D. MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH THỂ LOẠI KÍ, TUỲ BÚT:
7. Hình tượng nhân vật tôi trong tác phẩm
- Một trí thức gắn bó và có tình yêu thiết tha đến say đắm đối với cảnh và người nơi xứ Huế.
-Nhân vật đã huy động tổng hợp vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, địa lí, lịch sử và văn chương để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông
-Nhân vật tôi nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau: thượng nguồn,trong thành phố Huế, ra ngoại vi thành phố; từ góc độ địa lí, văn hoá, lịch sử,...kết hợp, đan xen điểm nhìn không gian và thời gian...
- Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc....
III- TỔNG KẾT.
- Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của Huế, của tâm hốn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của HPNT về dòng sông Hương-> HPNT xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điểm sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.
B. Câu hỏi:
1/ Sông Hươngvùng thượng nguồn được miêu tả như thế nào? Nét độc đáo của sự miêu tả ấy?
2/ Sông Hương khi gặp kinh thành Huế có nét gì đặc biệt? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện rõ sự đặc biệt ấy?
3/ Ngoài mhững vẻ đẹp của sông Hương như đã thấy, tác giả còn phát hiện sông Hương có những vẻ đẹp nào khác?
4/ Cảm nhận của anh ( chị )về nhân vật tôi trong tác phẩm ( vốn tri thức văn hoá tổng hợp, tình cảm với Huế, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật)?
5/ So sánh cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân với cách tiếp cận sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường..