Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 49 - 70)

Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây-bắc tỉnh Hải Dương, giáp với các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Cẩm Giàng là một huyện nhỏ với diện tích 109 km2 chia thành 19 đơn vị hành chính bao gồm 17 xã và 02 thị trấn, dân số 127.914 người. Trong những năm gần đây, cùng với điều kiện phát triển chung của đất nước, nền kinh tế huyện Cẩm Giàng có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, lĩnh vực thương mại, cơng nghiệp dịch vụ được khuyến khích đầu tư phát triển. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 02 cụm công

nghiệp, 05 khu công nghiệp lớn là Tân Trường, Phúc Điền, Lai Cách, Đại An, Cẩm Điền – Lương Điền và 02 cụm công nghiệp làng nghề thu hút trên 20.000 lao động trên khắp cả nước. Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong những năm qua đã làm cho nền kinh tế huyện Cẩm Giàng tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển tương đối toàn diện, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Ngoài ra, huyện Cẩm Giàng nằm gần với Trung tâm thành phố Hải Dương, có hệ thống đường giao thông trọng điểm đi qua với 3 trục: quốc lộ 5A, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, quốc lộ 38 nối đường 5A với đường 5B, đường 194 phân nhánh tạo nên những trục đường giao thông lớn, thuận lợi cho lưu thơng ln chuyển hàng hóa.

BHXH tỉnh Hải Hưng được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 15/06/1995 theo quyết định số 20/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Cùng với việc thành lập BHXH tỉnh Hải Hưng, BHXH huyện Cẩm Bình cũng đã được thành lập, có trụ sở tại Thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng (Nay thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ngày 01/01/1997 theo nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính của một số tỉnh trong đó có tỉnh Hải Hưng, tỉnh Hải Hưng được tách thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Theo ý kiến của thủ tướng Chính phủ tại cơng văn số 4045/CCHC ngày 13/08/1997 của văn phịng Chính phủ về việc chia tách BHXH ở các tỉnh mới tách, tháng 10/1997 BHXH tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1599/QĐ-TCCB ngày 16/09/1997 của BHXH Việt Nam trên cơ sở tách BHXH tỉnh Hải Hưng thành BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên. Cùng với phân chia địa giới tỉnh, địa giới của huyện Cẩm Bình cũng được chia tách thành huyện Cẩm Giàng và huyện Bình Giang.

BHXH huyện Cẩm Giàng được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 375/BHXH-QĐ/TCCB ngày 01/03/1997 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở chia tách BHXH huyện Cẩm Bình đến nay đã

được hơn 20 năm. Nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Giàng và sự phối hợp của các ban, ngành, đồn thể và các tổ chức chính trị xã hội trong huyện, BHXH huyện Cẩm Giàng đều hoàn thành kế hoạch được giao, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Bám sát tình hình thực tế của địa phương và nhiệm vụ được giao, BHXH Cẩm Giàng luôn chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu cho BHXH tỉnh, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thực hiện triệt để công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục ổn định cơng tác tổ chức cán bộ, đồn kết sáng tạo và chủ động khắc phục mọi khó khăn, đảm bảo thống nhất, thơng suốt, đồng bộ, đạt hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống NLĐ và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn.

2.2.1. Thành tựu đạt được

2.2.1.1. Mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Cẩm Giàng là một trong những huyện đứng đầu tỉnh về số lượng khu công nghiệp và số lượng doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh, do vậy đối tượng và đơn vị tham gia BHXH không ngừng tăng theo các năm. BHXH huyện Cẩm Giàng đã rất tích cực trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Theo đó, một số hình thức tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH đã được tổ chức, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, như đăng thơng tin lên các phương tiện thơng tin đại chúng, tổ chức phát hành miễn phí các loại ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm BHXH của doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với NLĐ và NSDLĐ, qua đó đã giúp cho NLĐ, NSDLĐ có được thơng tin cập nhật về chế độ chính sách BHXH, dễ dàng trong giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Nhờ vậy, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng với tất cả

các thành phần kinh tế, NLĐ thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia ngày càng nhiều, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngồi quốc doanh. Điều đó góp phần quan trọng vào tăng trưởng quỹ BHXH với số tiền thu của BHXH huyện Cẩm Giàng hằng năm tăng cao, đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Theo thống kê của BHXH huyện Cẩm Giàng, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có biến động về số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2014-2018 như sau:

Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2018

Đơn vị sử dụng lao

Đơn vị sử dụng lao Tỷ lệ tham Chỉ tiêu động thuộc diện tham

động đã tham gia gia (%) gia 2014 338 325 96.15 2015 362 349 96.41 2016 397 386 97.23 2017 415 405 97.59 2018 440 428 97.73 Tổng 1952 1893 96.98

(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)

Nhìn vào bảng số liệu 2.1 trên, ta có thể thấy rõ ràng tình hình tham gia BHXH bắt buộc của đơn vị sử dụng lao động tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2018 tăng dần theo các năm. Cụ thể:

Năm 2014, số lượng đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia là 338 đơn vị, số đơn vị đã tham gia là 325 đơn vị, đạt tỷ lệ 96,15%. Đến năm 2015 tăng lên 362 đơn vị, tăng thêm 24 đơn vị tương ứng với khoảng 1,07 lần và số đơn vị đã tham gia cũng tăng lên là 349 đơn vị, đạt 96,41% tỷ lệ

Năm 2018, số lượng đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc là 428 đơn vị trong tổng số 440 đơn vị thuộc diện tham gia, tăng gấp 1,32 lần so với năm 2014, chiếm tỷ lệ tham gia BHXH năm 2018 đạt 97,73%.

Nguyên nhân của sự gia tăng số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc qua các năm là do:

Nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần được phục hồi vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đi vào ổn định hơn.

Sự gia tăng số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH chủ yếu là đến từ hai khối ngành là Doanh nghiệp ngồi quốc doanh và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do trong giai đoạn này, Việt Nam gia nhập cộng đồng ASEAN và liên tiếp kí kết được các hiệp định về thương mại quốc tế như FTA, WTO, TPP… các hiệp định thương mại quốc tế này đều mang chung một mục tiêu là mở rộng thị trường, thúc đẩy nền kinh tế, tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, thu hút đông đảo các nhà đầu tư từ nước ngồi vào Việt Nam…

Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2018 được thống kê qua bảng sau:

Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ trên địa bàn huyện Cẩm Giàng từ năm 2014-2018

Chỉ tiêu Số NLĐ thuộc diện Số NLĐ đã tham Tỷ lệ tham gia

tham gia (người) gia (người) (%)

2014 28.904 26.173 90.55 2015 30.52 27.446 89.93 2016 33.751 32.254 95.56 2017 35.894 34.648 96.52 2018 38.458 37.316 97.03 Tổng 167.527 157.837 94.22

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 trên, ta có thể nhận thấy số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014- 2018 tăng đều qua các năm, cụ thể:

Năm 2014, số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là 28.904 người và số lao động đã tham gia là 26.173 người, chiếm 90,55% tỷ lệ tham gia.

Năm 2015, số lao động thuộc diện tham gia là 30.520 người, số lao động đã tham gia là 27.446 người, chiếm tỷ lệ đã tham gia là 89,93%. Tăng khoảng 1,05 lần so với năm trước.

Năm 2018, số lao động thuộc diện tham gia là 38.458 người, số lao động đã tham gia là 37.316 người, chiếm tỷ lệ đã tham gia là 97.03%. Tăng khoảng 1,43 lần so với năm 2014.

Những số liệu trên đã cho thấy công tác khai thác, phát triển, mở rộng đối tượng của BHXH huyện Cẩm Giàng thực hiện khá hiệu quả.

2.2.1.2. Về công tác thu BHXH

Về đóng góp quỹ BHXH bắt buộc, xác định công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình tổ chức, triển khai nhiệm vụ của ngành, BHXH tỉnh Hải Dương đã giao dự toán chỉ tiêu kế hoạch thu cho BHXH các huyện sát với thực tế. Trong đó, BHXH huyện Cẩm Giàng ln thực hiện tốt cơng tác thu BHXH, ln đảm bảo tiến độ và hồn thành vượt mức kế hoạch BHXH tỉnh giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn NLĐ trên địa bàn huyện. Phần lớn các cơ quan, đơn vị tự giác chấp hành quy định đối chiếu và thu nộp tiền BHXH ngay sau kỳ trả lương và thanh toán, giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 2.3. Tình hình thu nộp BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2018. Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Loại hình Số phải Số đã Tỷ lệ Số phải Số đã Tỷ lệ Số phải Số đã Tỷ lệ Số phải Số đã Tỷ lệ Số phải Số đã Tỷ lệ

hoàn hoàn hoàn hoàn hoàn

thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ) thu(trđ)

thành(%) thành(%) thành(%) thành(%) thành(%) Khối doanh nghiệp nhà 4738 4707 99,35 5223 5009 95,90 5970 5901 98,84 6150 5936 96,52 6270 5960 95,06 nươc Khối doanh nghiệp có vốn 189327 188598 99,61 211550 210055 99,29 226811 219190 96,94 231578 233705 100,92 235487 235534 100,02

đầu tư nước ngoài Khối doanh nghiệp ngoài 18984 13287 69,99 20800 15463 74,34 22298 20672 92,71 23568 22046 93,54 24875 23435 94,21 quốc doanh Khối học sinh, 28430 28532 100,36 40747 40914 100,41 48257 48522 100,55 50487 50815 100,65 52453 52929 100,87 Đảng, Đoàn Khối ngoài 4796 4849 101,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 công lập Khối hợp tác

xã, thị trấn,

Khối khác 27 0 0 41 13 31,71 415 400 96.39 465 478 100,80 475 484 101,89

Tổng 251171 244947 97,52 283764 277566 97,82 309629 300652 97,11 318534 320030 100,47 326087 325137 99,71

(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)

Nhìn vào bảng số liệu 2.3 trên ta có thể thấy cơng tác thu ln đạt được những kết quả thu tích cực, hồn thành chỉ tiêu mà tỉnh giao cho, thậm chí cịn có khối ngành vượt mức chỉ tiêu. Cụ thể:

Khối doanh nghiệp nhà nước: Năm 2014, số phải thu của khối ngành này

là 4.738trđ và thực tế đã thu được là 4.707trđ, đạt 99,35% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2015, số phải thu tăng lên là 5.223trđ, số thu thực tế đạt 5.009trđ, tỷ lệ hồn thành hạ xuống cịn 95,90%. Năm 2016, số phải thu của khối ngành này là 5.970trđ và thực tế đã thu được 5.901trđ, đạt 98,84% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2017 số phải thu là 6.150trđ và số thu thực tế là 5.936trđ, đạt 96,52% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2018, tỷ lệ hoàn thành là 95,06% khi số phải thu là 6.270trđ và số thu thực tế là 5.960trđ.

Nguyên nhân của kết quả thu được cao như vậy là do thực tế khối ngành này có số lượng đơn vị cũng như số lượng lao động ít, lương được tính theo hệ số lương, cấp bậc lương nhà nước nên hầu như khơng có tình trạng nợ đọng.

Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: Năm 2014, số phải thu của khối ngành này là 189.327trđ, số thu thực tế đạt 188.598trđ, chiếm 99,61% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2015, số tiền phải thu tăng lên là 211.550trđ, đạt 99,29% tương ứng với số thu được thực tế là 210.055trđ. Năm 2016, tỷ lệ hoàn thành của khối ngành này đạt 96,94% với số thu thực tế được là 219.190trđ so với số phải thu là 226.811trđ. Năm 2017, số phải thu là

231.578trđ và số thu thực tế được là 233.705trđ, đạt vượt lên 100,92% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2018, tỷ lệ hoàn thành đạt 100,02% với số tiền thu được là 235,534trđ so với số phải thu là 235,487trđ. Tỷ lệ hoàn thành ở khối ngành này gần như là tuyệt đối.

Nguyên nhân là do trong những năm qua, nền kinh tế đang ấm dần lên, khối ngành này đã bắt đầu phát triển dần trở lại. Kết hợp với điều kiện kinh tế

cũng như cơ sở giao thông của huyện rất thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Vì vậy, khi đó doanh thu của các đơn vị được cải thiện thì việc các doanh nghiệp nợ đóng BHXH ở khối ngành này cũng được cải thiện theo.

Khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh: Đây là một khối ngành có tỷ lệ thu thấp nhất trong tổng các khối ngành trên địa bàn huyện. Năm 2014, số thu được chỉ đạt 13.287trđ trên tổng 18.984trđ phải thu, chiếm 69,99% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2015, thu được 15.463trđ trên 20.800trđ phải thu, tỷ lệ hoàn thành 74,34%. Năm 2016, số thu được là 20.672trđ so với số phải thu là 22.298trđ, tỷ lệ hoàn thành đã tăng mạnh lên là 92,71%. Năm 2017, số phải thu là 23.568trđ nhưng số thu được là 22.046trđ, đạt 93,54% tỷ lệ hoàn thành. Năm 2018, tỷ lệ thu tiếp tục tăng lên đạt 94,21% khi số thu được là 23.435trđ so với số phải thu là 24.875trđ.

Nguyên nhân là do ở khối ngành này, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động, doanh thu thấp…dẫn đến tình trạng nợ đọng nhiều. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hỗ trợ từ phía các cấp về vốn, về điều kiện sản xuất kinh doanh, về công tác tuyên truyền của các cán bộ BHXH đã đến động viên các đơn vị trong khối ngành này, vì vậy mà tỷ lệ hồn thành kế hoạch thu của khối ngành này đã được tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây.

Khối ngành học sinh, Đảng, Đoàn; khối hợp tác xã hay khối xã, phường, thị trấn trong kế hoạch thu ln đạt tỷ lệ hồn thành trên 100%, vượt mức kế hoạch đề ra. Ngun nhân là do khối ngành này có ít số lượng đơn vị và ít lao động, hầu hết được đảm bảo về mức thu nhập nên khơng có tình trạng thiếu nợ BHXH.

Nhìn chung, kết quả trong công tác thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện tại BHXH huyện Cẩm Giàng trong 5 năm từ năm 2014-2018 luôn đạt được kết quả cao. Đây là kết quả của việc chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của ban Giám đốc BHXH huyện Cẩm Giàng. Dựa vào kế hoạch thu hàng năm do

BHXH tỉnh giao, sự phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn huyện, Giám đốc BHXH Cẩm Giàng đã thành lập bộ phận thu bao gồm 07 đồng chí. Mỗi đồng chí chịu trách thu một khối, ngành khác nhau. Việc này phần nào đã chia sẻ khối lượng công việc cho tất cả các cán bộ trong bộ phận thu, tránh tình trạng né tránh trách nhiệm, chồng chéo cơng việc lẫn nhau.

2.2.1.3. Về tình hình chi trả các chế độ BHXH

Thực hiện các quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật, cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, trong đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho NSDLĐ, NLĐ và cơ quan BHXH thành phố Hà Nội trong việc giải quyết chế độ, đảm bảo một cách đầy đủ, kịp thời quyền thụ hưởng của NLĐ. Cụ thể, tình hình chi trả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)