Một số biện pháp phịng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH tội vận CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA túy của cơ QUAN hải QUAN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 72 - 84)

chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.1. Các biện pháp hồn thiện pháp luật

Để tạo điều kiện cho lực lượng Hải quan phát huy tối đa vai trị chủ động, tích cực tấn cơng các loại tội phạm trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Kiến nghị bổ sung vào Điều 33 LTCCQĐTHS cho phù hợp tinh thần của Điều 164 BLTTHS, quy định rõ cơ quan Hải quan có quyền điều tra các tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý tại Điều 250, 251 và các tội phạm tại Điều 253, 254 và 259 BLHS khi những hành vi này thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác phát hiện, điều tra các tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, phù hợp với quan điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước ta và phù hợp thực tiễn hoạt động của lực lượng Hải quan.

Bổ sung các thẩm quyền xử lý vi phạm theo trình tự hành chính của Đội trưởng Đội Kiểm sốt phịng, chống ma túy tại khoản 1, Điều 90 Luật Hải quan; khoản 1, Điều 123 của LXLVPHC cho phép chức danh này có quyền quyết định tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Quy định như vậy, người có thẩm quyền mới có thể chủ động áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.

3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa chung

- Xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể, toàn diện giữa lực lượng Hải quan và các lực lượng chức năng khác trong địa bàn hoạt động hải quan về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; hợp tác trong nước và quốc tế trong phòng, chống các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua địa bàn hoạt động hải quan.

Tại khu vực cửa khẩu, biên giới, ngoài lực lượng Hải quan làm nhiệm vụ quản lý các hoạt động XK, NK, quản lý các phương tiện, hành lý của hành khách XC, NC, đồng thời có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm sốt ma túy qua biên

giới, cịn có lực lượng Bộ đội biên phịng, Cơng an xuất nhập cảnh và các lực lượng khác. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy muốn đạt hiệu quả cao cần thiết phải có sự phối hợp, phân cơng cụ thể trách nhiệm của lực lượng Hải quan, Bộ độ biên phịng trong cơng tác kiểm sốt ma túy tại cửa khẩu, biên giới, mối quan hệ giữa lực lượng Cảnh sát và lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng trong phối hợp điều tra tội phạm ma túy. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin nghiệp vụ, biết tận dụng những thế mạnh về chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định cho từng lực lượng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, chủ động phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy tại địa bàn cửa khẩu. Ngoài ra, lực lượng Hải quan cần phải phối hợp với chính quyền các cấp ở địa phương, với lực lượng Công an tạo nên một thế trận nhân dân cùng phòng, chống tội phạm ma túy, tuyên truyền, giáo dục quần chúng, vận động quần chúng tham gia giúp đỡ lực lượng Hải quan trong đấu tranh phịng chống bn lậu nói chung và phịng, chống tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, cửa khẩu.

Để thực hiện tốt công tác đấu tranh với tội phạm trong thời gian tới, ngành hải quan cần đề nghị các lực lượng Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển cần thống nhất xây dựng và tham mưu cho lãnh đạo các cấp ban hành “Quy chế phối hợp giữa lực lượng Cơng an, Bộ đội Biên phịng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển” thay thế cho Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh.

Kiến nghị Chính phủ sớm có quy định bổ sung Nghị định 27/2011/NĐ-CP ngày 09/4/2011 để các Hãng hàng không truyền thông tin về hành khách xuất cảnh cho cơ quan Hải quan (hiện nay chỉ mới quy định về truyền thông tin hành khách nhập cảnh).

Về cơng tác phịng, chống ma túy, Cục cũng đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Cơng an, Tài chính, Y tế, Cơng Thương sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế phối hợp kiếm sốt các hoạt hoạt động hợp pháp liên

quan đến ma tuý. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Trung tâm cơ sở dữ liệu về ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tội phạm về ma túy nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng tra cứu thơng tin kịp thời. Theo đó, kết nối mạng cơ sở dữ liệu quản lý tiền chất giữa Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ Y tế để theo dõi, kiểm tra, quản lý tình hình hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần của các doanh nghiệp.

Mặt khác, cần có chế tài xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về xuất nhập khẩu trái phép các loại tiền chất thiết yếu để sản xuất ra ma túy tổng hợp (Ephedrine, Pseudoepherine). Cụ thể, đối với các vụ xuất nhập trái phép tiền chất che giấu trong các lô hàng xuất nhập khẩu hoặc trong hành lý khách xuất nhập cảnh bị bắt quả tang, đề nghị xem xét xử lý hình sự.

Thời gian tới Cục Hải quan TP.HCM cần tăng cường phối hợp với các trường nghiệp vụ của Bộ Công an, gửi cán bộ làm cơng tác kiểm sốt ma túy đi học tập, đào tạo dài hạn và ngắn hạn nghiệp vụ phòng, chống ma túy.

Tăng cường phối hợp các đơn vị của Cục Điều tra chống buôn lậu trong trao đổi thông tin, phối hợp phát hiện, bắt giữ các đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới.

Tội phạm ma túy mang tính quốc tế, tệ nạn ma túy là một hiểm họa tồn cầu, khơng loại trừ một quốc gia nào, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm này cần có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế phòng, chống ma túy. Trong thời gian tới Cục Hải quan TP.HCM cần ưu tiên cho cán bộ làm công tác kiểm sốt ma túy tham gia các khóa đào tạo, tập huấn ở nước ngồi, để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và học tập kinh nghiệm trong các hoạt động này.

- Tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực kiểm sốt ma t cho khơng chỉ đội ngũ cán bộ hải quan làm công tác kiểm sốt mà cho tồn thể cán bộ, công chức.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp từ Cục Hải quan TP.HCM đến các đơn vị cơ sở trong cơng tác phịng, chống ma túy; cơng tác phịng,

chống ma túy luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cục. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong toàn thể cán bộ, cơng chức về cơng tác phịng, chống ma túy nói chung và phịng ngừa tình tình hình tội vận chuyển trái phép ma túy nói riêng. Dù ở bất cứ vị trí cơng tác nào cũng phải nhận thức được tác hại của ma túy và ý thức trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn ma túy thẩm lậu qua biên giới thông qua các cửa khẩu mà do chính lực lượng Hải quan có nhiệm vụ quản lý.

Vai trò Đảng lãnh đạo cho đảng viên, cán bộ trong cơng tác phịng, chống ma túy và ra các nghị quyết để chính quyền (Cục, Chi cục Hải quan,…) tổ chức chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, có đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, cán bộ trong thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong lực lượng Hải quan. Các cấp lãnh đạo trong lực lượng Hải quan Thành phố nêu cao vai trị cơng chức Hải quan về nhiệm vụ phòng, chống ma túy, xây dựng kế hoạch phòng, chống ma túy, tổ chức thực hiện, kiểm tra, khen thưởng và xử lý nghiêm trong cơng tác phịng, chống ma túy.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật cho cơng tác kiểm sốt ma túy và chế độ đãi ngộ:

Tăng cường lực lượng chun trách phịng, chống tội phạm ma túy, bn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới cho Đội Kiểm sốt phịng, chống ma túy thuộc Cục, Đội giám sát và Kiểm soát hải quan thuộc các Chi cục Hải quan. Lực lượng này phải được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ kiểm soát hải quan, các biện pháp trinh sát, điều tra theo thẩm quyền như trinh sát ngoại tuyến, nội tuyến, cơ sở bí mật, đấu tranh chuyên án để thu thập, xử lý thông tin, chuyển giao thông tin, phát hiện kịp thời, bắt giữ, xử lý các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới theo quy định của pháp luật.

Trang bị cho lực lượng kiểm soát ma túy trang thiết bị hiện đại cho tất cả các Chi cục để phát hiện kịp thời các chất ma túy tại các cửa khẩu và địa bàn trọng điểm. Trước mắt trang bị đầy đủ các máy soi hành lý, hàng hóa, hệ thống máy soi hàng hóa, cơng ten nơ tại các cửa khẩu; lắp đặt hệ thống ca mê ra quan sát tại các

cửa khẩu, trang bị va li, thuốc thử ma túy, đặc biệt là máy ngửi ma túy cầm tay, máy soi di động cho tất cả các cửa khẩu. Nhanh chóng kết nối và khai thác được mạng vi tính giữa lực lượng kiểm sốt ma túy Hải quan với các đơn vị khác như Hàng khơng, Bộ đội biên phịng, Cơng an cửa khẩu để nắm tình hình, thu thập thơng tin phục vụ yêu cầu cơng tác kiểm sốt ma túy.

