Các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 34 - 39)

Cơng tác phịng ngừa tình hình tội phạm được tổ chức trên thực tế bằng cách phối hợp nhiều biện pháp khác nhau, mỗi biện pháp phòng ngừa gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức nhất định. Để có thể xây dựng hệ thống phịng ngừa tội trộm cắp tài sản một cách hồn chỉnh, đạt kết quả cao thì ta có những loại biện pháp phịng ngừa căn cứ vào các tiêu chí sau:

1.4.1. Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực

Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực; chúng ta có các biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản sau:

+ Biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản áp dụng chung trong phạm vi cả nước. Các biện pháp này thường mang tính định hướng chung, phù hợp với điều kiện và u cầu mang tính phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản chung cho tất cả các địa phương trong toàn quốc.

+ Biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản áp dụng riêng cho vùng, miền, từng địa phương cụ thể. Các biện pháp này được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào những điều kiện về kinh tế, văn hóa, phong tục – tập quán khác nhau của mỗi địa phương, vùng miền, khi được áp dụng sẽ giúp khắc phục các nguyên nhân và

điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản đặc thù của mỗi địa phương, nơi có loại tội phạm này xảy ra. Chẳng hạn như: tuyên truyền cho người dân biết về phương thức, thủ đoạn mới của những đối tượng khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đang xảy ra trên địa bàn dân cư, tuyên truyền các phương thức bảo vệ tài sản trong địa bàn khu dân cư không tạo điều kiện cho đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản…

+ Biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản áp dụng cho riêng từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Loại biện pháp này khắc phục các nguyên nhân và điều kiện cụ thể của mỗi ngành, lĩnh vực. Như: đối với ngành tài chính- ngân hàng, các giấy tờ, biên lai thể hiện rõ tiền nhập vào, xuất ra hàng ngày thì cần thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm tra để chống các hành vi trộm cắp tài sản…

1.4.2.Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động

+ Biện pháp phịng ngừa chung đối với tình hình tội trộm cắp tài sản là tổng hợp những biện pháp về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, giáo dục … Được thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội do các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội cùng phối hợp thực hiện nhằm hướng đến việc loại trừ nguyên nhân và điều kiện phát sinh của tình hình tội trộm cắp tài sản. Loại biện pháp này tác động làm giảm bớt các mâu thuẫn xã hội, xóa bỏ các hiện tượng xã hội tiêu cực, tạo những tiền đề tích cực, những điều kiện căn bản cho việc loại trừ tình hình tội trộm cắp tài sản, vì thế tình hình tội trộm cắp tài sản khơng có cơ sở để phát sinh, tồn tại. Đó có thể là việc nâng cao ý thức, nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân hoặc biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp, tuyên truyền pháp luật…

+ Biện pháp phòng ngừa riêng là những biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên ngành của các Cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua các công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, tác động đến từng cá nhân và loại trừ từng tình huống phạm tội của tội phạm trộm cắp tài sản. Tuy việc phịng ngừa riêng có tác động trong phạm vi hẹp, nhưng các biện pháp phịng ngừa này có mức độ tác

động cụ thể, riêng có, chi tiết đến tội phạm trộm cắp tài sản, hạn chế, kéo giảm khả năng làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn. Ví dụ, tuyên truyền pháp luật về mức định lượng của tội trộm cắp tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự; mức độ, loại hình phạt mà người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ phải gánh chịu và trang bị hệ thống camera giám sát an ninh tốt sẽ có tác dụng phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn dân cư; biện pháp quản lý các đối tượng hình sự, đối tượng có tiền án, tiền sự, những đối tượng có biểu hiện thực hiện trộm cắp tài sản nhằm làm vơ hiệu hóa hoặc loại bỏ ngun nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng và tình hình tội phạm nói chung; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cơ bản trong cơng tác nắm tình hình, điều tra cơ bản, xác minh hiềm nghi, công tác đấu tranh chuyên án, công tác điều tra tố tụng và biện pháp vũ trang trong hoạt động của công an nhân dân.

