2.1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho cơ quan thực hiện BHXH theo quy định của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm NLĐ và NSDLĐ.
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động khơng xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; Lực lượng vũ trang; Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; NLĐ là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Có thể thấy hình thức BHXH bắt buộc đang có sự phát triển khá nhanh, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng. BHXH bắt buộc gần như bao phủ tất cả các đối tượng tham gia quan hệ lao động. Theo quy định luật BHXH năm 2014, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi của NLĐ do những lao động thuộc nhóm này vẫn có thể gặp rủi ro khi làm việc, vừa ngăn cản
việc các doanh nghiệp trốn tránh việc tham gia BHXH cho NLĐ bằng cách ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng theo chuỗi. Tuy nhiên, trên thực tế, đối tượng lao động này rất khó quản lý, do tính chất đặc thù khơng ổn định, thay đổi thường xuyên trong khi cơ chế quản lý về lao động, tiền lương và thủ tục tham gia và dừng đóng BHXH bắt buộc cịn nhiều hạn chế. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động 2012 thì đối với cơng việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Quy định này dễ dàng tạo điều kiện cho chủ sử dụng lao động “lách luật” để không phải tham gia BHXH cho NLĐ. Chủ sử dụng lao động cũng có thể ký kết hợp đồng dưới 01 tháng với NLĐ hoặc không công khai thuê mướn lao động, NLĐ trong trường hợp này trở thành lao động chui và không được bảo vệ quyền lợi đầy đủ.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, việc Việt Nam thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với NLĐ là cơng dân nước ngồi là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước với lao động nước ngoài, tạo tâm lý yên tâm làm việc cho NLĐ. Đây là một yếu tố tích cực tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút lao động chất lượng cao đến Việt Nam. Việc quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với tất cả những NLĐ đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng và NLĐ là cơng dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ là tiền đề thúc đẩy, triển khai các Hiệp định song phương về BHXH giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
Về NSDLĐ, NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Luật BHXH năm 2014 đã hệ thống một cách chi tiết và đầy
đủ các trường hợp có sử dụng, thuê mướn lao động phải tham gia BHXH bắt buộc. Tham gia BHXH bắt buộc trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của NSDLĐ để bảo vệ NLĐ.
2.1.2. Về các chế độ BHXH bắt buộc
Chế độ BHXH là hệ thống các các quy định về mức hưởng của từng trường hợp, điều kiện hưởng và thời hạn hưởng cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm. Hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam quy định các chế độ BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ TNLĐ, BNN; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
2.1.2.1. Chế độ ốm đau
Theo Giáo trình Luật an sinh xã hội của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Bảo hiểm ốm đau là chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐ (người tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật” [34, tr. 134]
- Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trừ những người
đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng, người hoạt động khơng chun trách ở xã, phường, thị trấn và NLĐ là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đối với đối tượng lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng do tính chất khơng ổn định và thay đổi thường xuyên thì việc thực hiện các chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản… đối với họ là rất khó khăn và cịn gặp nhiều vướng mắc.
- Pháp luật BHXH quy định thời gian tối đa được hưởng chế độ ốm đau trong một năm của NLĐ đủ điều kiện được hưởng được tính theo ngày làm việc khơng kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp NLĐ nghỉ do mắc bệnh thông thường theo quy định của Luật BHXH năm 2014 là tối đa 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm, 40 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên. Việc quy định khoảng cách thời gian đóng BHXH giữa các mức hưởng là quá lớn không đảm bảo sự cơng bằng, thể hiện được ngun tắc đóng – hưởng và khơng khuyến khích mọi người đóng BHXH với thời gian lâu hơn.
- Về trường hợp NLĐ nghỉ do mắc bệnh thuộc Danh mục chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì Luật BHXH năm 2014 khơng quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu của NLĐ trước khi hưởng chế độ ốm đau. Do đó ngay khi NLĐ bị ốm đau trong tháng đầu tiên tham gia đóng BHXH, họ vẫn có quyền được hưởng chế độ ốm đau như các đối tượng khác đóng lâu hơn. Điều này dẫn tới chính sách dễ bị lạm dụng, nhất là đối với trường hợp NLĐ nghỉ do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần điều trị dài ngày, từ đó làm ảnh hưởng cân đối thu chi của quỹ BHXH, nguyên tắc đóng - hưởng và cũng khơng đảm bảo tính cơng bằng giữa những người NLĐ tham gia BHXH.
- Đối với trường hợp NLĐ nghỉ chăm con ốm đau: thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được xác định theo tuổi của con và cũng tính trong
phạm vi một năm phụ thuộc vào các yếu tố về điều kiện lao động, tình trạng bệnh tật, thời gian đóng BHXH và độ tuổi của con bị ốm. Tuy nhiên, Luật BHXH năm 2014 chưa có sự phân biệt về thời gian hưởng chế độ BHXH ốm đau để chăm sóc con ốm tùy theo tình trạng và mức độ bệnh tật của con, điều này xảy ra vướng mắc khi áp dụng đối với trường hợp con mắc bệnh điều trị dài ngày và con chỉ bị ốm đau thông thường. Trong khi đó, dưới 07 tuổi là thời gian sức khỏe của trẻ vẫn còn nhạy cảm, rất dễ bị mắc các bệnh thông thường hoặc cần phải điều trị dài ngày nên NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm là điều tất yếu.
