Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 39 - 45)

trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Thực trạng nhận thức về phịng ngừa tình hình tội phạm được thực hiện trên cơ sở khách quan của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố, thơng qua đó nhận thức về việc phịng ngừa tình hình tội phạm. Đây là những khả năng lý luận và hàm chứa những hoạt động rộng lớn. Vì thế, trong phạm vi của luận văn này, vấn đề thực trạng nhận thức về phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chỉ giới hạn nhận thức thông qua khái qt đặc điểm định lượng và định tính của tình hình tội trộm cắp tài sản giai đoạn 2014-2018 và cùng với số liệu theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018.

2.1.1. Nhận thức thông qua đặc điểm định lượng và diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2014 đến 2018 (Bảng 2.1 – Phụ lục)

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố đơ thị biển, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng về kinh tế - văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng vẫn cịn diễn biến hết sức phức tạp.

Về thực tế, có thể số lượng các vụ án trộm cắp tài sản thể hiện qua số liệu trên trong những năm gần đây chưa phác họa toàn bộ bức tranh của tội phạm trộm cắp tài sản do có thể có nhiều hành vi phạm tội xảy ra nhưng các cơ quan có thẩm quyền khơng biết được vì bị hại khơng báo hoặc chưa được điều tra khám phá nhưng các số liệu thống kê này cũng góp phần quan trọng trong việc phản ánh tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 05

năm qua. Qua số liệu đó, chúng ta có thể thấy tình hình tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm diễn ra tương đối phức tạp, với tổng số lượng vụ án hình sự từ năm 2014 đến năm 2018 là 665 vụ/984 bị can, trong đó số vụ án trộm cắp tài sản là 298 vụ/321 bị can chiếm 45% số vụ và 32,6% số bị can so với tội phạm hình sự đã được phát hiện. Số vụ án hình sự các năm theo chiều hướng giảm dần từ năm 2014, 150 vụ/255 bị can đến 109 vụ/164 bị can vào năm 2017, tuy nhiên, năm 2018 thì số vụ án hình sự lại tăng lên 132 vụ/171 bị can; đối với các vụ án về tội trộm cắp tài sản thì giảm về số lượng vụ án và số bị can từ 81 vụ/90 bị can ở năm 2014 còn 36 vụ/40 bị can tại năm 2018. Với số liệu phản ánh tội trộm cắp tài sản giảm hàng năm, chúng ta có thể thấy các cơ quan chức năng tại địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong đấu tranh tội phạm, đồng thời phối hợp với các tổ chức xã hội và nhân dân ở thành phố thực hiện tốt cơng tác đấu tranh, tuyền truyền, áp dụng có hiệu quả các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, số liệu trên cịn thể hiện, trong số các vụ án hình sự được phát hiện điều tra hàng năm thì tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ tương đối lớn, chỉ có năm 2018 là chiếm tỷ lệ 27,2% các vụ án hình sự, cịn lại các năm từ 2014 đến năm 2017 là tiệm cận trên và tiệm cận dưới 50% tổng số các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn thành phố mỗi năm, như vậy, so với tổng số vụ phạm tội và số người phạm tội nói chung ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thì số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản là rất cao. Do đó, trong thời gian tới các cơ quan chức năng của thành phố cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ trong hoạt động phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại địa phương.

2.1.2. Nhận thức thông qua đặc điểm định tính của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2014 đến 2018.

- Theo độ tuổi (Bảng 2.2 - Phụ lục):

Qua số liệu phản ánh về đặc điểm nhân thân người phạm tội trên, thể hiện tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, nhóm người có độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất 76,6% trong tổng số bị can. Trong độ tuổi này, những người mới kết thúc tuổi học sinh, bước vào lứa tuổi trưởng thành để

thực hiện cuộc sống tự lập do đó dễ bị tác động bởi các mặt tiêu cực trong xã hội và chịu nhiều tác động phức tạp của xã hội nên dẫn đến hành vi lệch lạc. Tỷ lệ người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là 10,3%. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy ở 02 nhóm tuổi phạm tội trộm cắp tài sản thì số lượng người phạm tội giảm hàng năm từ năm 2014 đến năm 2018, từ 4,36 % xuống cịn 1,2

% đối với nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội và từ 19% xuống cịn 6,5% đối với nhóm tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi phạm tội. Đối với nhóm tuổi từ đủ 30 tuổi trở lên, mặc dù họ đã có nhiều kinh nghiệm sống hơn lứa tuổi trước nhưng nhu cầu cá nhân của họ vẫn cao nên tỷ lệ phạm tội là cịn khá cao là 22,1% và tỷ lệ nhóm tuổi này phạm tội giữ mức ổn định qua các năm khảo sát là 4,7% tổng số bị can. Điều này thể hiện hiệu quả của các biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản phát huy tốt đối với nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi, còn hiệu quả của các biện pháp phịng ngừa khơng phát huy được hiệu quả rõ đối với nhóm tuổi trên 30 tuổi phạm tội.

