1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm được viết năm 1981 và ra mắt công chúng năm 1984, là một vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
- Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
2. Tóm tắt:
Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Mọi rắc rối do hồn Trương ba phải mượn xác hàng thịt bắt đầu xảy ra: lí tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ ... mà bản thân Trương Ba thì phải đau khổ, bất lực vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo.
Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn ra, trong đó, xác hàng thịt khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn Trương Ba.
Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình. Cùng lúc, cu Tị, con một người hàng xóm ốm nặng, sắp chết. Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba cương quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác cho nhà hàng thịt và chấp nhận cái chết.
3. Nội dung:
a/ Các lớp đối thoại và ý nghĩa của chúng:
*. Màn đối thoại giữa hồ Trương Ba với xác hàng thịt:
- Nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, trong sạch phải trú nhờ trong một thân xác thô phàm.
- Linh hồn Trương Ba lệ thuộc và bị xác thịt thô phàm điều khiển, lấn át.
- Xác hàng thịt tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù, ghê gớm của mình, tìm cách khống chế, ve vãn, kêu gọi hồn Trương Ba thoả hiệp bằng những lí lẽ ti tiện.
- Hồn Trương Ba ý thức sâu sắc về sự tha hoá, dằn vặt, đau khổ, tìm cách thoát khỏi xác thịt để tồn tại độc lập.
- Xác hàng thịt khẳng định sự thắng thế của mình: “chẳng còn cách nào khác nữa đâu”.
- Hồn Trương Ba khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ đê tiện của xác hàng thịt nhưng rồi ngậm ngùi, thấm thía nghịch cảnh của mình và nhập vào xác hàng thịt một cách tuyệt vọng.
- Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải chung sống với sự dung tục và bị dung tục đồng hoá.
- Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngự trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch, cao quý của con người.
*. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân.
- Không chỉ bản thân Trương Ba đau khổ mà còn gây đau khổ cho những người thân yêu.
- Vợ Trương Ba đau khổ bỏ đi; con dâu thương cảm, xót thương cho hoàn cảnh của bố chồng; cháu gái phản ứng dữ dội, quyết liệt, không chấp nhận sự tồn tại của ông.
- Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba đã lên đến đỉnh điểm.
- Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn Trương Ba phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt: “không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần”.
=> Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách.
*. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích:
- Hồn Trương Ba không chấp nhận kiểu sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, muốn được là chính mình một cách trọn vẹn.
- Đế Thích ngạc nhiên vì những yêu cầu của Trương Ba.
- Hồn Trương Ba chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”.
- Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh. Sau đó Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.
- Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị vì đó cũng là một cuộc sống “còn khổ hơn cái chết”.
- Đế Thích chấp nhận yêu cầu của Trương Ba với thắc mắc: “con người hạ giới các ông thật kì lạ”
. Quan niệm về sự sống:
- Đế Thích có cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người.
- Trương Ba ý thức sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống: hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
* Màn kết:
- Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch.
- Hoá thân vào cây cỏ, các sự vật thân thưong để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu.
→ Thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp, của cuộc sống đích thực.
b/ Chủ đề tư tưởng:
Thông qua những màn đối thoại của vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đưa ra một quan niệm cao đẹp về cách sống: hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
4. Nghệ thuật:
- Xung đột giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ đắc trưng cho ngôn ngữ kịch.
- Sự kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống. - Chất thơ, chất trữ tình bay bổng.
Câu hỏi:
1. Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt? Qua đó tác giả muốn gởi gắm điều gì?
2. Trước phản ứng của người thân và những rắc rối, bất ổn mà mình phải chịu đựng, Trương Ba có thái độ như thế nào?
3. Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích? Màn đối thoại này toát lên ý nghĩa gi?
4. Theo em vì sao Trương Ba quyết định trả xác hàng thịt, từ chối nhập vào cu Tị và chấp nhận cái chết?
5. Qua đoạn trích của vở kịch, tác giả muốn gởi gắm đến người đọc thông điệp gì? Bài Số phận con ngưòi:
H. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:
1. THUỐC
Lỗ Tấn I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
+ Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
+ Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.