Đánh giá chung về thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông, từ thực tiễn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 63)

THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, công tác GDPL cho HS THPT trong thời gian qua luôn được sự quan tâm của của Đảng bộ, cơ quan Nhà nước, lãnh đạo các trường đã chỉ đạo, phát huy nguồn lực cho GDPL cho HS THPT.

Thứ hai, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền GDPL phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nhà trường và cơ sở; lựa chọn và phân công các cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, có năng lực để tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả.

Thứ ba, các đoàn thểxã hội như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên là một bộ phận có vai trò quan trọng truyên truyền, GDPL cho HS THPT qua thực tiễn hoạt động. Chương trình, nội dung của Đoàn, Hội liên hiệp thanh niên được tổ chức phong phú, hấp dẫn đã thực sự là môi trường trải nghiệm để thanh niên nhận thức và thể hiện lòng yêu nước của mình.

Thứ tư, về bản thân HS, đa số có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước, tích cực hăng hái thi đua học tập, lao động, công tác, sống có lý tưởng, hoài bão, luôn có ý chí vươn lên.

2.3.2. Hạn chế

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thành tích mà công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông đạt được hoạt động này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế về chương trình, nội dung, sách giáo khoa, tài liệu, đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật... và đang vấp phải sự lúng túng trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp, do đó chưa thực sự tạo được bước đột phá trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh.

- Về chủ thể, số lượng giáo viên tham gia GDPL: Đa số GV môn giáo dục công dân được đào tạo đúng chuyên ngành giáo dục công dân, giáo dục chính trị chưa nhiều. Nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Một bộ phận những người làm công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường còn biểu hiện yếu kém về đạo đức, sai lệch trong ứng xử. Đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nhà giáo còn khó khăn. Kiến thức giảng dạy, hầu như giảng viên giảng dạy chỉ có kiến thức lý thuyết là chủ yếu, còn thiếu kinh nghiệm về thực tế. Đối với người giáo viên, tuyên truyền viên cần không ngừng trau rồi kiến thức và hiểu biết của mình về những vấn đề liên quan đến pháp luật, đồng thời tìm tòi và vận dụng những phương pháp giảng dạy để đạt được hiệu quả cao trong mỗi bài giảng, tạo cho sinh viên hứng thú say mê môn học pháp luật.

- Nội dung giáo dục pháp luật còn nặng về lý thuyết, thiếu giáo dục kỹ năng sống. Nội dung giáo dục pháp luật tích hợp qua môn giáo dục công dân còn ít, chủ yếu kiến thức triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội... Những kiến thức cuộc sống, nhất là kiến thức đạo đức, pháp luật và kỹ năng ứng xử, đối phó với trường hợp nguy hiểm chưa được quan tâm đúng mức. Một số nội dung có sự trùng lắp trong chương trình giáo dục công dân lớp 11 và lớp 12 như vấn đề bảo vệ môi trường, giáo dục, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Dung lượng kiến thức trong mỗi bài học quá lớn so với quỹ thời gian cũng như khả năng học tập của học sinh.

-Về phương pháp dạy học: một số GV đã đổi mới phương pháp tuyên truyền, có sự kết hợp nhiều phương pháp so với trước đây, nhưng vẫn chưa xây dựng được phương pháp đặc thù về dạy học và giáo dục pháp luật trong nhà trường để bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ phụ trách bộ môn, gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình và ảnh hưởng đến kết quả giáo dục pháp luật. . Phương pháp giáo dục nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nặng về đạo lý suông, dạy và học rơi vào thuần túy lý thuyết, coi nhẹ hoặc không có điều kiện thực hành, không phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của HS, không ít nơi tách rời giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Do vậy, công tác GDPL cho HS THPT đang có lỗ hổng lớn, đang có một khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu xây dựng đất nước

thời kỳ CNXH, CNH-HĐH. Phương tiện giáo dục còn nghèo nàn, thực hiện chưa đồng bộ giữa các ban, ngành.