Theo giới tính (Bảng 2.3 - Phụ lục ) : Qua bảng trên còn thể hiện người phạm tội chủ yếu là nam giới, tỷ lệ nam giới phạm tội (89,4%) cao hơn nhiều so với nữ giới nữ (10,6%), số nam giới phạm tội giảm hàng năm trong khi đó số nữ giới phạm tội lại tăng. Điều này thể hiện các biện pháp phòng ngừa của thành phố quá chú trọng, tập trung vào nam giới, giới mà tỷ lệ phạm tội cao, lại chưa chú trọng đến nữ giới dẫn đến giới này có xu hướng phạm tội tăng qua hàng năm.

Theo trình độ học vấn (Bảng 2.4 - Phụ lục ): Qua số liệu bảng trên, thể hiện tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, nhóm người phạm tội trộm cắp tài sản có trình độ học vấn ở cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất, 38% trong tổng số bị can. Trong khi đó, nhóm người có trình độ học vấn ở cấp trung học cơ sơ và trung học phổ thông phạm tội với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều, tỷ lệ tương ứng với mỗi nhóm là 25,5% và 15%; và tỷ lệ phạm tội của các nhóm này giảm hàng năm từ năm 2014 đến năm 2018. Điều này chứng tỏ những người có trình độ học vấn càng thấp, nhận thức thấp, thì khả năng thực hiện hành vi phạm tội càng cao, có nghĩa là khả năng lựa chọn những cư xử, lựa chọn những hành vi đúng với chuẩn mực xã hội thấp. Tỷ

lệ phạm tội giảm hàng năm chứng tỏ những người ở các nhóm học vấn đã có nhận thức mới thơng qua tác động của các biện pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Trình độ văn hóa của người phạm tội có ảnh hưởng lớn đến động cơ phạm tội, tới thủ đoạn thực hiện và che giấu hành vi phạm tội.

+ Theo thành phần xã hội, nghề nghiệp: Khơng nghề nghiệp: 142 đối tượng (chiếm 44,2%); có nghề nghiệp: 179 đối tượng (chiếm 55,76%), trong đó, cơng – nơng – ngư: 37 đối tượng (chiếm 11,5%); viên chức: 01 đối tượng (chiếm 0,3%); nghề tự do 140 đối tượng (chiếm 43.6%); học sinh: 01 đối tượng (chiếm 0,3%)

+ Về nơi cư trú: 186 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (chiếm 73,98%); 135 đối tượng đăng ký thường trú ngoài thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (chiếm 24,2%).

+ Về tiền án, tiền sự: Chưa có tiền án, tiền sự: 207 đối tượng (chiếm 64,5%); có tiền án, tiền sự về tội danh khác nhau 114 đối tượng (chiếm 35,5%)

Qua số liệu thống kê cho thấy đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản là người không nghề nghiệp chiếm đa số (42,2%). Đây là con số đáng lưu ý khi tổ chức hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trên địa bàn thành phố. Trong số người có nghề nghiệp thì nghề tự do phạm tội chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là người làm công - nông – ngư. Bị can phạm tội thuộc mỗi thành phần nghề nghiệp có những đặc điểm riêng mà trong công tác điều tra cần nghiên cứu để áp dụng chiến thuật, biện pháp phù hợp, đồng thời có cơ sở để xáy dựng các biện pháp phịng ngừa có hiệu quả trên địa bàn thành phố.

Qua nghiên cứu đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tiền án, tiền sự của bị can phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, cho thấy tính chất đa dạng và đặc thù của thành phần đối tượng phạm tội. Vì vậy, trong cơng tác phịng ngừa nói chung cần phải được nghiên cứu, khai thác đặc điểm nhân thân người phạm tội một cách cụ thể, khoa học và hiệu quả.

- Về động cơ, mục đích phạm tội:

thức lỗi khác nhau, khơng ít trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội nhưng không thể hiện động cơ, mục đích một cách rõ ràng. Cụ thể qua nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố đối tượng thường là có lối sống chạy theo đồng tiền, số đối tượng về tệ nạn xã hội... Động cơ, mục đích của những người gây ra hành vi phạm tội là chiếm đoạt tài sản. Động cơ hoạt động của tội phạm trộm cắp thường xuất phát từ nhu cầu vật chất tầm thường.