1.4.3. Căn cứ vào nội dung

+Biện pháp kinh tế xã hội là những biện pháp có tính chất kinh tế, tác động chủ

yếu đến lĩnh vực kinh tế để khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện có khả năng làm phát sinh tình hình tội trộm cắp tài sản. Các chính sách, hoạt động

đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân là một trong những biện pháp cơ bản để phịng ngừa tình trạng trộm cắp tài sản. Do đó, trong mỗi giai đoạn của chiến lược phát triển cần đảm bảo sự hài hịa lợi ích của cộng đồng, tạo sự cơng bằng về cơ hội phát triển toàn diện cho mọi thành viên trong xã hội.

+Biện pháp chính trị xã hội là biện pháp có tác động vào chính trị - tư tưởng,

tác động vào ý thức, tư tưởng của mỗi người, nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, để mỗi người dân tự giác, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh, tự giác tham gia đấu tranh phịng chống các loại tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng. Biện pháp chính trị - xã hội ở đây có thể thấy là các biện pháp tuyên truyền, vận động mọi người dân cảnh giác với các hành vi trộm cắp tài sản, nâng cao ý thức cảnh giác tự bảo vệ tài sản của mình, giáo dục người dân có thái độ tôn trọng quyền

sở hữu tài sản người khác.

+ Biện pháp tâm lý – văn hóa xã hội: Cần có các biện pháp để nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa xã hội cho nhân dân, hình thành nhân cách lối sống, thói quen phù hợp, giải trí lành mạnh. Xây dựng hệ thống giáo dục rộng khắp địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho con em gia đình có điều kiện khó khăn được đến lớp học. Tổ chức các sân chơi, giao lưu văn hóa lành mạnh, bổ ích thu hút các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân cùng tham gia, thường xuyên quan tâm, giáo dục nhân cách một số thành phần có khả năng phạm tội hoặc tái phạm tội tại địa phương. Tuyên truyền về các quy định của pháp luật, bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trộm cắp tài sản cho quần chúng nhân dân được biết.

+Biện pháp tổ chức, quản lý xã hội chính là việc thiết lập cơ chế quản lý con

người trong cộng đồng, trong xã hội để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, thiếu sót. Yêu cầu của tổ chức – quản lý xã hội. Khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo hoặc thiếu quản lí hội khơng tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành động cơ, ý thức phạm tội, không tạo sơ hở cho việc thực hiện tội phạm, đặc biệt là các tội phạm do người chưa thành niên phạm tội, do những người tái phạm, người có nhân thân xấu thực hiện,…Chẳng hạn như lực lượng chức năng cần thường xuyên siêu tra các đối tượng có tiền án, tiền sự trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra nhân khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng để phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trong cộng đồng…

+ Biện pháp pháp luật: Các quy định của pháp luật như là “hành lang”, “giới

hạn” hướng dẫn mọi người thực hiện các hoạt động xử sự chung phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội. Để biện pháp này phát huy được vai trò phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trong thực tế đòi hỏi pháp luật cần xây dựng và hoàn thiện kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan và những người có thẩm quyền trong q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm trộm cắp tài sản phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của mình.

+Biện pháp phát hiện, xử lý tội phạm trộm cắp tài sản: Nếu tất cả các hành vi

thực hiện hành vi phạm tội được ngăn chặn mà cịn có tính giáo dục, răn đe, việc phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng sẽ được nâng cao. Do đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm những người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhanh chóng, kịp thời.

Phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng là một thể thống nhất gồm nhiều bộ phận, nhiều thành phần hợp thành, mỗi bộ phận, thành phần đó tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ, tác động qua lại, đồng thời, lại có tính độc lập tương đối. Tùy theo từng giai đoạn kinh tế, xã hội địa phương và từng tình hình tội trộm cắp tài sản cụ thể để có thể áp dụng các loại biện pháp phòng ngừa.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, học viên đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Trong đó làm rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản; các nguyên tắc, đồng thời, phân tích các nguyên tắc, chủ thể trực tiếp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, cơ chế phối hợp của các chủ thể và các loại biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Học viên cũng nêu rõ một số biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Trong đó, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… nhằm phát hiện ngăn chặn, kéo giảm, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản.

Những phân tích ở chương 1 là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm một cách hệ thống, khoa học ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢNTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM, TỈNH NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 34 - 39)