- Về hình thức GDPL cho HS: hiện nay chủ yếu là nghe giảng trên lớp, việc tiếp thu bài học chủ yếu ở bài giảng của giáo viên, sau khi nghe giảng cũng là đã học xong không biết kết hợp các khâu trong quá trình học tập như: nghe giảng trên lớp, tự học, tự nghiên cứu thảo luận, seminar (hội thảo), nghiên cứu thực tế làm cho chất lượng giáo dục pháp luật không cao, chỉ tiếp thu kiến thức một chiều của giảng viên, không phát huy khả năng tư duy của sinh viên. Hoạt động ngoại khóa, tập thể ở một số trường có nội dung còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu hấp dẫn và mang tính hình thức, thiếu kiểm tra đôn đốc, rút kinh nghiệm.

Công tác phối hợp giáo dục giữa các ban ngành, đoàn thể, nhà trường, gia đình còn hạn chế, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán.

+Sự phối hợp giữa các nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa tốt: một số thanh niên vi phạm pháp luật chưa có cơ chế quản lý, đặc biệt hiện nay đoàn viên thanh niên trong trường học vi phạm pháp luật chưa có chế tài khi công an đổi lỗi cho nhà trường, nhà trường tạo áp lực cho công an và chính quyền địa phương.

+Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá ở quận đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo thanh niên vào các điểm giải trí như: Bi-a, Game, chat,...nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng thanh niên lơ là, né tránh, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

Kinh phí dành cho các hoạt động này còn rất khó khăn, đa số phải huy động nhiều nguồn khác nhau như: đóng góp của học sinh, các nguồn tài trợ… hầu hết các trường đều chưa có kinh phí riêng dành cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể. Mặt khác, thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa quá ít, việc tổ chức

“tuần sinh hoạt công dân – học sinh” cũng chỉ gói gọn trong tuần đầu tiên của năm học nhưng lại lồng ghép quá nhiều nội dung khác.

Từ những nghiên cứu trên có thể khẳng định hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông thời gian qua còn thấp. Ngoài lý do hạn chế về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông, nguyên nhân của tình trạng trên còn xuất phát từ nhận thức hạn chế của các chủ thể về vị trí, vai trò của công tác giáo dục pháp luật trong sự nghiệp giáo dục; do sự tác động nhiều chiều của điều kiện xã hội trong lúc các em thiếu sân chơi lành mạnh; do tác động ngược chiều của thực tiễn pháp luật; do ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện, hoàn cảnh gia đình và nhóm bạn bè tiêu cực đồng thời thiếu sự kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

2.3.3. Nguyên nhân - Về mặt nhận thức

Về mặt nhận thức của một bộ phần CB, GV và HS đôi khi chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện GDPL, còn xem nhẹ công tác GDPL mà chỉ quan tâm chú trọng vào học lực, trình độ của HS. Mặc dù quan điểm của Đảng là lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng còn dừng lại ở cái chung, chưa có những định hướng cụ thể, rõ ràng trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhận thức về công tác giáo dục, tuần thủ pháp luật của một số thành viên, chưa có chỉ đạo cụ thể.

- Về yếu tố môi trường: Sự thiếu gương mẫu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và cán bộ chuyên trách. Đó là, tình trạng tham ô, hối lộ, bao che, trù dập, buôn lậu, trốn thuế, chiếm đoạt của công v.v. đã làm cho thế hệ thanh niên mất lòng tin, không còn là những tấm gương để cho thế hệ thanh niên học tập và noi theo. Mặt khác, sự quan tâm của Đảng bộ và các cơ quan ban ngành trong thị xã đối với thanh niên và công tác thanh niên chưa được phát huy đầy đủ và đúng mức, chưa toàn diện và sâu sát. Chưa đề cao vai trò của thanh niên, có tư tưởng xem

thường tuổi trẻ cho rằng họ chưa có kinh nghiệm, không đủ khả năng v.v. Do vậy mà chính sách xã hội và chiến lược con người nhất là chiến lược đối với thế hệ trẻ còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên tham gia có hiệu quả vào các chương trình chính sách phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường đã làm cho môi trường xã hội của giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nên những tác động xấu tới tư tưởng, ý thức, tới tình cảm, hành vi và lối sống của HS.

