Các giải pháp phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Phan Rang Tháp Chàm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 64 - 87)

thành phố Phan Rang- Tháp Chàm trong thời gian tới.

Biện pháp phịng ngừa tình hình trộm cắp tài sản là những phương thức, tiến hành các hoạt động cụ thể để khắc chế, kiểm soát và tiến tới loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản. Đây chính là những biện pháp phịng ngừa do các cấp ủyĐảng và chính quyền thành phố, các tổ chức đồn thể xã hội và mọi cơng dân của thành phố tiến hành nhằm phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của đời sống, hạn chế, tiến tới loại trừ những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống của cộng đồng và quá trình hình thành nhân cách của từng cá nhân trên địa bàn thành phố.

3.2.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội

Tình hình tội trộm cắp tài sản là một hiện tượng xã hội tiêu cực liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội dưới nhiều góc độ, bình diện khác nhau, sự phát triển của nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, hầu hết các vụ trộm cắp tài sản đều xuất phát từ sự thiếu thốn về kinh tế. Các đối tượng trộm cắp tài sản là để thỏa mãn nhu cầu phục vụ sinh hoạt cá nhân. Do vậy, biện pháp kinh tế phải có những chính sách thực tế nhằm tạo sự cân bằng trong xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; cùng với đó là sự phát triển, mở rộng

các ngành nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, điều này sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động qua đó góp phần làm giảm bớt tình trạng tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng phát sinh do sự tác động của yếu tố khơng có việc làm, kinh tế khó khăn, các tệ nạn xã hội. Các biện pháp kinh tế - xã hội nhằm nhằm phịng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản cần chú trong những nội dung sau:

Thứ nhất, Cần phải quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, bên cạnh đó, việc

quy hoạch phát triển kinh tế cần phải xem xét toàn diện, tránh quy hoạch tràn lan. Với lợi thế là một thành phố du lịch, chính quyền thành phố Phan Rang- Cháp Thàm cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển để bảo đảm du lịch phát huy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, có chính sách thúc đẩy sự phối kết hợp chặt chẽ đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các doanh nghiệp và người dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Tại điều kiện cho khách du lịch quốc tế và nội địa đến thành phố tham quan, du lịch, trên cơ sở đó khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân đầu tư kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch….. Ưu tiên cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch

Thứ hai, phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết công ăn việc làm cho người

dân, giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, nhất là những người đang trong độ tuổi lao động. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là những ngành công nghiệp địi hỏi trình độ cao… Ủy ban nhân dân cần có chính sách xã hội hóa các cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề cả trong cơng tác đào tạo, tuyển sinh và tìm kiếm việc làm, cũng như trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Xây dựng

các chính sách ưu đãi khuyến khích người dân kinh doanh, lao động để sinh sống, giảm bớt khó khăn về kinh tế, nâng cao đời sống của bộ phận dân cư nghèo về mặt vật chất và tinh thần, đặc biệt các hộ nghèo có hồn cảnh khó khăn, từng bước thực hiện giảm nghèo, hạn chế nguy cơ tái nghèo. Xây dựng và phát triển mạng lưới đào tạo và hỗ trợ việc làm như sàn giao dịch việc làm, trung tâm xúc tiến việc làm tại các khu đơng dân cư, trường học. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần mở rộng hợp tác và tìm kiếm thị trường lao động ở trong và ngoài nước nhằm giải quyết số lao động dơi dư. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng cần có những chính sách về việc làm hỗ trợ những người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương, cần giúp họ có việc làm nhanh chóng ổn định cuộc sống, tái hịa nhập vào cộng đồng xã hội.

Thứ ba, thực hiện các hoạt động giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã

hội. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một cách thỏa đáng trong việc cho người nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất. Các tổ chức tín dụng tại địa phương cần tăng cường và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay để sản xuất, kinh doanh của người dân, hỗ trợ các thủ tục cần thiết như: phương án kinh doanh và sử dụng vốn vay, kê khai và đăng ký bảo đảm tài sản… Kết hợp với các cơ quan chức năng mở lớp phổ biến biện pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả và phù hợp với địa phương, hướng dẫn người dân thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí được hỗ trợ như chuyển giao kỹ thuật, giống cây trồng, phương tiện sản xuất… Đặc biệt giúp đỡ người dân chủ động sản xuất, kinh doanh như thông tin, tư vấn về thị trường, đảm bảo được đầu ra của sản phẩm, tạo được nguồn thu nhập ổn định.

