Khái quát về thực trạng bậc học ở THPT Quận 10, Tp HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông, từ thực tiễn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 56)

THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát về thực trạng bậc học ở THPT Quận 10, Tp HCM.

Về qui mô phát triển trường lớp bậc THPT: Quận 10 có tất cả 7 trường

THPT trải đều khắp phường, xã.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng CBQL, giáo viên và học sinh 5/7 trường THPT Quận 10 Trường Năm học Số Số GV Số Lớp Tổng số Giáo viên Bình quân

CBQL HS ngoài quận HS/ lớp THPT 2015 - 2016 4 82 36 1.482 9 41.16 Nguyễn 2016 - 2017 3 81 32 1.315 9 41,1 Khuyến 2017 - 2018 3 80 33 1.354 8 41,03 THPT 2015 - 2016 3 80 34 1.392 8 40,94 Nguyễn 2016 - 2017 3 81 35 1.435 8 41 Du 2017 - 2018 3 62 25 1.030 5 41,2 THPT 2015 - 2016 3 62 24 995 5 41,45 Nguyễn 2016 - 2017 3 61 23 973 5 42,5 An Ninh 2017 - 2018 2 61 24 1002 4 41,75

THPT 2015 - 2016 3 60 26 1050 4 40,38 Dương 2016 - 2017 2 45 18 528 8 29,33 Nguyệt Anh 2017 - 2018 2 41 18 504 8 28 THPT 2015 - 2016 3 41 18 516 8 28,66 Diên 2016 - 2017 2 31 12 322 5 26,83 Hồng 2017 - 2018 2 31 12 330 4 27,5 (Nguồn: Sở GD&ĐT Tp.HCM)

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của Quận 10 nói chung và bậc THPT nói riêng đã có những chuyển biến tích cực trên các mặt như: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được bố trí đủ về số lượng, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã đạt được nhiều kết quả, sĩ số học sinh luôn được duy trì từ 95-98%, chất lượng Giáo dục luôn có sự chuyển biến về chất lượng và số lượng, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt 100%.

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên: Năm học 2016-2017 các trường nói trên tỉ lệ

cán bộ nữ chiếm 22,2 %. Trình độ chuyên môn 87,5% cán bộ QL có trình độ đạt chuẩn ( Đại học), 12,5% cán bộ QL có trình độ trên chuẩn ( thạc sỹ), về lí luận chính trị có 1 cán bộ QL trình độ cao cấp, có 4 cán bộ QL trình độ trung cấp và 3 cán bộ QL có trình độ sơ cấp. Tuổi đời trên 50 có 6 cán bộ QL (chiếm 66,7%), trong đó có 3 Hiệu trưởng.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường đều nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn vững, quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Về nghiệp vụ quản lý còn hạn chế, vì khi được đề bạt làm cán bộ quản lý, chưa được đào tạo chính qui về quản lý. Trình độ tin học mới ở mức cơ bản, chủ yếu biết soạn thảo văn bản, chưa khai thác tốt internet và áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Kết quả thống kê tại Sở GD&ĐT TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh), trình độ chuyên môn 100% có trình độ đại học, có ít tổ trưởng có trình độ thạc sỹ, các cấp quản lí cần tạo điều kiện thời gian và kinh phí học tập để các giáo viên nói chung và các tổ trưởng nói riêng nâng cao trình độ chuyên môn. Số lượng giáo viên dạy môn tin học, môn công nghệ không nhiều, có trường không có giáo viên 2 bộ môn trên. Môn hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa có giáo viên được đào tạo chính qui, số giáo viên dạy môn này lấy từ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy các bộ môn chưa đủ số tiết theo qui định. Nhìn chung chất lượng môn hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờ lên lớp không cao.

Kết quả thống kê: Số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ không nhiều (chiếm 9,82%), số lượng giáo viên trẻ dưới 40 tuổi (chiếm 43,8%) đây là số giáo viên được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin tốt. Bên cạnh đó lực lượng giáo viên trẻ cũng có những hạn chế như kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít, chưa có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi THPT trong giai đoạn hiện nay, còn lúng túng nhiều trong việc giáo dục đạo đức.

Thực trạng về chất lượng học tập của học sinh:

Kết quả học tập của học sinh là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục của các nhà trường. Bảng 2.7 là kết quả học tập của học sinh các trường THPT trong 5 năm ( từ năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2018).

