doanh 102 102 Không

05 Xây dựng 158 140 18

06 Tài chính - Kế hoạch 178 162 16

Tổng 5.352 5.268 84

Bảng 2.6. Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính năm 2020

TT Lĩnh vực Hồ sơ tiếp

nhận

Hồ sơ đã giải quyết Ghi

chú

Đúng hẹn Trễ hẹn

01 Tư pháp - Hộ tịch 77 77 Không

02 Đất đai 4.100 4.024 76

03 Thương binh - xã hội 101 101 Không

04 Đăng ký kinh doanh 87 87 Không

05 Xây dựng 122 115 07

06 Tài chính - Kế hoạch 236 220 16

Tổng 4.723 4.624 99

2.2. Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020

2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

Trên cơ sở Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và các văn bản của các Bộ, ngành Trung ương cũng như của tỉnh Quảng Nam, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đồng thời yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, quán triệt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo đúng quy định (cần viện dẫn các kế hoạch cụ thể đã ban hành làm ví dụ minh chứng). Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm soát thủ tục hành chính được nâng lên. Các nội dung về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc.

Ngay từ đầu năm 2014, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuyển giao thẩm quyền thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình đã chuyển chức năng kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện sang Phòng Tư pháp huyện theo đúng quy định của cấp trên đồng thời cử 22 đồng chí Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại các xã, thị trấn theo đúng tinh thần Công văn số 545/STP-KSTTHC ngày 26/4/2014 của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị cử cán bộ, công chức tham gia làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng Tư pháp huyện đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện theo từng năm, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính từ huyện đến cơ sở cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc. Phòng Tư pháp huyện phân công 01 đồng chí Phó Trưởng phòng trực tiếp theo dõi, phụ trách công tác kiểm soát thủ tục hành chính và chịu trách nhiệm phối hợp với đồng chí Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy

ban nhân dân huyện tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các văn bản, các báo cáo phục vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Đối với các xã, thị trấn, 22 đồng chí Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính hiện nay đều có trình độ Đại học, được đào tạo trung cấp chính trị và có trình độ tin học, ngoại ngữ đảm bảo vị trí công tác. Ngoài ra, các xã, thị trấn đều phân công thêm đồng chí Công chức Văn phòng - Thống kê phối hợp với các đồng chí Công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương mình. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính hiện nay cơ bản đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, có tinh thần trách nhiệm, ý thức công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân huyện luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở kế hoạch công tác kiểm soát thủ tục hành chính hằng năm, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch kiểm tra, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và công tác cải cách thủ tục hành chính ở một số địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện. Nội dung kiểm tra tập trung vào kiểm tra, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; việc thực hiện thủ tục hành chính để giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; công tác niêm yết công khai thủ tục hành chính; việc tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, phản ánh của cá nhân tổ chức về quy định thủ tục hành chính; việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính...Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện ra những hạn chế, yếu kém của các địa phương, đơn vị, qua đó kịp thời có biện pháp khắc phục điều chỉnh đồng thời giúp các địa phương triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế “một cửa”,

“một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính, nhằm đưa công tác kiểm soát thủ tục hành chính đi vào hoạt động thường xuyên, nề nếp đúng quy định góp phần nâng cao công tác, thể chế, năng lực nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành và địa phương trong trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Từ năm 2016 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành 7 cuộc kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại 06 địa phương (Thị trấn Hà Lam, Bình Minh, Bình Đào, Bình Lãnh, Bình Quý, Bình Tú) và 02 cuộc kiểm tra tại 02 cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện là Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện. Các đoàn kiểm tra này đều do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng đoàn, thành phần tham gia là lãnh đạo các cơ quan liên quan như Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Ngoài ra, theo chức năng nhiệm vụ được giao, hằng năm, Phòng Tư pháp huyện thành lập các Đoàn kiểm tra để kiểm tra công tác tư pháp trong đó có công tác kiểm soát thủ tục hành chính và Phòng Nội vụ huyện kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM SOÁT THỦ tục HÀNH CHÍNH từ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)