Thứ tư, giảm thiểu tệ nạn xã hội, cần đưa ra những biện pháp chặt chẽ để quản

lý các nơi nhạy cảm như nhà hàng, quán bar, quán karaoke… bởi đây là các địa điểm mà các đối tượng phạm tội sử dụng như nơi để ăn chơi, tụ tập, liên kết với nhau. Việc các tụ điểm này phát triển không lành mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, từ đó, để có tiền tiêu xài, các đối tượng sẽ thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.

3.2.2 Giải pháp về văn hóa – giáo dục

3.2.2.1 Các biện pháp về văn hóa

Một trong những nguyên nhân của phát sinh tội phạm, trong đó có tội trộm cắp tài sản hiện nay là do sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và văn hóa, sự lệch chuẩn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người phạm tội. Để hạn chế, kiềm chế và dần đi đến loại bỏ tình hình phạm tội khỏi đời sống xã hội thì cần phải tạo mơi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để hình thành nên nhân cách tốt ở mỗi người dân. Do đó, cần làm tốt một số cơng tác cơ bản sau:

- Cơng tác giáo dục nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân cần được quan tâm đúng mức, người dân có điều kiện lựa chọn nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, có nhiều sân chơi lành mạnh sẽ làm phong phú đời sống tinh thần cho người dân, hạn chế hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.

- Xây dựng, phát triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân, phục vụ du lịch trong và ngồi nước, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa thành phố với các địa phương khác. Đầu tư thích đáng về nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, có nội dung giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc thông qua các bảng pano, băng rôn hoặc các hội thi quần chúng vào các ngày lễ lớn của đất nước như giỗ tổ Hùng

Vương, ngày lễ 30/4, ngày Quốc khánh…; xây dựng các dịch vụ du lịch sinh thái; trung tâm thương mại, công viên nơi để người dân đến vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao… Quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, đa dạng của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa của các nơi khác, tránh việc tiếp xúc những luồng văn hóa khơng phù hợp.

- Phát huy hơn nữa các phong trào văn hóa do Đảng và Nhà nước ta phát động như: “Làng văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, “Cơng sở văn hóa”, phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh”. Qua đó, xây dựng được các chuẩn mực ứng xử văn hóa, đạo đức đối với khơng những tồn cộng đồng mà cịn đối với từng thành viên các gia đình, tạo được nếp sống văn

minh ở từng khu phố, điều này sẽ khắc phục đáng kể các hành vi vi phạm pháp luật. 3.2.2.2 Các biện pháp về giáo dục

Phát triển giáo dục khơng chỉ là biện pháp phịng, chống tội phạm mà còn là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mà “hiền tài là ngun khí của quốc gia”. Do đó, cần tập trung làm tốt các biện pháp sau:

- Đảng và Nhà nước cần nâng cao trách nhiệm, quán triệt sâu sắc vàụcthể hóa các quan điểm, ụcm tiêu, nhiê ̣m vụ, ảgi pháp đổi mới căn ảbn, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hê ̣ thống chínhị.Đổtri mới chương trình dạy và học trong các nhà trường phổ thơng cũng như trong các trường chuyên nghiệp nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức cơng dân. Xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi, từng loại nhà trường phổ thông để đảm bảo sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học người chưa thành niên đã có những kiến thức về phịng ngừa tội phạm, về tệ nạn xã hội cụ thể.. Tiếp tục thực hiện tốt cơng tác đẩy mạnh xã hội hố giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục. Đưa chương trình pháp luật vào giảng dạy trong các nhà trường trung học phổ thông cơ sở, trung học phổ thơng, coi đây là một mơn học chính với những nội dung cơ bản như: Nhận thức về tội phạm, những hành vi được coi là tội phạm, quy định của pháp luật về tội phạm, chính sách hình sự của Nhà nước đối với những hành vi được coi là tội phạm… giúp cho học sinh, thanh niên, sinh viên tự cảnh giác và phòng ngừa đối với hành vi phạm tội, các loại tệ xã hội... Ngồi ra, cần có chính sách giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho mọi nguiờ dân để làm cho mỗi người nhận thức đầy đủ, đúng đắn tích cực tham gia đấu tranh, lên án những mặt trái, những hành vi vi phạm của các đối tượng xấu trong xã hội. Từ đó có hành động đúng, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, tránh những việc làm theo bản năng dẫn đến vi phạm pháp luật. Có biện pháp quản lý giáo dục đối với người chưa thành niên nói chung và người chưa