- Riêng đối với những người làm việc trong lực lượng vũ trang (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân…) thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền hồn tồn khơng phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH cũng như loại bệnh. Về mức hưởng chế độ ốm đau thì họ sẽ được hưởng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian hưởng và mức hưởng chế độ ốm đau đối với những NLĐ làm việc trong lực lượng vũ trang có sự khác biệt và ưu đãi hơn so với NLĐ dân sự. Đây là những chế độ đãi ngộ đặc biệt của Nhà nước dành cho các đối tượng này bởi tính chất cơng việc của họ, nhưng lại được sử dụng quỹ BHXH. Trong khi đó quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước. Mặt khác, trong cùng một mối quan hệ tương quan về lao động, khi được đặt trong vị trí là đối tượng điều chỉnh của một ngành Luật thì chế độ này chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng.
2.1.2.2. Chế độ thai sản
Chế độ thai sản là một chế độ đặc thù chủ yếu gắn liền với NLĐ nữ, không chỉ bảo đảm đời sống và sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn tạo điều kiện cho NLĐ nói chung, đặc biệt là lao động nữ kết hợp hài hịa giữa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình, phát huy hiệu quả trí tuệ, tài năng vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Về đối tượng được hưởng chế độ thai sản, Luật BHXH năm 2014 đã mở rộng thêm phạm vi đối tượng là trường hợp lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; trường hợp lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. Ngồi ra, NLĐ nhận ni con ni dưới 06 tháng tuổi cũng được hưởng chế độ thai sản thay vì quy định dưới 04 tháng tuổi như trước kia. Việc mở rộng phạm vi đối tượng hưởng chế độ thai sản mà
Luật BHXH năm 2014 đang quy định rất tiến bộ, phù hợp với quy định của pháp luật thế giới.
Về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì Luật BHXH năm 2014 đã quy định cụ thể hơn trường hợp NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật đã nới lỏng quy định điều kiện hưởng với đối tượng này, đảm bảo công bằng và quyền lợi cho NLĐ, tạo điều kiện cho lao động nữ vì lý do bệnh lý phải nghỉ việc dưỡng thai vẫn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, vừa hạn chế được tình trạng trục lợi chế độ thai sản.
Về thời gian hưởng chế độ thai sản, Luật BHXH năm 2014 quy định cả trường hợp lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại khoản 2 Điều 34. Quy định này rất tiến bộ và thể hiện sự bình đẳng giới, sự chia sẻ trách nhiệm của người chồng trong việc chăm sóc con, đảm bảo tốt hơn sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh.
Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản tại Điều 39 bao gồm mức hưởng một tháng, mức hưởng một ngày và mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi. Về mức hưởng một ngày, Luật BHXH
năm 2014 đã bổ sung áp dụng đối với trường hợp khi khám thai và lao động nam có vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày, quy định này đảm bảo công bằng về quyền lợi của NLĐ và thống nhất với quy định về chế độ ốm đau.
Luật BHXH năm 2014 cũng quy định cụ thể hơn về thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, nhằm đảm bảo cơng bằng về quyền lợi cho NLĐ trong tương quan với các chế độ BHXH khác.
Tuy nhiên, Luật BHXH năm 2014 chưa quy định chi tiết về chế độ hưởng trợ cấp một lần khi sinh cho trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH,
vì với điều kiện về quản lý nhân khẩu và lao động hiện hành thì chỉ trong thực tế khơng thể xác định được người mẹ có tham gia BHXH hay khơng mà chỉ căn cứ vào đơn và xác nhận nên chắc chắn sẽ bị lạm dụng và không kiểm sốt được khi cả cha, mẹ đóng BHXH tại các đơn vị khác nhau, thậm chí tại các địa phương khác nhau cũng đề nghị hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
Pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Luật BHXH năm 2014 cũng quy định đảm bảo quyền của NLĐ khi nhận nuôi con nuôi. Theo Luật BHXH năm 2014, khi NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có trường hợp NLĐ nhận ni nhiều con ni dưới 06 tháng tuổi thì Luật BHXH hiện nay chưa quy định.
Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện để lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con là sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng (Luật BHXH 2006 là từ đủ 60 ngày trở lên) và phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý. Việc kéo dài thời gian nghỉ sinh con mới có đủ điều kiện để đi làm để đảm bảo tối đa sức khỏe, quyền lợi của NLĐ nữ, mặc dù Luật quy định chỉ mang tính tùy nghi, phụ thuộc vào sự lựa chọn của lao động nữ cũng là để lao động nữ có cơ hội việc làm, đảm bảo thu nhập trong q trình chăm sóc con nhỏ khi sức khỏe đã được đảm bảo. Tuy nhiên, việc Luật BHXH năm 2014 vẫn quy định bỏ ngỏ về điều kiện “báo
trước và được NSDLĐ đồng ý” mà không quy định chi tiết “thời hạn báo trước là bao lâu hay vấn đề này do hai bên thỏa thuận hoặc do NSDLĐ quy định” [28, tr.13] cũng gây khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện chế độ thai sản.
2.1.2.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ TNLĐ, BNN là chế độ nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ trước những rủi ro nghề nghiệp, đảm bảo các khoản trợ cấp và bù đắp phần thu nhập bị mất đi khi họ phải nghỉ việc vì bị TNLĐ, BNN. Chế độ TNLĐ, BNN khơng chỉ được quy định tại Luật BHXH năm 2014 mà còn được điều chỉnh bởi Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN: Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN bao gồm NLĐ tham gia BHXH bắt buộc quy định theo Khoản 1 Điều 2 và NSDLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật BHXH năm 2014. Điểm mới của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 so với Luật BHXH năm 2014 là đã bổ sung đối tượng hưởng chế độ TNLĐ, BNN là NSDLĐ tham gia BHXH.
Về điều kiện hưởng chế độ TNLĐ: Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và Luật An tồn, vệ sinh lao động 2015 thì NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ khi bị TNLĐ tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi