phép chất ma túy của Hải quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Cơ quan Hải quan chủ yếu phịng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới
Hoạt động phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hoạt động của của tồn hệ thống chính trị xã hội, của cơ quan, tổ chức và công dân. Nếu như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án phòng ngừa tội phạm này bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình trong nội địa thì cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động này trong địa bàn hoạt động Hải quan. Đây là địa bàn đặc trưng mà cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thẩm quyền, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
trong phịng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Cơ quan Hải quan phòng ngừa tội vận chuyển trái phép ma túy có đặc điểm hành vi vận chuyển đó được thực hiện qua biên giới, liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước của lực lượng Hải quan. Muốn đưa chất ma túy đi từ quốc gia này sang quốc gia khác bắt buộc các đối tượng sử dụng nhiều tuyến đường, nhiều loại phương tiện, che giấu ma túy để đi qua các cửa khẩu, đưa ma túy thẩm lậu vào trong nội địa hoặc đưa ma túy ra nước ngoài.
Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới do tổ chức, cá nhân phạm tội có đặc điểm về phương thức, thủ đoạn, quy mơ, ngôn ngữ, ngoại giao, luật áp dụng kiểm sốt đặc trưng trên địa bàn. Vì vậy, cơ sở, đặc điểm cho các hoạt động phịng ngừa của Hải quan cũng có những biện pháp đặc thù so với lực lượng Công an và lực lượng khác. Vì vậy, các biện pháp phịng ngừa, đấu tranh của cơ quan Hải quan được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan. Đó là các loại hình cửa khẩu, các khu vực hoạt động hải quan khác trong phạm vi quy định của pháp luật. Theo khoản 1, Điều 7 Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động hải quan bao gồm: Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan; khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất XK, NK, quá cảnh hàng hóa, XC, NC, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm sốt đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, lực lượng Hải quan chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chất ma túy, tiền chất qua cửa khẩu, qua địa bàn quy định của pháp luật. Ngoài địa bàn này lực lượng Hải quan phải phối hợp với cơ quan hữu quan khác.
- Các hoạt động kiểm soát ma túy của lực lượng Hải quan chủ yếu thơng qua việc kiểm tra hàng hóa, hành lý xuất nhập khẩu, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Để giúp việc kiểm tra tại cửa khẩu đạt kết quả tốt, lực lượng Hải quan được áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để nắm tình hình, thu thập thơng tin về các hành vi vi phạm của các đối tượng qua lại cửa khẩu.
Các biện pháp sử dụng trong q trình phịng ngừa, đấu tranh bao gồm cả biện pháp hành chính và các biện pháp trinh sát, điều tra theo quy định của pháp luật như: tiến hành thủ tục hải quan cho các đối tượng xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đúng quy trình, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của các đối tượng quản lý để phát hiện các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép qua địa bàn hoạt động của mình. Biện pháp tuần tra, điều tra và các biện pháp trinh sát cũng được thực hiện để thu thập thơng tin nhằm chủ động phịng ngừa, phát hiện, bắt giữ và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép theo đúng quy định của pháp luật.
1.2.2. Cơ quan Hải quan phịng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy và các tội phạm có liên quan khác thuộc lĩnh vực hoạt động hải quan
Nghiên cứu tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới của cơ quan Hải quan ta cần nghiên cứu đặc điểm người phạm tội, hoàn cảnh phạm tội đặc thù trong lĩnh vực hải quan, mối liên hệ, tính phổ biến của các tội phạm khác trong địa bàn hoạt động hải quan. Hiểu được những vấn đề này, cơ quan Hải quan có thể chủ động đưa ra các biện pháp phù hợp để đấu tranh có hiệu quả đối với từng loại đối tượng thông qua các biện pháp nghiệp vụ của mình.
- Đặc điểm về đối tượng phạm tội ma túy:
Tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng trong những năm qua đã và đang diễn ra rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng và gây nhiều hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. Trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới tại TP.HCM trong thời gian qua của lực lượng Hải quan cho thấy các số đối tượng phạm tội ma túy gồm nhiều thành phần xã hội, quốc tịch, nghề nghiệp, độ tuổi khác nhau. Hoạt động vận chuyển ma túy trái phép qua biên giới diễn ra theo cả hai chiều xuất và
nhập. Ngoài những vụ đã bắt giữ được tại TP.HCM, theo nguồn tin từ các đơn vị chống ma túy của Đài Loan và Úc, những năm qua có nhiều vụ vận chuyển ma túy từ sân bay Tân Sơn Nhất qua Đài Bắc, Đài Loan, Úc. Các đối tượng phạm tội luôn xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ và trung chuyển ma túy đi nước ngoài như Úc, Đài Loan, Nga, Nhật...
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan khơng chỉ phịng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà còn thực hiện phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm ma túy khác và các tội phạm về kinh tế qua biên giới, các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia mang tính truyền thống và phi truyền thống. Các loại tội phạm diễn ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan thường có quan hệ với nhau. Để thực hiện hành vi liên quan đến ma túy phải thực hiện các tội phạm khác hoặc có liên quan đến các tội phạm khác như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, bn bán hàng cấm, cố ý làm trái, lưu hành tiền giả, rửa tiền, khủng bố... làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội. Trong đối tượng bn lậu quốc tế, thậm chí từ bn bán ma túy đến phản bội tổ quốc và thực hiện các hành vi khác chống lại nhà nước, chống chế độ là rất gần nhau. Ma túy và tội phạm ma túy là thảm họa trên toàn thế giới, bất kỳ chính phủ các nước có xu hướng chính trị khác nhau cũng đều quan tâm đến cơng tác kiểm sốt ma túy và hợp tác quốc tế phòng, chống bài trừ ma túy. Như vậy, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy cũng là tích cực phịng ngừa các loại tội phạm khác.
1.2.3. Cơ quan Hải quan thực hiện phòng ngừa kết hợp với phát hiện, xử lý hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trong q trình phịng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới, lực lượng Hải quan đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cơng khai và bí mật để phát hiện mọi hành vi của đối tượng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để vận chuyển trái phép chất ma túy và các hành vi khác liên quan đến ma túy trong địa bàn hoạt động hải quan, qua đó ngăn ngừa, phát hiện, xử lý, giảm được tác hại của tội phạm ma túy đối với xã hội.
Khác với cơ quan Cơng an và cơ quan khác trong phịng ngừa, đấu tranh với với tội phạm ma túy, cơ quan Hải quan phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy thông qua thực hiện các biện pháp công khai như kiểm tra, giám sát, thực hiện thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Thông qua các biện pháp này để phát hiện chất ma túy được các đối tượng che giấu trong hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, phương tiện vận tải hay đồ vật vận chuyển qua biên giới. Các vụ việc được phát hiện, bắt giữ hầu hết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biện pháp công khai tại cửa khẩu và các biện pháp trinh sát.
Mặc dù là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhưng do thẩm quyền luật định và thực tế địa bàn hoạt động đặc trưng tại TP.HCM nên những vụ việc được cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ thông qua khởi tố, điều tra chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên tổng số vụ việc trong thời gian qua.
Trong lĩnh vực Hải quan đặc điểm đặc thù của cơng tác phịng ngừa, phát hiện, xử lý tội vận chuyển trái phép chất ma túy là:
- Một là, hoạt động phát hiện tội vận chuyển trái phép chất ma túy chủ yếu thông qua các biện pháp trinh sát và biện pháp công khai tại cửa khẩu;
- Hai là, trong hoạt động điều tra tội vận chuyển trái phép chất ma túy, hoạt động bắt quả tang đối tượng, thu giữ ma túy là hết sức quan trọng. Để bắt giữ được đối tượng vận chuyển là hết sức khó khăn, nhất là các lơ hàng được vận chuyển thương mại qua cảng hàng không quốc tế, cảng thủy, bưu cục ngoại dịch; nhiều vụ việc chỉ phát hiện được ma túy mà không bắt giữ được người phạm tội.
- Thứ ba, tội phạm vận chuyển ma túy khơng chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ mà hoạt động có đường dây, ổ nhóm, mang tính xun quốc gia, cấu kết với các đối tượng trong nước để thực hiện các hành vi phạm tội.
1.2.4. Cơ quan Hải quan phịng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy chịu sự ảnh hưởng bởi đặc điểm địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và lĩnh vực hoạt động Hải quan.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta với diện tích 2098,7 km2 và khoảng hơn 8,8 triệu dân [17]. Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
cơng nghệ của khu vực phía nam, là trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất nước ta, là nơi mà nhiều chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước được thực hiện thành công trong thời kỳ đổi mới và mở cửa. Trên địa bàn này các hoạt động kinh doanh, thương mại phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú và năng động. TP.HCM luôn là địa phương đạt tỷ lệ về tăng trưởng kinh tế ở chỉ số cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
Trải dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, bao gồm 24 quận, huyện. TP.HCM là thành phố có nhiều cửa ngõ, có đường bộ, đường biển, đường hàng khơng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và thuận tiện trong việc thông thương, đi lại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu hình thành khu vực tam giác kinh tế năng động và phát triển ở khu vực phía Nam nước ta. Đặc biệt TP.HCM có đa dạng các loại hình cửa khẩu như: Cửa khẩu đường hàng khơng, đường biển, bưu cục ngoại dịch, với những cửa khẩu quốc tế lớn như: Cảng biển Sài Gịn, Cảng hàng khơng Quốc tế Tân Sơn Nhất là hai cảng rất quan trọng trong quan hệ giao dịch và buôn bán với quốc tế. Từ đây một khối lượng lớn hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, lưu chuyển trong nước và nước ngồi. Hàng ngày có nhiều lượt tàu thuyền với tải trọng hàng chục ngàn tấn ra vào cảng bốc dỡ hàng hóa. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 50% trong tổng khối lượng hàng hóa thơng qua các cảng biển cả nước.
Bên cạnh đó lượng hàng hóa XNK, lượng hành khách, phương tiện XNK qua đường hàng không là rất lớn. Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cung cấp dịch vụ cho 46 hãng hàng khơng, 51 điểm đến trên tồn thế giới (17 điểm đến nô ̣i địa và 34 điểm đến quốc tế).Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 44% tổng lượng khách toà quốc và 56% tổng lượng khách quốc tế.Với công suất từ 15 đến 17 triệu lượt khách mỗi năm, năm 2018, sân bay này đã phục vụ khoảng hơn 22 triệu lượt khách. Trong đó lượng hành khách XNC chiếm một tỷ lệ không nhỏ, khoảng 10 triệu lượt khách. Tại Cửa khẩu Quốc tế Tân Sơn Nhất, mỗi ngày trung bình có hàng trăm chuyến bay và hàng ngàn lượt khách làm thủ tục XNC [15, tr.45,46,47]. Ngoài ra, Chi cục Hải
quan bưu điện và các địa bàn hoạt động hải quan khác hàng ngày cũng tiến hành thủ tục cho một số lượng hàng hóa lớn mậu dịch, phi mậu dịch và các loại hình quản lý hải quan đa dạng khác.
TP.HCM là nơi hội đủ các điều kiện thuận lợi để thơng thương hàng hóa với quốc tế thơng qua vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đa dạng các loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa mà các địa phương khác khơng có. Cùng với sự phát triển kinh tế với các nước trong khu vực, Thành phố có hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế hiện đại kết nối giao thơng, vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới. Ngồi ra, áp dụng thủ tục thơng quan điện tử, theo đó các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại các địa điểm thông quan nội địa, bưu cục ngoại dịch, chuyển phát nhanh, khu chế xuất, công nghệ cao, hàng gia công, đầu tư với nước ngồi... được thơng quan nhanh chóng 24/24, do đó tội phạm ma túy lựa chọn TP.HCM làm địa điểm vận chuyển ma túy là điều khơng tránh khỏi.
TP.HCM là một thành phố có kết nối giao thơng rất tốt, rất nhanh với các trung tâm sản xuất ma túy lớn và các nước tiêu thụ. Nếu Hà Nội chỉ có cảng hàng khơng, khơng có cảng biển. Các tuyến đường bay hàng không, cảng biển ở TP.HCM nhiều hơn cả Hải Phòng, hơn cả phía Bắc. Nên TP.HCM dễ bị lợi dụng làm nơi trung chuyển, tái xuất ma túy sang các nước khác. Gần đây Công an TP.HCM đã bắt đầu phát hiện các đối tượng vận chuyển côcain qua địa bàn này từ khu vực Nam Mỹ - vốn khơng có ở châu Á, vào Việt Nam để đi tiếp các nước khác.
Mặt khác, ma túy từ khu vực tam giác vàng vận chuyển qua Lào thâm nhập qua tuyến biên giới phía Tây Bắc và Đơng Bắc Việt Nam gần đây đã bị các lực lượng chức năng triệt phá có hiệu quả nên tội phạm ma túy đã chuyển hướng vào phía Nam, thơng qua các cửa khẩu đường bộ của các tỉnh giáp ranh với TP.HCM. Đây là xu hướng tất yếu của tội phạm ma túy, tìm nơi an tồn để né tránh sự kiểm tra, kiểm soát quyết liệt của các lực lượng chức năng. Kết quả bắt giữ các vụ ma túy có số lượng lớn vừa qua tại TP.HCM đã góp phần làm sáng tỏ hoạt động trung chuyển ma túy của tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (Theo đánh giá của Bộ Công
an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì 80% ma túy vào Việt Nam được đưa sang