Bảng 2.2. Kết quả học tập của học sinh trong 5 năm của các trường THPT

Các nội dung Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 2013- 2014- 2015- 2016- 2017-

2014 2015 2016 2017 2018

1.Tổng số học sinh 4502 4418 4303 4381 4393

2.Xếp loại văn hóa

- Loại giỏi (%) 1,1 1,2 2,2 3,0 4,3 - Loại khá (%) 31,6 29,6 35,3 40,7 40,7 - Loại trung bình (%) 59,2 61,1 57,5 43,7 45,6 - Loại yếu (%) 8,1 7,3 4,6 11,5 9,2 - Loại kém (%) 0,0 0,8 0,4 1,1 0,2 3.Xếp loại hạnh kiểm - Loại tốt (%) 56,1 57,2 61,8 62,4 62,7 - Loại khá (%) 34,4 34,1 30,1 28,3 27,9 - Loại trung bình (%) 9,1 7,9 6,9 7,8 8,6 - Loại yếu (%) 0,4 0,8 1,2 1,5 0,8

4. Kết quả thi học sinh

giỏi cấp tỉnh - Tổng số HS đạt giải 93 63 67 135 118 + Giải nhất 3 0 1 4 6 + Giải nhì 5 6 4 18 12 + Giải ba 36 18 16 42 30 + Giải KK 49 39 46 71 70 5.Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp(%) 94,7 94,5 99,6 99,5 98,9

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ xếp loại học lực yếu kém vẫn còn nhiều và tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi không cao. Tính bình quân trong 5 năm tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu kém là 8,84%, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi chiếm 2,36%.

Về xếp loại hạnh kiểm tốt và khá, chiếm tỉ lệ tương đối cao ( trung bình trong 5 năm 91% xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.

Qua bảng trên, cho thấy mặc dù số lượng học sinh đi thi học sinh giỏi đạt với tổng số giải là tương đối cao, nhưng số lượng giải nhất và nhì còn ít mà chỉ chủ yếu tập trung ở giải ba và giải khuyến khích. Điều này cũng cần các trường quan tâm hơn nữa và tìm ra các giải pháp có hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

Qua bảng tổng hợp tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của các trường trong 5 năm gần đây cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT rất cao ( trung bình 98,9%). Tuy vậy, số học sinh thi đỗ tốt nghiệp xếp loại giỏi quá ít. Phần lớn học sinh thi đỗ tốt nghiệp xếp loại trung bình.

Kết quả thống kê thể hiện rõ sự quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động và tu dưỡng rèn luyện của học sinh. Số lượng học sinh xếp loại học lực khá, giỏi ngày một tăng, số lượng học sinh xếp loại học lực yếu kém ngày một giảm. Điều đó thể hiện học sinh đã có ý thức học tập, ý thức nâng cao trình độ học vấn và trau dồi kiến thức văn hoá thường xuyên. Kết quả trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; các đồng chí lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Một trong những nét nổi bật về sự chuyển động tích cực tạo nên thành quả giáo dục đạo đức đối với học sinh các trường THPT giáo dục đạo đức trong Nhà trường. [33]

2.2. Thực trạng GDPL cho học sinh THPT tại Quận 10, Tp. HCM

Mục đích khảo sát: Nhằm làm rõ thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất các biện giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả.

Nội dung khảo sát: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPTtrên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát:

Qui mô và địa bàn khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát 5/7 trường THPT trên địa bàn quận.

Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu khảo với đối tượng là CBQL, GV thuộc 5 trường THPT trên địa bản quận.

Số liệu được thể hiện trong bảng sau:

Stt Trường CBQL, GV Giáo viên

01 Trường THPT Nguyễn Khuyến 2 25

02 Trường THPT Nguyễn Du 2 25

03 Trường THPT Nguyễn An Ninh 2 25

Trường THPT Sương Nguyệt Ánh

04 2 25

05 Trường THPT Diên Hồng 2 25

TỔNG 10 125

Phương pháp khảo sát

Để khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV (Mẫu phiếu tại Phụ lục).

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:

Chuẩn cho điểm:

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Yếu Trung bình Khá Tốt

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

Không ảnh hưởng Phân vân Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

Cách đánh giá:

Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:

Chuẩn đánh giá (theo điểm):

Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:

-Mức 4: Tốt (Tốt; Rất thường xuyên; Rất ảnh hưởng): 3.26≤X≤3.99.

-Mức 3: Khá (Khá; Thường xuyên; Ảnh hưởng): 2.51≤ X≤3.25.

-Mức 2: Trung bình (Trungbình; Thỉnh thoảng; Phân vân): 1.76≤ X≤2.50

-Mức 1: Yếu, kém (Yếu; Chưa bao giờ; Không ảnh hưởng): 1.00≤X≤1.75

Ý nghĩa sử dụng X :

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.

k

X i K

i X i n Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

n. X : Điểm trung bình.

Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.

2.2.2. Kết quả khảo sát và kết luận

2.2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

Đánh giá được thực trạng nhận thức của cán CB, GV về tầm quan trọng ý nghĩa của GDPL cho HS, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng GDPL cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Kết quả nhận thức của CB, GV là cơ sở để CBQL xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức thực hiện GDPL cho HS được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục

pháp luật cho HS THPT Tỷ lệ 0.00 14.81 Rất cần thiết Cần thiết 29.63 55.56 Ít cần thiết Không cần thiết

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng GDPL cho HS trong nhà trường có vai trò rất cần thiết và cần thiết với tỷ lệ chiếm (85.2% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết). Bên cạnh đó, vẫn còn 14.81% ý kiến cho rằng GDPL cho HS ít cần thiết và không có đối tượng nào đánh giá GDPL cho HS là không cần thiết. Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ GV vẫn chưa nhận được tầm quan trọng của công tác này.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về vai trò, ý nghĩa của GDPL cho HS. Điều đó, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về GDPL cho HS đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi. Mặc dù, số ít CB, GV nhận thức còn chưa đúng đắn nên trong thời gian tới các trường cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho đội ngũ GV hiểu rõ, đúng đắn về công tác này.

2.2.2.2. Thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh THPT Quận 10

GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và là yếu tố then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Kết quả khảo sát ý kiến của 10 CBQL, 125 GV thuộc 5 trường THPT Quận 10 về nội dung này, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên

tham gia thực hiện GDPL cho học sinh THPT

Mức độ thực hiện

Thứ

TT Nội dung Tốt Khá Trung Yếu

bình X bậc

SL % SL % SL % SL %

1 Trình độ nghiệp vụ sư phạm 31 23.0 44 32.6 37 27.4 23 17.0 2.39 4 2 Nắm vững kiến thức, nội dung 30 22.2 40 29.6 36 26.7 29 21.5 2.47 2

môn dạy

Tổ chức hoạt động dạy học đa

3 dạng về nội dung, kiến thức 42 31.1 46 34.1 31 23.0 16 11.9 2.16 9 môn học 4 Sử dụng đa dạng các phương 56 41.5 40 29.6 32 23.7 7 5.2 1.93 10 pháp, hình thức dạy học 5 Vận dụng các kỹ thuật dạy học 46 34.1 38 28.1 31 23.0 20 14.8 2.19 8 Nắm vứng kiến thức môn học và 6 vận dụng kỹ năng thực hành 40 29.6 40 29.6 34 25.2 21 15.6 2.27 6 chuyên môn/môn học Có khả năng dạy học tích hợp

7 các môn học khác vào giảng dạy 35 25.9 47 34.8 30 22.2 23 17.0 2.30 5 pháp luật

Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng;

8 chính sách, pháp luật của nhà 27 20.0 41 30.4 32 23.7 35 25.9 2.56 1 nước, quy chế quy định của

ngành

9 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy 32 23.7 40 29.6 36 26.7 27 20.0 2.43 3 tín của nhà giáo

10 Kiểm tra, đánh giá kết quả học 47 34.8 34 25.2 26 19.3 28 20.7 2.26 7 tập của người học

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần đánh giá thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện GDPL cho học sinh THPT ở mức độ trung bình, khá với X từ 2.26 đến 2.65, trong đó có nội dung được đánh giá mức độ khá, có nội dung đánh giá mức độ khác. Cụ thể:

Nội dung thực hiện mức độ khá là:

- Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước, quy chế quy định của ngành (cóX= 2.65). Đây là yêu cầu thuộc về chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp của ĐNGV. Thực tế, GV dạy giáo dục công dân của các trường THPT của quận hiện nay 100% có bằng cử nhân chính trị. Sự am hiểu về quan điểm, đường lối của Đảng đến chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng đến GV truyền thụ các kiến thức đến HS. Do vậy, nội dung về “Nắm vững kiến thức, nội dung môn dạy” có X=2.47 (mức độ khá). Yếu tố về phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo cũng được đánh giá cao với X =2.43 “Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo”

Tuy vậy, một số mặt còn hạn chế như: Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức dạy học; Vận dụng các kỹ thuật dạy học; Nắm vứng kiến thức môn học và vận dụng kỹ năng thực hành chuyên môn/môn học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

Có thể thấy, vai trò của đánh giá học sinh rất quan trọng, việc đánh giá sẽ g iúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế và giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông, từ thực tiễn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)