Chế độ đãi ngộ cho lực lượng điều tra chống buôn lậu ma túy: Trước tiên cần có kế hoạch chuyển những cán bộ huấn luyện chó nghiệp vụ từ chế độ làm việc theo hợp đồng lao động sang chế độ cơng chức để có thể ổn định tư tưởng, an tâm cơng tác. Thực hiện chế độ đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, cơng chức cơng tác tại các đơn vị kiểm soát ma túy để họ gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động XK, NK, quá cảnh chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thơng qua việc thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.

Tổ chức rà soát, điều tra cơ bản toàn bộ địa bàn hoạt động hải quan, tập trung thu thập tình hình xuất nhập khẩu ma túy, tiền chất tại những địa bàn, tuyến trọng điểm, đặc biệt chú trọng các lô hàng tiền chất qua cảng biển và cảng hàng khơng quốc tế để có kế hoạch đấu tranh, phịng ngừa. Tiếp tục xây dựng, thực hiện các kế hoạch phịng, chống ma túy; tiến hành cơng tác sưu tra, lập danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hành khách xuất nhập cảnh có mức độ rủi ro cao về mua bán, vận chuyển ma túy để có biện pháp đấu tranh.

3.2.3. Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ

- Triển khai tổ chức thực hiện các biện pháp trinh sát, điều tra theo thẩm quyền

Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát cơ bản quy định tại Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, Quyết định 2005/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2011 của Tổng cục Hải quan về Quy trình kiểm sốt, bắt giữ, xử lý vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma

túy của lực lượng Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan; Cơng văn số 73/TCHQ-ĐTCBL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn tạm thời việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm sốt hải quan, tập trung thu thập tình hình tại những địa bàn, tuyến trọng điểm để có kế hoạch đấu tranh, phịng ngừa phát hiện, bắt giữ những vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới;

Cơng tác kiểm sốt ma túy được xác định có đặc thù riêng, ngồi các biện pháp kiểm tra công khai tại cửa khẩu thì cơng tác điều tra bí mật là rất quan trọng. Hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện, hàng ngàn lượt hành khách xuất nhập cảnh, hàng vạn tấn hàng hóa cần giải phóng nhanh, với biên chế như hiện nay, thiết bị kiểm tra chưa được trang bị hoàn thiện, đầy đủ, phương pháp quản lý rủi ro hàng hóa, thì việc phát hiện một lượng ma túy được cất giấu tinh vi trong các bộ phận của phương tiện vận tải hay trong các công ten nơ, trong các lô hàng thương mại, phi thương mại cồng kềnh là điều rất khó khăn. Vì thế việc tiến hành các hoạt động trinh sát, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở… là bắt buộc và có vai trị hết sức quan trọng, muốn vậy chúng ta phải có lực lượng chun trách có tính ổn định.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phịng, chống và kiểm sốt ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 424/QĐ- TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phịng chống ma túy đến năm 2020; Đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma túy của ngành Hải quan, được phê duyệt bởi Quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 17/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; Chỉ thị số 4550/ CT-TCHQ ngày 02/8/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tăng cường cơng tác đấu tranh phịng, chống ma tuý;

Các đơn vị thực hiện Kế hoạch phòng, chống ma túy của mình; triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Ủy ban nhân dân TP.HCM về cơng tác

chống bn lậu nói chung, cơng tác phịng, chống ma túy nói riêng. Tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng chuyên trách phịng, chống ma túy của Cơng an, Cục Điều tra chống buôn lậu nhằm trao đổi thông tin, kiểm tra các đối tượng nghi vấn.

- Triển khai các biện pháp kiểm tra công khai:

Đây là biện pháp nghiệp vụ cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa XK, NK, phương tiện vận tải XC, NC qua cửa khẩu của lực lượng Hải quan. Thông qua việc kiểm tra công khai tại cửa khẩu, cán bộ hải quan có thể biết về hàng hóa, hành lý, nhằm đối chiếu với các quy định của pháp luật để quyết định việc cho phép xuất, nhập hàng hóa hay không. Thông qua hoạt động này cán bộ Hải quan cịn có thể phát hiện những loại hàng hóa bị pháp luật cấm XK, NK hoặc cấm lưu thông tự do trên thị trường.

Từ trước đến nay việc kiểm tra cơng khai hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải qua cửa khẩu được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Một số cửa khẩu đã trang bị máy soi hàng hóa, hành lý loại nhỏ chủ yếu để kiểm tra hành lý của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH tội vận CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA túy của cơ QUAN hải QUAN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)