thành niên vi phạm pháp luật hình sự nói riêng. Đối với Đồn thanh niên cần chủ động phát động các chi đoàn, đoàn viên nhận đỡ đầu, giúp đỡ quản lý giáo dục các em có các biểu hiện hư hoặc có hành vi làm trái pháp luật trở thành người tiến bộ và lấy đó làm chỉ tiêu thi đua cho các chi đoàn, đoàn viên.

- Giáo dục gia đình có vai trị quan trọng, là yếu tố trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Cách nuôi dưỡng và giáo dục và sự giáo dục của các thành viên trong gia đình, nền giáo dục của mỗi gia đình có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách mỗi người và quyết định việc thực hiện các hành vi xã hội, trong đó có tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Trong gia đình bố mẹ, ơng, bà, anh, chị cần phải làm gương sáng cho con em mình noi theo ngay từ khi còn nhỏ, chú ý đến việc quản lý chặt chẽ các hoạt động vui chơi, giải trí hướng con cháu vào những trị chơi lành mạnh, bổ ích có tính giáo dục cao. Có như vậy mỗi người nhất là trẻ em mới có điều kiện phát triển và hình thành nhân cách tồn diện trở thành người có ích cho xã hội. Các thành viên cần phải là những người có ý thức pháp luật, đạo đức, lối sống lành mạnh, có văn hóa ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, yêu thương lẫn nhau. Đối với những gia đình phức tạp, khơng hồn thiện thì gia đình và chính quyền địa phương cần quan tâm đến tâm tư, tình cảm của các em; tránh làm cho các em bị tổn thương dẫn đến bỏ học dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội.

- Sau gia đình, nhà trường có vai trị quan trọng trong việc hình thành, phát triển và chuẩn hóa nhân cách của mỗi con người. Do đó, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh; thầy cô giáo cần phải phải quan tâm, phối hợp chặt chẽ với gia đình để thấu hiểu hồn cảnh, tâm lý của từng học sinh; kịp thời phát hiện những biểu hiện đặc biệt trong tâm tư, cư xử của các em, từ đó kịp thời có giải pháp phù hợp. Q trình học tập, rèn luyện trong nhà trường hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết để họ thích ứng với cuộc sống khi họ trưởng thành. Trong đó, ngồi học vấn thì cịn có các kỹ năng mềm. Do đó trong nhà trường cần tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên không những giỏi về chun mơn nghiệp vụ mà cịn có phẩm chất

đạo đức, có tâm, có tầm, u thương tận tụy vì học sinh, cảm hóa được những học sinh hư, cá biệt, giáo dục giúp các em không đi vào con đường phạm tội. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức văn hóa cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, về kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách, tạo sân chơi lành mạnh… thu hút học sinh vào các phong trào đoàn thể để các em giảm bớt áp lực trong học tập và có vốn sống phong phú, có tư tưởng phòng tránh các tệ nạn xã hội. Kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các dấu hiệu tiêu cực trong nhà trường như chạy lớp, chạy điểm, mua bằng cấp…

Cùng với gia đình và nhà trường, vai trị giáo dục của xã hội cũng rất quan trọng. Công dân sống trong một môi trường xã hội lành mạnh, an tồn thì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển nhân cách, đạo đức; hình thành suy nghĩ và thói quen tốt, hạn chế vi phạm pháp luật. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cần lãnh đạo thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh”, phong trào xây dựng thơn, khu phố văn hóa… Kiên quyết đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, phân cơng các ngành, đồn thể giáo dục, kèm cặp, giúp đỡ những thanh thiếu niên hư, chậm tiến; người có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 64 - 87)