- Về tính chất của tội phạm:

Đặc điểm về tính chất của tội phạm trộm cắp tài sản là đặc điểm phản ánh về quá trình thực hiện hành vi phạm tội của loại tội phạm này. Tội phạm trên địa bàn thành phố có những tính chất sau:

Hoạt động của các đối tượng phạm tội TCTS ở khu dân cư thường xảy ra nhanh, từ ý định phạm tội đến hành động gây án nhanh. Nếu không bị phát hiện ngăn chặn kịp thời các đối tượng gây án sẽ chạy trốn, thậm chí sẽ tiếp tục gây án, hoặc có hành động đối phó như tẩu tán vật chứng hoặc có các hoạt động gây khó khăn cho cơng tác đấu tranh phịng chống các loại tội phạm này.

Quá trình hoạt động của các đối tượng phạm tội có xu hướng đơn lẻ, tuy nhiên sự câu kết với nhau trở thành băng, nhóm để thực hiện tội phạm có dấu hiệu gia tăng và tình chun nghiệp cũng cao hơn.

- Về thủ đoạn hoạt động phạm tội:

Thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản là cách thức thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội, trong từng khoảng thời gian nhất định và hoàn cảnh cụ thể. Thủ đoạn hoạt động của tội trộm cắp tài sản sự rất đa dạng, phức tạp và có những đặc điểm nổi bật sau đây:

+ Các đối tượng phạm tội thường hoạt động lưu động trên nhiều tuyến xã, phường khác nhau hoặc sinh sống trên một địa bàn, nhưng lại gây án ở địa bàn khác... đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, đột nhập vào nhà, cửa hàng, cửa hiệu, cơ quan, doanh nghiệp … để trộm cắp tài sản chiếm 73%.

chuẩn bị về mọi mặt để hoạt động trót lọt. Trong giai đoạn chuẩn bị, các đối tượng phạm tội hình sự thường có những hoạt động thăm dị nơi để hàng hóa, kho tàng, người trông coi tài sản, phát hiện những sơ hở thiếu sót; từ đó, có kế hoạch chuẩn bị như mua sắm, chế tạo các phương tiện, công cụ để gây án. Công cụ, phương tiện mà người phạm tội trộm cắp tài sản sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản cũng rất đa dạng. Đối tượng chủ yếu dùng chìa khóa vạn năng, vam phá khóa để phá khóa, tuốc-nơ-vít chiếm tỷ lệ 39,5%, kìm cộng lực chiếm tỷ lệ 24,5%, dùng thanh sắt và các loại vật cứng như búa, xà beng chiếm tỷ lệ 09% số vụ, số vụ lợi dụng sơ hở chiếm 27%. Bên cạnh đó, có một số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm sử dụng thành thạo các công cụ, phương tiện, công nghệ để phạm tội. Đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thường sử dụng phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy (48%) số vụ. Bên cạnh đó, việc đối tượng đi bộ đột nhập trộm cắp tài sản cũng khá phổ biến chiếm 34%, một số phương tiện khác chiếm 18%.

+ Một số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản còn sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt cả trong quá trình gây án cũng như trong quá trình lẩn trốn sau khi gây án. Một số đối tượng hoạt động manh động, liều lĩnh, táo bạo trong quá trình thực hiện tội phạm và chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng hoặc những người cản trở cho việc gây án. Trong nhiều trường hợp, khi bị phát hiện, đuổi bắt các đối tượng phạm tội có thể sử dụng hung khí để chống trả lại.

+ Thời gian gây án chủ yếu là từ 12 giờ trưa đến 05 giờ sáng, trong đó nhiều nhất là vào ban đêm. Thời gian mà đối tượng ít thực hiện hành vi trộm cắp trên địa bàn thành phố nhất là từ 06 giờ đến 12 giờ trưa.

+ Địa bàn hoạt động của đối tượng là những nơi mà đối tượng phạm tội thực hiện hành vi phạm tội, là những nơi có những điều kiện về tự nhiện xã hội phù hợp với hoạt động của tội phạm. Địa điểm gây án thường tập trung ở những nơi đơng dân cư, có nhiều khách du lịch, khu trung tâm thành phố… đây là nơi tập trung nhiều tài sản, nơi đơ thị hóa nhanh. Các địa bàn là nơi cơng tác quản lý địa bàn tốt và đấu tranh phịng chống tội phạm trộm cắp tài sản có hiệu quả thì tội phạm xảy ra

ít hơn... Một số đối tượng lại hoạt động ở những vùng mà trình độ hiểu biết về xã hội, pháp luật của nhân dân còn thấp như vùng nông thôn, ven đô. Trong một số trường hợp đối tượng phạm tội trộm cắp mang tính cơ hội nhất thời, khơng có dự mưu, thì thủ đoạn hoạt động có đơn giản hơn.

Đặc điểm của tội phạm trộm cắp tài sản nói lên tính chất nguy hiểm và những khó khăn trong cơng tác đấu tranh phịng chống của lực lượng công an. Tuy nhiên, từ nghiên cứu đặc điểm này lực lượng công an xác định phương hướng mục tiêu cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của mình trong phịng ngừa có hiệu quả tội phạm trên, nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 39 - 45)