Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông, từ thực tiễn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

thông

1.5.1. Yếu tố khách quan

Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động GDPL cho HS vì nó tạo cơ sở củng cố niềm tin chính trị của HS đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để HS nhiệt tình tham gia quá trình GDPL nhằm tiếp nhận, nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật. Ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, các thiết chế chính trị ở địa phương không phát huy được vai trò điều tiết, điều chỉnh các quan hệ chính trị thường là nguyên nhân gây tâm lý bất an trong các tầng lớp xã hội, làm suy giảm niềm tin chính trị trong HS. Khi đó, hoạt động GDPL cho HS khó mà đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn của các chủ thể GDPL.

Truyền thống văn hóa: Các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chính sức lao động sáng tạo, ý chí quật cường, nhân dân ta đã bồi đắp, xây dựng nên nền văn hoá kết tinh sức mạnh và mang đậm bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa đó chính là chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng... Những giá trị văn hóa này, nếu được khơi gợi, khích lệ hợp lý, động viên kịp

thời sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, có tác dụng tích cực đối với GDPL nói chung, cho HS nói riêng. [36]

Điều kiện kinh tế - xã hội: Nền kinh tế càng phát triển, khả năng nâng cao mức sống, thỏa mãn nhu cầu của nhân dân lao động càng cao. Khi đã có mức sống vật chất đầy đủ, người dân sẽ chú trọng hơn đến các nhu cầu tinh thần trong đó họ thường đặc biệt lưu tâm tới nâng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ nhận thức pháp luật nói riêng. Cho nên, có thể nói, với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một điều kiện bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật nói chung và GDPL cho HS nói riêng đạt hiệu quả. Rõ ràng, sự phát triển kinh tế không những đảm bảo đời sống vật chất hàng ngày cho HS mà đó còn là những minh chứng, minh họa cho nội dung chính sách giáo dục pháp luật đối với HS đúng đắn và yếu tố kinh tế có tác động thuận chiều tới thực hiện chính sách GDPL cho HS. [26]

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về GDPL cho HS:

Để GDPL cho HS có hiệu quả, nhận thức có vai trò như “kim chỉ nam” quan trọng hơn hết là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý và học sinh. Trong nền giáo dục hiện đại,. Nếu CB, GV, và HS có nhận thức đúng về vai trò của GDPL cho HS sẽ thôi thúc, thúc đẩy vượt qua khó khăn, tìm kiếm giải pháp, tích cực tham gia GDPL cho HS có hiệu quả.

Yếu tố về bản thân học sinh:

Học sinh là đối tượng của GDPL đồng thời là chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin GDPL mang lại học sinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể GDPL cung cấp mà cùng với nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp với hứng thú, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS. Do vậy, bản thân HS phải luôn ý thức được vai trò, ý nghĩa của GDPL khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chủ

động, tích cực tham gia vào các hoạt động GDPL do nhà trường tổ chức, thì hiệu quả GDPL cho HS sẽ đạt kỳ vọng.

Yếu tố về nhà trường (CBQL, giáo viên hướng nghiệp, cơ sở vật chất).

Trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất thiết phải xây dựng được lực lượng chuyên trách, hàng năm nhà trường cần có kế hoạch cử lực lượng tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức.

Cán bộ quản lý các trường THPT cần quan tâm, phối hợp với các lực lượng đoàn thể như Đoàn thanh niên, Chính quyền địa phương, Ban ngành đoàn thể đưa các nội dung GDPL vào các tổ chức nầy, đây là tổ chức vừa có lực lượng đông đảo vừa có vai trò tác động tích cực và hiệu quả trong việc vận động tuyên truyền đến các đối tượng học sinh. [39]

Do vậy, cần tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng GDPL cho HS nhằm huy động, sử dụng và khai thác có hiệu quả yếu tố này cho các hình thức GDPL.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu đi trước, đề tài đã xây dựng một số khái niệm cho luận văn.

GDPL cho HS THPT có đặc điểm riêng về nội dung, hình thức, phương và đặc biệt đối tượng GDPL. GDPL cho HS THPT được thể hiện rõ qua mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDPL và để thực hiện GDPL cho HS THPT cần có các yếu tố đảm bảo về nhân lực, vật lực và tài lực.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho HS THPT các yếu tố đó bao gồm về yếu tố thuộc trường THPT, đến các cấp quản lý và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhà trường ....

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thong trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông, từ thực tiễn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)