- Về phía gia đình: Gia đình làmột môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách của các em. Một đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã chứa đựng trong cơ thể những yếu tố cần thiết để phát triển thành người, thành nhân cách. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dậy con cái thành người với đúng nghĩa của nó. Tất cả mọi lời nói, cử chỉ, việc làm của cha mẹ và những người trong gia đình đều có ảnh hưởng lớn tới đứa trẻ, lối sống gia đình nề nếp sinh hoạt giao tiếp v.v. của gia đình đều tác động vào đứa bé. Ông bà ta thường khuyên “dạy con từ thuở còn thơ” là thế. Sau này, khi các em đã được ngồi trên ghế nhà trường công việc giáo dục cho các em càng cần được quan tâm chú trọng hơn, vì ở tuổi này các em có sự thay đổi về tâm sinh lý, rất nhạy cảm với những vần đề trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, một số các bậc cha mẹ mải lo làm kinh tế đẩy trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường, chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục lối sống với thế hệ trẻ, có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngược lại nhiều gia đình khá giả chiều chuộng con một cách thái quá do đó đã hình thành ở các em một tư tưởng quen được hưởng thụ, ích kỷ, thờ ơ, ngại khó, ngại vất vả. Nhiều gia đình do việc làm ăn thiếu minh bạch của bố mẹ do đó cũng đã phần nào ảnh hưởng xấu tới sự lối sống, quan điểm của thanh niên. Tất cả những nguyên nhân trên tạo nên những khoảng trống trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp cho HS THPT từ phía gia đình cần phải được khắc phục.

- Về phía học sinh: Vềmặt nhận thức của một bộ phận HSđôi khi chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS THPT. Bên cạnh những mặt tích cực, về mặt tình cảm một bộ phận HS THPT còn thiếu ý thức rèn luyện, coi nhẹ truyền thống của dân tộc, ít hiểu biết pháp luật, thiếu tính tự giác, thiếu ý thức khắc phục khó khăn, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội, sống thờ ơ... dẫn đến lười biếng, buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội. Biểu hiện cụ thể là một số HS THPT đã xuất hiện tình trạng chây lười, bỏ bê công việc, chạy theo lối sống thực dụng mà bỏ quên truyền thống, giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Đặc biệt về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần.Thanh niên với tư cách là đối tượng được giáo dục.

Từ thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho HS THPT hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng như đã nêu trên cần phải khắc phục những mặt hạn chế, tìm ra hướng đi mới cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho HS THPT trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quê hương và đất nước trong thời kỳ mới. [32]

Tiểu kết chương 2

Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước hết, thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức pháp luật giáo dục pháp luật hình thành, phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông. Giáo dục pháp luật giúp các em hiểu được điều hay lẽ phải, nhận biết được những chuẩn mực tốt đẹp về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng, dân chủ, lòng khoan dung, biết yêu cái đẹp, cái chân chính, biết đấu tranh với cái xấu và trong những tình huống cụ thể các em biết nên và cần ứng xử như thế nào cho phù hợp với đạo lý làm người. Đồng thời giáo dục pháp luật còn góp phần phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội.

Kết quả khảo sát thực trạng GDPL cho HS THPT Quận 10 được khảo sát và phân tích trước hết về những yếu tố tác động đến công tác GDPL cho HS THPT trong đó chỉ rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình giáo dục.

Đặc biệt, luận văn đã đánh giá đúng và phân tích khách quan thực trạng của công tác GDPL cho HS THPT được phân tích trên yếu tố cốt lõi về: thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của GDPL cho HS THPT, về năng lực của đội ngũ tham gia GDPL cho HS THPT, về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức giáo dục và các điều kiện đảm bảo GDPL cho HS THPT.

GDPL cho HS THPT Quận 10 hiện nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng trong đó ảnh hưởng nhất là yếu tố nhận thức, năng lực, chuyên môn, điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính.

Trên cơ sở chỉ ra yếu tố ảnh hưởng, đề tài phân tích ưu, nhược điểm và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng.

Kết quả khảo sát cho thấy, GDPL cho HS THPT Quận 10 cần có biện pháp hữu hiệu, tích cực hơn để nâng cao hiệu quả GDPL cho HS THPT. Trên đây là cơ sở thực trạng rất cần thiết định hướng để tác đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả GDPL cho HS THPT Quận 10 ở chương tiếp theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông, từ thực tiễn quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)